So sánh ngành học sáng tạo và truyền thống năm 2024

Trong khi đó, Thiết kế đồ họa chính là sự kết hợp giữa chữ viết và hình ảnh, giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ cá nhân, thông qua các thủ pháp đồ họa, phần mềm thiết kế giúp truyền tải thông điệp đến với công chúng thông qua các hình thức đa dạng khác nhau: poster, banner, standee,... Là một nhà thiết kế đồ họa, bạn không chỉ sử dụng thành thạo những công cụ truyền thống như giấy, bút,… trong thiết kế mà còn cần thao tác chuyên nghiệp trên máy tính với các phần mềm đồ họa, để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông đa phương tiện khác ngành Thiết kế đồ họa như thế nào?

Sinh viên học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được tiếp cận với những kiến thức cơ bản về công nghệ đa phương tiện, về kỹ thuật chuyên môn và cảm quan sáng tạo tác phẩm ấn tượng, khả năng lập kế hoạch, lên khung ý tưởng cho các chiến dịch truyền thông và quảng cáo, thiết kế ra những sản phẩm mang tính ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trau dồi kỹ năng viết kịch bản phim, thiết kế đồ họa, xử lý biên tập âm thanh, chỉnh sửa hình ảnh, vận dụng kỹ thuật 3D, 2D để thiết kế ấn phẩm truyền thông, quảng cáo. Tại UEF, người học ngành này còn được đào tạo sử dụng phần mềm thiết kế đồ họa và xây dựng phần mềm máy tính để có thể tạo ra sản phẩm đồ họa. Đào tạo thêm về kỹ xảo điện ảnh, dựng video, phim hoạt hình, trò chơi, website,... đáp ứng được yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo, giải trí hiện đại. Đối với ngành Thiết kế đồ họa, sinh viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về nền tảng nghệ thuật và phương pháp thiết kế, các kỹ thuật ứng dụng và sử dụng công nghệ trong thiết kế đồ họa, xu hướng phát triển các ứng dụng đồ họa trên thế giới,... Sinh viên tốt nghiệp ngành này tại UEF có khả năng kết hợp giữa thiết kế với truyền thông, mỹ thuật, thương mại để đáp ứng tốt những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại. Các bạn sẽ được học những môn chuyên ngành tiêu biểu như: Cơ sở tạo hình, Vật liệu in, Tin học ứng dụng chuyên ngành [Photoshop, Indesign, Illustrator,...], Thiết kế dàn trang, Thiết kế bao bì, Nghệ thuật chữ,..

.jpg] Tại UEF, sinh viên được tạo nhiều điều kiện để khai phá bản thân

Ngoài ra, với môi trường năng động, sáng tạo, mang tính quốc tế cao như UEF, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được tạo nhiều cơ hội để rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cần thiết như làm việc nhóm, làm việc độc lập, giao tiếp, tư duy sáng tạo, khả năng phản biện, sắp xếp kế hoạch, quản lý thời gian,... Nhiều chương trình giao lưu hội thảo, tọa đàm workshop, talkshow, tham quan doanh nghiệp,... sinh viên được tiếp cận thực tế cùng môi trường chuyên nghiệp, doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực. Từ đó, đút kết kinh nghiệm cho bản thân. Đồng thời, chương trình đào tạo song ngữ giúp các bạn cải thiện và phát huy khả năng sử dụng tiếng Anh - chìa khóa để hội nhập trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông đa phương tiện và ngành Thiết kế đồ họa như thế nào?

Ngành Truyền thông đa phương tiện tốt nghiệp ra làm gì? cơ hội việc làm ngành Thiết kế đồ họa như thế nào?,... và nhiều câu hỏi tương tự được đặt ra cho thấy sự quan tâm của các thí sinh đến vị trí công việc của 2 ngành học này. Vậy, sinh viên tốt ngành Truyền thông đa phương tiện và Thiết kế đồ họa thì có thể đảm nhiệm những công việc gì? Trong các vị trí công việc có sự tương đồng nào, các bạn xem thông tin chi tiết sau:

**Bài viết được thực hiện bởi chuyên gia hướng nghiệp Phoenix Ho. Trước khi đọc bài, quý độc giả hãy tìm hiểu và sử dụng bài trắc nghiệm Sở thích nghề nghiệp theo Holland để xác định nhóm sở thích của mình.

Mở đầu

Tổ hợp Kỹ thuật – Nghệ thuật là một tổ hợp rất đặc biệt và gần gũi với trái tim tôi vì một lý do khá cá nhân, con trai của tôi thuộc tổ hợp này. Mỗi khi gặp cha mẹ của các em có đặc tính nghề nghiệp của hai nhóm Kỹ thuật và Nghệ thuật, họ và tôi chuyện trò rôm rả, gật đầu lia lịa vì những đặc tính mang lại cho tụi trẻ hình ảnh có vẻ ‘cá biệt’ trong môi trường giáo dục truyền thống tại Việt Nam.

Có thể nói các bạn trẻ có hai nhóm Kỹ thuật – Nghệ thuật là những bạn ‘khổ sở’ nhất trong môi trường học tập truyền thống. Trừ khi có thêm nhóm Nghiên cứu hay Nghiệp vụ, các bạn này thường bày tỏ rất mạnh mẽ từ rất sớm ước muốn không cần đến trường của họ. Cha mẹ họ mệt mỏi vì cứ phải nhắc nhở họ trong việc làm bài tập tại nhà, học thêm những môn họ yếu, đốc thúc họ siêng học hơn và lo lắng cho nghề nghiệp tương lai của họ.

Tôi viết bài này với hy vọng mở ra một góc nhìn mới về các bạn trẻ thuộc tổ hợp Kỹ thuật – Nghệ thuật. Tôi mong rằng khi chính các bạn trẻ hiểu rõ bản thân hơn, khi được chấp nhận và nuôi dưỡng theo tự nhiên, thì họ sẽ tìm được phương pháp sống và học tập một cách vui vẻ để sau này trở thành những người lao động có ích cho xã hội cũng như phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực họ giỏi và yêu thích.

Tổ hợp Kỹ thuật và Nghệ thuật – Họ là ai?

Trong các bài viết trước về nhóm Kỹ thuật và nhóm Nghệ thuật, tôi có chia sẻ rằng đặc điểm của nhóm Kỹ thuật là bề ngoài trầm lặng, ít thoải mái trong giao tiếp với người lạ, với sở thích và khả năng tự nhiên trong các hoạt động vận động cơ thể, liên quan đến thiên nhiên, động vật hay máy móc, và ưu tiên cho việc học những gì thực tiễn và thực hành được ngay lập tức. Trong khi đó đặc điểm của nhóm Nghệ thuật là mong muốn được tự do thể hiện bản thân, với trí tưởng tượng phong phú, khả năng sáng tạo và lòng yêu thích cái đẹp trong thiên nhiên, con người hay sự vật quanh họ.

Tổ hợp Kỹ thuật và Nghệ thuật – Họ là ai?

Photo by Yaroslav Konyk on Unsplash

Sự kết hợp của một người có đặc điểm của cả hai nhóm này là:

  • Lòng yêu thích tìm hiểu và khả năng thấu hiểu về thiên nhiên, động vật, máy móc, và sự vật quanh họ.
  • Lòng yêu thích tìm hiểu và khả năng trong các hoạt động vận động cơ thể, đặc biệt các hoạt động cần sự khéo léo trong phối hợp tay mắt.
  • Lòng yêu thích tìm hiểu và khả năng thực hiện những ý tưởng sáng tạo bằng sự nhạy cảm của năm giác quan [thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác].
  • Lòng yêu thích tìm hiểu và khả năng thực hiện những ý tưởng sáng tạo bằng sự khéo léo của cơ thể, đôi tay và những ngón tay.
  • Lòng yêu thích tìm hiểu và khả năng học cũng như làm những gì thiết thực, liên quan đến sự khéo léo và mỹ thuật, sự sáng tạo và độc đáo.
  • Nhu cầu cực kỳ lớn trong việc được thể hiện sự độc đáo của bản thân qua cách ăn mặc, để tóc, trang điểm.

Đi kèm với những điểm mạnh trên, một số điểm yếu mà các bạn thuộc hai nhóm này phải học cách đương đầu bao gồm:

  • Thiếu tự tin do không nổi bật trong môi trường học tập truyền thống từ nhỏ.
  • Thiếu khả năng diễn đạt ý tưởng và cảm xúc với người xung quanh đặc biệt là người lạ hay người mà họ cho là đang đánh giá họ.
  • Thói quen đè nén cảm xúc từ nhỏ do thiếu sự cảm thông từ gia đình [thường là do không thích đi học và thói quen im lặng ít chia sẻ] và có thể bị bùng nổ mạnh mẽ ở giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì.
  • Có vẻ ngoài khác người và dễ bị đánh giá bởi những người lớn trong gia đình, trường học, và xã hội.

Nuôi dưỡng theo tự nhiên

Nếu được nuôi dưỡng theo tự nhiên, các bạn trẻ có đặc tính nghề nghiệp của hai nhóm Kỹ thuật và Nghệ thuật sẽ phát triển tài năng của họ từ rất sớm.

Trong suốt giai đoạn trưởng thành từ nhỏ đến tuổi dậy thì, họ cần được người thân xung quanh chú ý những điều sau:

  • Lắng nghe và thông cảm cho ‘nỗi niềm ghét đi học’ của họ. Điều này không có nghĩa rằng cha mẹ sẽ cho họ nghỉ học, nhưng việc được lắng nghe và hiểu vì sao họ không thích đi học sẽ giúp các bạn rất nhiều trong những năm dài cố gắng học hành sau này.
  • Giải thích cho họ hiểu vì sao họ cần phải đi học và rèn luyện những kiến thức có vẻ không thực tế như học toán đại số hay các lý thuyết khô khan khác. Cùng lúc ấy, không ép họ học thêm quá nhiều và cho phép họ không cần phải đạt điểm cao trong những môn học họ thấy quá khó khăn [đặc biệt các môn quá nhiều lý thuyết và ít thực hành].
  • Động viên, khen ngợi, và thật lòng đánh giá cao năng lực tự nhiên của họ trong lĩnh vực liên quan như thể dục – thể thao, trình diễn [múa, hát, nhảy, chơi nhạc cụ, v.v.], sáng tạo mỹ thuật [vẽ, chụp hình, quay phim, v.v.], sáng tạo ngôn ngữ [viết, nói, v.v.].
  • Cho phép họ học và tham gia những hoạt động ngoại khoá trong lĩnh vực họ yêu thích như thể dục – thể thao, trình diễn [múa, hát, nhảy, chơi nhạc cụ, v.v.], sáng tạo mỹ thuật [vẽ, chụp hình, quay phim, v.v.], sáng tạo ngôn ngữ [viết, nói, v.v.].
  • Cho phép họ được tự do quyết định trong một số việc [như chọn quần áo, trang điểm, để tóc, thời gian đi chơi, v.v.], cho phép được tự do bày tỏ cá tính và sở thích trong một số khung giờ [ví dụ, chiều thứ 7 muốn làm gì thì làm] và một số không gian [ví dụ, họ muốn bày biện lộn xộn như thế nào trong phòng riêng của họ đều được, miễn là phải dọn dẹp mỗi ngày Chủ Nhật là được].
  • Thấu hiểu về sự khác biệt của họ với bạn bè xung quanh và đặc biệt là không so sánh họ với ai [khen cũng như chê].
  • Giúp họ tập diễn đạt cảm xúc và ý tưởng qua lời nói từ khi còn nhỏ; giúp họ từ từ tăng kỹ năng giao tiếp với người lạ thay vì ép họ; giúp họ thực hành điều chỉnh cảm xúc bằng kỹ năng tư duy logic. Ví dụ, trao đổi hàng ngày, kể chuyện, đọc sách chung, để từ từ giúp các bạn tập phân tích và hiểu các vấn đề hay con người qua một lăng kính khác cảm xúc.
  • Không la mắng quá mức khi họ chơi game điện tử và giúp họ kiểm soát thời gian sử dụng máy vi tính hay điện thoại bằng cách rủ họ chơi thể thao, vận động, các trò chơi gia đình như Cờ Tỷ Phú, Mèo Nổ, Ma Sói, Cờ Vua, v.v.

Cơ hội nghề nghiệp

Theo Mạng nghề nghiệp của Mỹ [Onet], một số công việc phù hợp cho những người có hai nhóm Kỹ thuật và Nghệ thuật:

  • Nhóm ngành thuộc khối Thủ công và liên quan: Nghệ nhân đồ gỗ nội thất, Nhà thiết kế hoa, Nghệ nhân kim hoàn, Thợ may, Thợ sửa chữa nhạc cụ, Nghệ nhân thủ công, Đầu bếp, Nhà sản xuất rượu, Thợ gốm, Nhà điêu khắc, Chuyên viên trang điểm.
  • Nhóm ngành thuộc khối Nghệ thuật ứng dụng [thị giác]: Nhà tạo mẫu vải và trang phục, Nhiếp ảnh gia, Kiến trúc sư hàng hải, Kiến trúc sư cảnh quan, Nhà thiết kế đồ hoạ, Nhà thiết kế công nghiệp, Nhà thiết kế khu triển lãm.
  • Nhóm ngành thuộc khối Nghệ thuật sáng tạo và trình diễn: Người mẫu, Vũ công.
  • Nhóm ngành khác: Kỹ thuật viên bảo tàng, Kỹ thuật viên âm thanh, Kỹ thuật viên quay phim.

Trên đây chỉ là một số ít ví dụ nghề nghiệp có thể phù hợp với những người thuộc hai nhóm Kỹ thuật và Nghệ thuật. Các bạn trẻ và gia đình hãy lưu ý rằng còn rất nhiều ngành nghề khác có thể rất phù hợp tuỳ thuộc vào nhóm đặc điểm tính cách thứ ba. Ví dụ, nếu có thêm nhóm Nghiên cứu, một ngành nghề mà họ có thể theo đuổi là Nhà địa lý học. Hoặc nếu có thêm nhóm Xã hội, một ngành nghề khác mà họ có thể tìm hiểu là Nhà tự nhiên học. Cuối cùng, khi trải nghiệm, thay vì để ý tên ngành nghề, bạn hãy để ý các đặc tính của ngành nghề ấy sao cho chúng phù hợp với đặc tính của hai nhóm Kỹ thuật và Nghệ thuật là được.

Tôi phải thú thật rằng đây là bài viết mất nhiều thời gian nhất trong tất cả các bài viết dành cho các nhóm Holland từ trước đến nay. Lý do là trong lúc viết tôi cứ lo mình không diễn đạt chính xác ý tưởng, chưa trình bày được những quan sát quan trọng nhất của hai nhóm này. Tôi mong ước rằng các bạn trẻ thuộc hai nhóm này và gia đình của họ chấp nhận, nuôi dưỡng, trải nghiệm, để phát triển dựa trên những điểm mạnh tự nhiên. Như tôi đã nói ở trên, đây là nhóm ‘khổ sở’ nhất trong môi trường học tập truyền thống. Do đó, càng hiểu và chấp nhận điều này, các bạn trẻ và gia đình sẽ càng an lòng để tin rằng trong thế giới nghề nghiệp này luôn có chỗ đứng cho họ.

Nội dung trích lược từ: Hướng nghiệp cho con có cả hai thiên hướng mâu thuẫn: Quản lý và Nghiên cứu của RMIT & Cha Mẹ

Chủ Đề