So sánh ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt

Cách đọc

1Âm tiết

Tiếng Việt:

Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm.

Ngôn ngữ đơn âm có nghĩa là mỗi một từ tiếng Việt là một âm tiết, một tiếng, một khối hoàn chỉnh trong phát âm.

Ví dụ:

Tôi là một giáo viên.

Sẽ được đọc rõ ràng từng từ là “Tôi” “là” “một” “giáo” “viên“

Tiếng Anh:

Trong khi đó, tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm. Điều này có nghĩa, nhiều từ trong tiếng Anh không được cấu tạo từ 1 âm tiết, mà từ nhiều âm tiết.

Ví dụ:

I am a teacher.

/aɪ æm əˈtiːʧə /

Hai câu ví dụ trên đều có cùng ý nghĩa nhưng ở câu tiếng Việt mỗi từ là một âm tiết tách rời, cả danh từ “giáo viên” cũng được đọc tách ra thành 2 từ hoàn toàn riêng biệt là “giáo” và “viên”. Ở ví dụ tiếng Anh, “teacher” là một từ duy nhất và được đọc thành 2 âm tiết ˈtiːʧəkhông tách rời mà nối với nhau.

Nhiều người có thói quen đọc tiếng Anh như đọc tiếng Việt, tức là đối với các từ tiếng Anh có nhiều âm tiết cũng bị chia nhỏ thành từng tiếng tách rời, đều bắt nguồn từ sự khác biệt này.

2 Trọng âm

Tiếng Việt:

Do tính chất đơn âm của tiếng Việt nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm.

Như trong câu ví dụ “Tôi là một giáo viên” mỗi từ được đọc rõ ràng như nhau: Tôi = là = một = giáo = viên.

Hãy tra từ để biết trọng âm của từ.

Tiếng Anh

Ngược lại, trong tiếng Anh, những từ đa âm tiết thường có một hoặc vài trọng âm. Việc đọc đúng trọng âm sẽ quyết định khả năng người khác có nghe hiểu đúng hay không.

Ví dụ từ “teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào âm tiết đầu như sau ˈtiːʧ ə

Cả câu “I am a teacher” sẽ được đọc nhấn mạnh vào danh từ “I” và “teacher” và động từ “am”, từ “a” sẽ gần như bị lướt qua.

I am ateacher

/aɪ æm əˈtiːʧə/

Có rất nhiều từ trong tiếng Anh chỉ cần đọc sai trọng âm thì người nghe sẽ hiểu ra một nghĩa khác.

Ví dụ với từ “present” gồm 2 âm tiết

Nếu nhấn mạnh vào âm tiết đầu sẽ được đọc là /ˈprez.ənt/ là danh từ mang nghĩa là món quà, hiện tại

Nếu nhấn mạnh vào âm tiết sau sẽ được đọc là /prɪˈzent/ là động từ mang nghĩa là giới thiệu, thuyết trình…

Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng. Vì thói quen nói tiếng Việt mà chúng ta nhiều khi bỏ qua việc nhấn trọng âm này.

3 Dấu và ngữ điệu

Tiếng Việt:

Tiếng Việt có dấu [tonal language]. Cụ thể trong tiếng Việt có 6 dấu hay 6 thanh khác nhau. Cũng giống như trong tiếng Trung, việc thay đổi dấu hay thanh sẽ làm thay đổi nghĩa của từ.

Ví dụ:

La – Là – Lá – Lạ – Lả – Lã có nghĩa hoàn toàn khác nhau

Việc có dấu hay có thanh cũng khiến cho tiếng Việt được cho là có giai điệu “như hát” theo lời nhận xét của rất nhiều người nước ngoài.

Tiếng Anh:

Tiếng Anh không có dấu nhưng có trọng âm và ngữ điệu [intonation]. Có một số quy tắc về ngữ điệu trong tiếng Anh [Luyện nói tiếng Anh tự nhiên với ngữ điệu] nhưng nhìn chung, việc thay đổi ngữ điệu và thay đổi trọng tâm của câu giúp thể hiện thái độ và ý định của người nói.

Ví dụ:

You don’t like her!

=> Việc lên giọng cuối câu thể hiện sự ngạc nhiên, sửng sốt.

Khi nhấn mạnh vào “don’t” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại có thể KHÔNG thích cô ấy được cơ chứ”

Khi nhấn mạnh vào “her” thể hiện sự ngạc nhiên “tại sao lại không thích CÔ ẤY được cơ chứ”

4 Mối liên hệ giữa chữ viết và cách đọc

Tiếng Việt:

Trong tiếng Việt, mỗi chữ cái chỉ có một cách phát âm. Do vậy, khi viết được từ thì chúng ta có thể biết được cách đọc của từ đó.

Tiếng Anh:

Ngược lại, trong tiếng Anh các chữ cái trong các từ khác nhau có thể được đọc rất khác nhau và các chữ cái hoàn toàn khác nhau trong các từ khác nhau lại được đọc giống nhau.

Ví dụ:

Ape – App

/eɪp/ – /æp/

[Con khỉ đột – Ứng dụng di động]

Cùng là chữ “a” nhưng trong hai từ trên được đọc hoàn toàn khác nhau.

Garage – Vision

/ɡə’rɑʒ/ – /’vɪʒən/

[Ga-ra để xe – Tầm nhìn]

Chữ “g” và “s” lại được đọc giống nhau là “ʒ”

Thật thú vị phải không nào! Đây là lí do mà chúng ta thường hay lúng túng khi gặp một từ mới tiếng Anh vì không biết phải đọc như thế nào. Giải pháp cho bạn chính là hãy nhớ tra từ điển để xem phiên âm của từ. Hoặc bạn cũng có thể chọn một cách đơn giản hơn là cài đặt eJOY eXtension vào trình duyệt Chrome để tra được từ vựng mới mọi lúc mọi nơi, tra được cách đọc và NGHE được cả cách đọc từ vựng đó.

Tải eJOY eXtension miễn phí!

Trong video dưới đây bạn có thể thấy sự khác biệt giữa cách đọc chữ “a” trong hai từ “ape” và “app” và lý do vì sao không nên nhầm lẫn giữa hai cách đọc này:

5 Nguyên âm

Tiếng Việt có không phân biệt rõ ràng cách đọc cho các nguyên âm đơn ngắn trong khi tiếng Anh có cách đọc nguyên âm đơn ngắn và dài. Việc đọc sai các nguyên âm đơn ngắn – dài có thể khiến người nghe hiểu sai nghĩa dẫn tới hiểu sai ý muốn truyền đạt.

Ví dụ:

Sheep – Ship

p/ – /ʃɪp/

[Con cừu – Tàu biển]

Heat – Hit

/ht/ – /hɪt/

[Sức nóng – Cú đánh, cú va chạm]

Hãy xem đoạn video sau để thấy được mức độ “nghiêm trọng” nếu đọc không đúng nguyên âm ngắn và dài nhé:

Hãy nhớ tra từ để xác định nguyên âm đó là ngắn hay dài để tránh những hiểu lầm tai hại như trong video trên nhé.

6 Phụ âm

Tiếng Việt:

Các phụ âm chỉ đứng ở đầu hoặc cuối từ. Chúng ta thường chỉ đọc phụ âm khi chúng đứng ở đầu từ. Khi đứng cuối từ, các phụ âm thường kết hợp với nguyên âm ở trước nó để tạo ra một âm mới như “o+n=on” trong “con” và khi đọc chúng ta không đọc phụ âm cuối.

Tiếng Việt có 11 trường hợp các phụ âm đứng cạnh nhau để tạo thành một phụ âm ghép mới và có cách đọc được quy định như sau [theo wikipedia]

c+h=ch đọc là c khi đứng ở đầu từ, đọc giống k khi đứng cuối từ

n+h=nh đọc là ɲ

p+h=ph đọc là f

g+h=gh đọc là ɣ [giống như “g”] như trong từ

k+h=kh đọc là x

t+h=th đọc là

t+r=tr đọc là ʈ

n+g=ng đọc là ŋ hoặc ŋm khi đứng ở cuối câu

n+g+h=ngh cũng đọc là ŋ

g+i=gi đọc là j

q+u=qu đọc là k

Tiếng Anh:

Các phụ âm có thể đứng ở đầu, cuối và giữa của từ. Và chúng ta cần phát âm rõ tất cả các phụ âm đó.

Ví dụ:

English [tiếng Anh] sẽ cần đọc rõ là eNGLiSH /ˈɪŋglɪʃ/

Necklace [vòng cổ] sẽ cần đọc rõ Necklace /nɛklɪs/

Đặc biệt, việc phát âm rõ các phụ âm cuối rất quan trọng để nhận biết và phân biệt các từ.

Ví dụ:

Why /waɪ/ – tại sao

Wife /waɪf/ – người vợ

Wine /waɪn/ – rượu vang

White /waɪt/ – màu trắng

Nếu bạn bỏ qua các phụ âm cuối thì tất cả các từ trên đều nghe như là /waɪ/ và nghĩa của các từ sẽ bị lẫn lộn với nhau.

Chính bởi thói quen nói tiếng Việt nên khi nói tiếng Anh chúng ta cũng thường không chú ý tới các phụ âm cuối dẫn đến người nghe không hiểu được chúng ta nói gì, bản thân chúng ta cũng bị bối rối giữa các từ nghe giống nhau như ví dụ trên. Thêm vào đó, việc bỏ qua phụ âm cuối còn làm ảnh hưởng tới ngữ điệu tiếng Anh bởi bạn đã bỏ qua một yếu tố để nối âm luyến láy rồi.

Tiếp theo, hãy xem sự khác biệt về ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ Anh và Việt nào:

Những sự khác nhau ngữ pháp tiếng Anh và tiếng Việt phổ biến

Thì [Tenses] – Khác biệt ngữ pháp giữa tiếng Anh và tiếng Việt

Sự khác nhau về thì tiếng Anh và tiếng Việt:

Tiếng Anh

Tiếng Anh được chia làm ba thì chính là hiện tại, quá khứ và tương lai.

Thì hiện tại được chia làm 4 thì nhỏ bao gồm thì hiện tại đơn, thì hiện tại tiếp diễn, thì hiện tại hoàn thành, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Thì quá khứ được chia làm 4 thì nhỏ bao gồm thì quá khứ đơn, thì quá khứ tiếp diễn, thì quá khứ hoàn thành, thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn.

Thì tương lai được chia làm 4 thì nhỏ bao gồm thì tương lai đơn, thì tương lai tiếp diễn, thì tương lai hoàn thành, và thì tương lai hoàn thành tiếp diễn.

Tiếng Việt

Trong tiếng Việt, khái niệm chia thì [conjugation] không tồn tại. Người nghe hiểu được mốc thời gian đang được nhắc đến thông qua ngữ cảnh thay vì là ngữ pháp của động từ.

Ví dụ: khi diễn tả hành động ‘làm bài’ trong quá khứ

Tôi đã làm bài tập rồi.

Tôi làm bài tập vào hôm qua.

Ở ví dụ [1], chữ “đã” đóng vai trò thể hiện thì quá khứ, tuy nhiên ờ ví dụ [2], từ “đã” không được sử dụng nhưng người nghe vẫn ngầm hiểu được hành động đang nhắc đến là trong quá khứ dựa vào ngữ cảnh “hôm qua”.

Tuy nhiên, người nước ngoài khi học tiếng Việt sẽ được hướng dẫn quy tắc cơ bản để diễn tả “thì” như sau:

Hiện tại: Chủ ngữ + động từ

Ví dụ: Tôi chơi đá banh

Quá khứ: Chủ ngữ + đã + động từ

Ví dụ: Tôi đã chơi đá banh

Tương lai: Chủ ngữ + sắp/ sẽ + động từ

Ví dụ: Tôi sẽ chơi đá banh.

Đúc kết:

  • Qua đó có thể thấy rằng việc chia thì ở tiếng Anh là bắt buộc, trong khi đó, trong tiếng Việt, khái niệm chia thì không tồn tại và thông thường ‘thì’ được nhắc đến sẽ ngầm hiểu nhờ vào ngữ cảnh.

  • Việc chia thì trong tiếng Anh gắn liền với một khái niệm gọi là Inflectional Morphemes [hình vị hạn chế]. Ví dụ về hình vị hạn chế như -ed, -ing, -s, -es,…

Đọc thêm: Các quy tắc về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ trong Tiếng Anh

Ví dụ: Khi chia thì động từ từ thì hiện tại về quá khứ, quy tắc chung [trừ trường hợp đặc biệt] là thêm hình vị -ed vào động từ nguyên mẫu.

  • Play -> played

  • Kick -> kicked

Chính vì sự tồn tại của những hình vị trong tiếng Anh, học viên người Việt trình độ sơ cấp và trung cấp có xu hướng quên chia động từ về thì quá khứ.

Ví dụ: I go to school with my friends yesterday.

My brother gives me a nice present on my last birthday.

  • Bên cạnh đó, việc chia chính xác tổng cộng 12 thì trong tiếng Anh cũng gây trở ngại không nhỏ đối với học viên có ngôn ngữ mẹ đẻ không có hệ thống phân chia các thì chi tiết.

Ví dụ 1: Khi diễn tả về việc đã học tiếng Anh trong vòng hai năm

Tiếng Việt: Tôi học tiếng Anh được 2 năm rồi.

Tiếng Việt không phân chia giữa thì hiện tại đơn và hiện tại hoàn thành. Chính vì vậy, khi viết câu này sang tiếng Anh, nhiều học viên sẽ mắc lỗi sai như sau:

Ví dụ 2: Khi diễn tả về hành động tốt nghiệp được hoàn thành trong tương lai

Tiếng Việt: Tôi sẽ tốt nghiệp [xong] đại học vào năm tôi 22 tuổi.

Tiếng Việt không yêu cầu sự phân chia giữa tương lai đơn [Future tense] và tương lai hoàn thành [Future perfect]. Do đó, khi viết câu này sang tiếng Anh, nhiều học viên sẽ mắc lỗi sai như sau:

I will graduate from university by the age of 22.

Sửa lại: I will have graduated from university by the age of 22.

Mạo từ [Articles]

Mạo từ được chia ra làm 2 loại là mạo từ xác định [Definite article] gồm The và mạo từ bất định [Indefinite Article] gồm A/ An.

Trong khi đó, tiếng Việt không yêu cầu sự xuất hiện của mạo từ a/an/ the trước danh từ.

Ví dụ 1: Mẹ tôi là bác sĩ.

Khi chuyển sang tiếng Anh, nhiều học viên, dưới ảnh hưởng của tiếng Việt mà lược bỏ đi mạo từ “a”.

Ví dụ 2: Buổi tiệc đám cưới được thực hiện ở nhà hàng sang trọng.

“Buổi tiệc” trong ví dụ 2 chỉ là một danh từ chỉ đối tượng cụ thể nhưng trong tiếng Việt, mạo từ không được sử dụng để thể hiện điều đó. Vì vậy, khi chuyển sang tiếng Anh, nhiều học viên sẽ mắc lỗi như sau.

Wedding party is held in a luxurious restaurant.

Sửa lại: The wedding party is held in a luxurious restaurant.

Key takeaways

I.Sự chuyển ngôn ngữ mẹ đẻ vào sự tiếp thu một ngoại ngữ hai diễn ra khi thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ có sự tác động đến cách ngôn ngữ thứ hai được hình thành. Một trong những sự chuyển đổi diễn ra ở mặt cú pháp học.

II.Những sự tương đồng trong cấu trúc câu giữa tiếng Việt và tiếng Anh tạo điều kiện thuận lợi cho viết câu

Một số cấu trúc tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh, xét trên thứ tự các thành phần câu, bao gồm:

  1. Cách thành lập câu khẳng định với Chủ ngữ + động từ + tân ngữ

  2. Vị trí trạng từ cách thức và động từ

  3. Cách thành lập danh từ bằng giới từ

III.Những sự khác biệt trong cấu trúc câu giữa tiếng Việt và tiếng Anh là một trong những nguyên nhân của các lỗi sai ngữ pháp

Một số cấu trúc tương đồng giữa tiếng Việt và tiếng Anh bao gồm:

  1. Vị trí danh từ và tính từ trong cụm danh từ

  2. Cách sử dụng thì

  3. Mệnh đề quan hệ

IV.Dựa trên sự tương đồng và khác biệt trong cấu trúc giữa các ngôn ngữ, người học có thể tận dụng sự tương đồng để giảm bớt khó khăn trong viết và nói ngôn ngữ thứ hai. Người dạy có thể tận dụng đặc điểm này để có những biện pháp hỗ trợ người học một cách phù hợp.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề