Soạn Giáo an hướng dẫn trẻ chơi trò chơi học tập chủ de gia đình

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

*Trò chơi vận động: Về đúng nhà.

*Trò chơi học tập:  Nhà bé ở đâu.

*Chơi tự do

I. Mục tiêu yêu cầu:

- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Về đúng nhà” và trò chơi “Nhà bé ở đâu”

- Trẻ biết quan sát chạy nhanh để về nhà đúng, suy nghĩ liên hệ dùng ngôn ngữ để diển đạt và trả lời câu hỏi của cô.

- Giáo dục trẻ biết yêu quí ngôi nhà của mình, nhớ địa chỉ nhà của mình để không bị lạc đường, không xô đẩy bạn khi chơi, biết nhặt lá cây khô bỏ vào đúng nơi qui định để giữ môi trường xanh, sạch.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Ngoài sân.

- TG: 30-35 phút.

- Hai vòng tròn làm hai ngôi nhà ở hai vị trí khác nhau.

- Nhiều lá cờ có màu sắc khác nhau, mũ chớp, tờ giấy có ghi tên, địa chỉ số nhà của mỗi cháu.

- Chong chóng, dây thun, phấn…

III. Tiến hành:

* Hoạt động 1: TCVĐ “Về đúng nhà”

- Cho cả lớp hát bài ”Nhà của tôi”

- Các bạn vừa hát bài hát gì?.

- Bài hát nhắc đến những gì?

- bạn có yêu ngôi nhà của mình không?

- Vậy gia đình các bạn gồm có những ai?

Với chủ đề nhánh ”ngôi nhà của bé” hôm nay cô sẽ cho các bạn chơi trò chơi vận động ” Về đúng nhà”

Để chơi được trò chơi này các bạn lắng nghe cô nói luật chơi và cách chơi nghe!

- Luật chơi: Bạn nào về đúng nhà theo qui định sẽ bị ra ngoài 1 lần chơi.

- Cách chơi: Chia trẻ ra làm hai nhóm và đứng theo đúng giới tính của mình. Khi cô hô hiệu lệnh “buổi sáng” thì tất cả đi ra khỏi nhà. Khi cô nói “ buổi chiều” thì các bạn chạy nhanh về nhà mình, ai nhầm nhà là thua cuộc, khi trẻ về nhà thì cô hỏi vì sao trẻ đứng trong nhà này.

+ Tổ chức cho trẻ chơi thử 1 lần. Chơi thật vài lần. Các lần sau cho trẻ đổi nhà với nhau và “buổi sáng” thì bạn trai chạy về nhà bạn gái, bạn gái chạy về nhà bạn trai.

+ Các bạn vừa chơi trò chơi gì?

+ Nhận xét giáo dục trẻ khi chơi không chen lắng xô đẩy nhau.

* Hoạt động 2: TCHT “Nhà bé ở đâu”

Các bạn vừa chơi trò chơi về đúng nhà rất giỏi vậy để các bạn nhớ được địa chỉ nhà của các bạn trong lớp mình qua trò chơi “Nhà bé ở đâu”.

- Luật chơi: Bạn đóng vai bé bị lạc đường phải nói được địa chỉ nhà tên cha mẹ…

- Cách chơi: Cô đàm thoại và tạo tình huống trẻ bị lạc đường và nói xem nhà mình ở đâu để chú cảnh sát dẩn về đúng nhà theo địa chỉ.

 + Các bạn cảm thấy thế nào khi bị lạc đường?

 + Ai có thể giúp các bạn tìm được đường về nhà?

 + Các bạn nói thề nào để chú công an biết về nơi ở của mình?

 + Cha mẹ con tên là gì?

Cô hướng dẩn gợi ý để cháu trả lời:

+ Các bạn nghỉ rằng chú công an có thể giúp không?

+ Các bạn nói gì với chú công an về nơi ở gia đình mình?

- Tổ chức cho trẻ đóng vai chú công an và một trẻ đóng vai em bé bị lạc đường.

Cho trẻ chơi vài lần.

- Cô vừa cho các bạn chơi gì?

- Nhận xét trò chơi, giáo dục trẻ biết về địa chỉ nhà của mình, nhớ tên bố mẹ và số điện thoại để không bị lạc đường.

* Hoạt động 3: Chơi tự do

- Ngoài 2 trò chơi trên cô còn 1 trò chơi với rất nhiều đồ chơi như: Phấn, chong chóng, dây…và một số trò chơi dân gian.

- Cô giới thiệu và hướng dẫn trẻ chơi một số trò chơi dân gian: Chi chi chành chành, nhảy dây, lộn cầu vồng, xoay đĩa…cho trẻ tự chọn trò chơi mà mình thích và kết bạn để chơi.

- Ngoài các trò chơi dân gian cô còn có đồ chơi ngoài trời, cô đố các bạn đó là những đồ chơi nào?

+ Khi chơi cầu tuột, xích đu... thì các bạn chơi như thế nào?

+ Các bạn nghĩ xem nếu có bạn leo từ cầu tuột lên và một bạn đang tuột xuống thì sẽ xảy ra chuyện gì?

+ Khi bạn đang chơi xích đu thì các bạn có được lại gần không? Vì sao?

- Cô còn làm rất nhiều đồ chơi nữa các bạn xem đây là những đồ chơi gì?

+ Chong chóng thì chơi thế nào?

- Vậy các bạn muốn chơi gì thì lấy và chơi cùng bạn nhé!

- Cô quan sát và giáo dục trẻ chơi nhẹ nhàng, an toàn, không xô đẩy bạn và không giành đồ chơi của bạn. Biết nhặt lá khô để đúng nơi qui định để cho sân chơi sạch đẹp và rửa tay thật sạch sau khi nhặt lá.


* Kết thúc giờ chơi: Cô tập trung trẻ lại và nhận xét quá trình chơi của trẻ, nhận xét cá nhân.

CHỦ ĐỀ 3: GIA ĐÌNH

[TGTH: 2 tuần, từ 11/10 - 23/10 /2021]

I. MỤC TIÊU

1. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:

- Trẻ nhận biết phân loại được một số đ/d thông thường theo chất liệu và công dụng

- NB con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 7.

- Trẻ biết tên, tuổi, sở thích các thành viên trong gia đình [ông, bà, bố, mẹ, anh, chị…] mối quan hệ giữa các thành viên và một số công việc hàng ngày.

- Biết địa chỉ nơi ở, các kiểu nhà khác nhau.

- Biết tên công dụng, chất liệu, đ/d trong gia đình.

- NB phát âm đúng u, ư số từ 1 đến 7.

- Thuộc thơ, nhớ nội dung.

2. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:

- Trẻ nhận ra được sắc thái, biểu cảm của lời nói khi vui buồn, tức giận ngạc nhiên, sợ hãi.

- Trẻ nói rõ ràng đủ câu.

- Phát âm chính xác u, ư

- Đọc thơ diễn cảm.

- Trả lời tốt các câu hỏi.

3. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ:

- Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát.

- Tô màu về gia đình, đồ dùng gđ đẹp, hợp lý.

- Trẻ biết tô vẽ về người thân

- Nhận ra vẻ đẹp tình thân ái trong quan hệ họ hàng

- Biết vẽ, cắt dán đồ dùng gia đình.

4. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

- Trẻ có kỹ năng bò, trườn, bật, ném.

- Tập đúng các bài tập thể dục.

- Bật xa tối thiểu 50 cm.

- Kể tên thức ăn cần có.

5. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM QUAN HỆ XÃ HỘI:

- Thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc

- Thể hiện sự an ủi và chia sẻ với người thân, bạn bè

- Lắng nghe ý kiến của người khác

- Kính trọng người lớn, nhường em nhỏ.

  • Lưu ý: Thực hiện HQ các nội dung GD để đạt được các mục tiêu đề ra. Trong các hoạt động hàng ngày của trẻ tích hợp các NDGD trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Rèn các kỹ năng sống cho trẻ GDPT các kỹ năng tình cảm xã hội” phù hợp vói các đặc điểm từng hoạt động của lớp. 

 II: MẠNG NỘI DUNG.

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

            TGTH: 2 tuần.

Từ 11/10 đến 23/10/2021

GIA ĐÌNH CỦA BÉ

                [1 tuần]

            [11/10 đến 16/10/2021]

    
 
  
 

ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH CỦA BÉ

                 [1 tuần]

       [11/10 đến 22/10/2021]

 
 

 III: MẠNG HOẠT ĐỘNG

PT THỂ CHẤT.

Thể dục:

-Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm

-Trườn sấp kết hợp trèo qua ghê TD.

PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

1. LQVH: Thơ: Thương ông,

Truyện: Hai anh em.

2. LQCC: LQ u, ư

-Trò chơi: u, ư

-Tập tô u, ư

PHÁT TRIỂN TCQHXH.

PV: Mừng sn mẹ, Bác sỹ, XD: Trang trại nhà em, Bệnh viện,

TN: Chăm sóc rau,

GD: cờ lúa ngô, chi chi chành chành,

PTTCQHXH

Thiets kế ngôi nhà

KNS:Dạy trẻ không đi theo người lạ

CHỦ ĐÌNH: GIA ĐÌNH

                  TGTH: 2 tuần.

   Từ 11/10 đến 22/10/2021

       PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.

1. LQVT

- Chia nhóm có số lượng 7 thành 2 phần

-NB, sự hơn kém về số lượng trong pv7

2. TCHT: Cái túi kỳ lạ

-Xếp u, ư - gđ ngăn nắp-Xếp đ/d người thân-.Nối số lượng.

         PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.

1.GDAN:- Dạy hát: "Ông cháu"

 Nghe hát :"Ru con"

 T/C:Nghe tiếng hát tìm đồ vật.

2.Tạo hình: Vẽ cái xoong, nồi, Cắt dán ngôi nhà từ các hình học

3. Góc NT: Nặn búp bê , Vẽ về mẹ, Nặn gđ búp bê , Nặn cái bát, Vẽ đồ dùng GĐ

 
 

IV:KẾ HOẠCH TUẦN :

TUẦN THỨ 6:Gia đình của bé

Thời gian thực hiện từ ngày 11/10/2021 - 16/10/2021

STT

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ.

TDS- điểm danh

* Điểm danh: Cô đón trẻ vui vẻ, niềm nở tạo cảm giác an toàn cho trẻ.Trò chuyện với trẻ về mọi người trong gia đình.

- Cho trẻ chơi theo ý thích.

- Gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh  về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ

- Hướng dẫn học sinh, phụ huynh rửa tay diệt khuẩn, đeo khẩu trang để phòng dịch.

*TDS:

1: Động tác hô hấp [ bao gồm động tác hít vào và thở ra ]

2: Động tác tay và bả vai [ đánh chéo hai tay ra hai phía trước, sau ]

3: Động tác cơ lưng và bụng [ nghiêng người sang bên ]

4: Động tác chân [đưa chân ra các phía ]

5: Động tác bật [ Bật sang 2 bên]

BTKH: “ Cả nhà thương nhau ” [ Thứ 3- Thứ 5]

Hoạt động học

 PTTM:

GDAN

Dạy hát :Ông cháu-Nghe hát :Ru con-T/C: Nghe tiếng hát tìm đv

  PTNN: LQCC

LQ: U, Ư

    PTTC.

TDKN

Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua 5 hộp cách nhau 60 cm

   PTNT.

LQVT

Nhận biết sự hơn kém về số lượng trong phạm vi 7

 PTNN.

LQVH

Truyện:Hai anh em

PTTCQHXH

STEAM

Thiết kế ngôi nhà

Hoạt động  góc.

* Góc PV: Mừng sn mẹ:

- Gđ tổ chức sn mẹ.Trẻ làm bánh, cắm hoa, nấu những món ăn ngon để tổ chức sn mẹ, trẻ múa hát thổi nến..

* Góc XD: Trang trại nhà em:

- Cô hướng dẫn trẻ xây dựng  xung quanh có hàng rào, cổng ra vào, bên trong xây chuồng nuôi lợn, gà, vườn trông rau, hoa, cây ăn quả

* Góc HT

- Cái túi kỳ lạ: Trẻ cho tay vào túi xem lấy được ảnh của ai, kể tên, sở thích người trong ảnh.

- Xếp u, ư:Trẻ dùng hột hạt để xếp u, ư xếp xong đọc chữ đó.

* Góc NT:

- Nặn búp bê:Trẻ dùng đất nặn, nặn đầu, mình, chân, tay, gắn các bộ phận thành búp bê

-Vẽ về mẹ: Trẻ vẽ về mẹ của mình theo ý tưởng

*Góc DG: Chi chi chành chành .Trẻ chơi theo nhóm

*Góc TN: Chăm sóc rau: Cô HD cho trẻ  hàng ngày tưới nước cho cây

Chơi ngoài trời

QS:

 Bộ cốc chén

TC: Cáo và thỏ.

QS:cái xoong

TC:Mèo đuổi chuột

QS: Cái ấm

TC:Rồng rắn.

QS:

Ti vi

TC:Mèo đuổi chuột

QS:Bộ bàn ghế

TC: Kéo co.

QS:

 Bộ cốc chén

TC: Cáo và thỏ.

VS-ăn ngủ.

- Cô cho trẻ rửa chân tay, kê bàn ghế ngồi vào bàn ăn, động viên trẻ  ăn hết xuất, trò truyện với trẻ về món ăn,cách chế biến.

- trẻ ăn xong lau miệng , uống nước, vệ sinh sau khi ăn.                                                                                      - Cho trẻ kê giường nằm đúng vị trí không nói chuyện chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.

-Chơi sau giờ ngủ dậy: TCVĐ: Trời nắng, trời mưa.

Hoạt động chiều

BTLNT

Cách đong bột , đường

Tạo hình

Cắt dán ngôi nhà từ các hình học

KN

Dạy trẻ khôngđi theo người lạ

Bé làm quen qua con số:Trang:5, 6

PTNN

LQCC

Trò chơi u, ư

Nêu gương

Vệ sinh - trả trẻ

- Cô chải đầu và buộc tóc gọn gàng cho trẻ.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân của trẻ.

- Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào bố mẹ trước khi ra về.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày.

Đánh giá.

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Người

 đ/g      

                                 Phạm Thị Hiên

               

V:KẾ HOẠCH NGÀY:

Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2021.

                   LĨNH VỰC     : PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.

                  HOẠT ĐỘNG : Giáo dục âm nhạc.

                  ĐỀ TÀI            :  NDTT: Dạy hát: Ông cháu

                                        NDKH:Nghe hát : Ru con

                                        Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật

                Loại tiết         : Đa số trẻ đã biết.

I. MỤC ĐÍCH

1.Kiến thức: 

 - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát

 - Trẻ thuộc bài hát và hát rõ lời. Trẻ hiểu nội dung bài hát nghe.

 - Trẻ biết cách chơi trò chơi

2.Kỹ năng:

- Trẻ hát và thể hiện được giai điệu vui tươi, hồn nhiên khi hát

- Trẻ biết luật chơi và chơi thành thạo trò chơi âm nhạc.

3.Giáo dục

- Thông qua bài hát trẻ biết yêu quý gia đình và những người than của mình

- Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng theo gia điệu vui tươi khi cô hát

- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động và hứng thú vào tiết học

II/ CHUẨN BỊ

  + bài hát:  Ông cháu

  + Cả nhà thương nhau

  +  Cháu yêu bà

  -  Video ông và cháu

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

DK HĐ của cô

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

 - Cô cho trẻ xem video về ông và cháu.

- Cô hỏi trẻ về nội dung của video

2.Nội dung:

 * Hoạt động 1: Dạy hát " Ông cháu"

- Cô giới thiệu bài hát "Ông cháu " nhạc và lời của nhạc sĩ [ Phong Nhã ]

- Cô hát lần 1.

- Cô hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì ? Do nhạc sĩ nào sáng tác? - -- Các con cảm nhận giai điệu bài hát như thế nào?

- Cô hát lần 2

- Cô giảng nội dung bài hát:" Bài hát ông cháu nói về tình cảm của ông dành cho cháu. Ông rất yêu các cháu nhỏ, lúc nào ông cũng cười tươi và dành thời gian để chơi với cháu "

- Cả lớp hát cùng cô lần 1+lần 2 [trong quá trình trẻ hát cô chú ý sửa sai cho trẻ nếu trẻ hát chưa đúng ]

- Cả lớp hát cùng cô lần 3

- Cô cho tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau.

* Hoạt động 2: Nghe hát :" Ru con"

- Cô giới thiệu bài hát "Ru con " Dân ca xê đăng.

- Cô hát lần 1: Cô hỏi trẻ tên bài hát, làn ddieuj dân ca.

- Cô hát lần 2. Cô mời các con hát cùng cô nhé.

- Nào cô con mình cùng hát và làm động tác minh họa.

- Bây giờ chúng mình cùng nghe nhạc nhé.

- Lần 3 cho trẻ nghe băng

- Các con rất ngoan nên cô sẽ thưởng cho cả lớp một t/c nhé.

* Hoạt động 3: Trò chơi." Nghe tiếng hát tìm đồ vật "

- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi.

- Cô cho trẻ ngồi vòng tròn cô dấu đồ chơi sau lưng 1 bạn, cho một trẻ đi tìm khi nghe các bạn hát to là ở đó có đồ chơi

- Tiếp tục cô cho trẻ chơi 2 đến 3 lần.

 3. Kết thúc:

- Cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ

- Cho trẻ VĐ nhẹ nhàng chuyển hoạt động. 

- Trẻ xem

- Trẻ trả lời

-Trẻ nghe

- Trẻ trả lời

-Trẻ nghe

-Trẻ hát

- Tổ, nhóm, cá nhân thi đua nhau.

-Trẻ nghe

-Trẻ hát phụ họa

-Trẻ nghe

-Trẻ chơi

-Trẻ nghe

  Hoạt động góc:     PV: Mừng sinh nhật mẹ                          

                                XD: Trang trại nhà em 

                                NT : Nặn búp bê

                                 TN: Chăm sóc rau

Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: .........................................................

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Thứ 3 ngày 12 tháng 10  năm 2021.

HOẠT ĐỘNG 1:

                               LĨNH VỰC         : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

                                HOẠT ĐỘNG    : Làm quen chữ cái.

                                 ĐỀ TÀI               :  LQ: U, Ư

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái u, ư.

- Nhận biết được chữ cái u, ư trong từ chọn vẹn.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được chữ cái u, ư, ghép được đúng chữ cái đã học.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói đủ câu rõ ràng.

3. Giáo dục :

- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, có ý thức trong học tập.

 II. CHUẨN BỊ:

- Thẻ chữ cái u, ư của cô và của trẻ, bộ tranh , que chỉ

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

                                DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1.Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài “Gia đình gấu ”

- Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát.

- Cô hỏi gđ con có mấy anh chị em?

- Gia đình nhà bạn thỏ có 2 anh em. Hai anh em nhà thỏ rất yêu thương nhau. Anh chị em các con thì sao ?

- Các con cùng chờ đón xembanj thỏ nói gì về gđ mình nhé.

2. Nội dung:

* Hoạt động 1: LQCC: U, Ư

+Làm quen chữ u: Tôi là thỏ trắng nhà tôi có 2 anh em, Anh thỏ nâu và tôi, anh em tôi rẩ thương yêu nhau. Chúng tôi hay nằm ngủ chung với nhau. Các bạn xem này:

+Cô đưa bức tranh có từ "nằm ngủ " ra cho trẻ qs và nêu nx.

+ Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh

- T/C : Ai ghép giỏi: Cô cho trẻ lên ghép từ " nằm ngủ "

- Cho cả lớp kiểm tra lại và cho trẻ đọc

- Cô mời 1 trẻ lên tìm những chữ cái đã học

- Với những chữ cái còn lại cô cất đi lq vào dịp khác

+Hôm nay cô con mình sẽ làm quen với chữ U

- Cô đọc mẫu. Cho trẻ đọc, lớp, tổ, nhóm, cá nhân

- Cho trẻ lấy thẻ chữ giống của cô ở trong rổ ra

- Cho trẻ nhận xét và nêu cấu tạo của chữ cái.

- Cô nhắc lại cấu tạo của chữ u

- Cho cả lớp, cá nhân trẻ nhắc lại

- Cô giới thiệu các kiểu chữ in thường, viết thường và in hoa

+Làm quen chữ Ư: Đó là hình ảnh của anh em tôi lúc nằm ngủ. Nhìn có buồn cười k các bạn ?

- Còn đây là cái giường mà tôi và anh thỏ nâu nằm nghủ đấy.

+ Cô đưa ra bức tranh có từ " cái giường "

+ Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh

T/C : Ai ghép giỏi: Cô cho trẻ lên ghép từ " cái giường "

- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh

- Cho cả lớp kiểm tra lại và cho trẻ đọc

- Cô mời 1 trẻ lên tìm những chữ cái đã học và đọc to cho cả lớp nghe

- Với những chữ cái còn lại cô cất đi lq vào dịp khác

+Bây giờ cô con mình sẽ làm quen với chữ Ư

- Cô đọc mẫu. Cho trẻ đọc, lớp, tổ, nhóm, cá nhân

- Cho trẻ lấy thẻ chữ giống của cô ở trong rổ ra

- Cho trẻ nhận xét và nêu cấu tạo của chữ cái.

- Cô nhắc lại cấu tạo của chữ ư

- Cho cả lớp, cá nhân trẻ nhắc lại

- Cô giới thiệu các kiểu chữ in thường, viết thường và in hoa

* Cho trẻ so sánh chữ U-Ư

- Cô nói chữ u và chữ ư giống nhau đều có 1 nét móc dưới và 1 nét sổ thẳng.

- Khác nhau: chữ u k có nét móc trên nét sổ thẳng còn chữ ư có cái móc trên nét sổ thẳng

* Hoạt động 2 : Trò chơi luyện tập

- T/C 1: Hãy chọn tôi đi: Cô nói tên chữ nào thì trẻ lấy thẻ chữ đó lên và đọc tên

-T/C 2: Thi xm đội nào nhanh: Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội sẽ tạo thành chữ theo yêu cầu của cô, nếu đội nào không làm được thì thua phải nhẩy lò cò, cho trẻ chơi 2-3 lần

3. Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương, động viên những trẻ làm chưa tốt

Cho trẻ thu dọn đồ dùng.

- Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát

- Trẻ đọc từ dưới tranh

- Trẻ lên ghép từ

- Trẻ lên tìm

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc

- Trẻ lấy chữ cái

- Trẻ nx chữ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ qs

- Trẻ đọc

- Trẻ lên ghép từ

- Trẻ đọc

- Trẻ lên tìm

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ đọc

- Trẻ lấy chữ cái

- Trẻ nx chữ

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ so sánh và nêu nhận xét...

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

HOẠT ĐỘNG 2:

                         LĨNH VỰC      : PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

                         HOẠT ĐỘNG : TẠO HÌNH

                         ĐỀ TÀI            : Cắt dán ngôi nhà từ các hình học

1.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cắt dán ngôi nhà từ các hình học: Thân nhà là hình chữ nhật to, mái nhà là hình tam giác, cửa ra vào là hình chữ nhật nhỏ, cửa sổ là hình tròn.

-Trẻ biết phết hồ ở mặt sau các hình để tạo thành sản phẩm là ngôi nhà.

- Trẻ biết quan sát tranh mẫu, biết phân bố bố cục bức tranh hợp lý.

- Tăng cường vốn tiếng việt cho trẻ như từ: Thân nhà, mái nhà, cửa sổ, cửa chính, 

2. Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay.

- Rèn cho trẻ kỹ năng phết hồ ở mặt sau và kỹ năng dán.

- Kỹ năng phân bố bố cục bức tranh, kỹ năng vẽ và tô màu.

- Rèn kỹ năng quan sát, chú ý và sự ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.

- Dạy trẻ kỹ năng cầm kéo và cắt các hình học

3.Giáo dục:

- Giáo dục trẻ  biết yêu quý và giữ gìn ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp

- Giáo dục trẻ biết vâng lời cô giáo, ý thức hứng thú tham gia vào học tập.

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và yêu quý sản phẩm của mình và của bạn.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh mẫu cắt dán ngôi nhà, 3 rá đựng các hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn, giấy A3, hồ dán, khăn lau, giấy màu, nhạc bài hát “Nhà của tôi”

- Giấy A4, khăn lau, hồ dán, giấy màu

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

                    DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1.Ôn định tổ chức: 

- Cho trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi”

+ Các con vừa hát xong bài hát gì?

- Cô dẫn dắt và tạo tình huống cho trẻ khám phá về tranh mẫu của cô:

2. Nội dung:

* Hoạt động 1:Quan sát và đàm thoại

- Hôm nay, cô Nhung sẽ dành tặng cho lớp mình một điều bí mật. Lớp chúng mình có muốn biết về điều bí mật đó không? Bây giờ, các con về ba nhóm để chúng mình cùng khám phá điều bí mật nhé.

- Cho trẻ về ba nhóm để trẻ trải nghiệm với các hình chữ nhật, tam giác, hình tròn mà cô đã chuẩn bị sẵn.

- Sau 2 phút thảo luận hướng trẻ đến qs tranh mẫu của cô.

+ Cô có bức tranh gì đây?

+ Bức tranh của cô có gì đặc biệt?

+ Con có nhận xét gì về bức tranh này?

+ Để làm ra bức tranh về ngôi nhà cô đã dùng kỹ năng gì? Cô làm như thế nào?

+ Thân nhà cô cắt bằng hình gì?

+ Mái nhà cô cắt bằng hình gì?

+ Cửa chính cô cắt bằng hình gì?

+ Cửa sổ cô cắt bằng hình gì?

+ Sau khi cô cắt xong thì cô làm gì?

+ Bố cục của bức tranh như thế nào?

* Hoạt động 2:  Làm mẫu

+ Các con có muốn cùng cô khám phá tiếp về điều bí mật đó không?

- Cô làm mẫu: Cô cầm kéo bằng tay phải, tay trái cô cầm giấy và cô chọn giấy màu xanh để cắt thân nhà, cô gấp đôi tờ giấy màu xanh [ hình vuông] thành hai nữa để cắt thân nhà [ hình chữ nhật]. Cô chọn tờ giấy màu đỏ [ hình vuông] cô gấp chéo tờ giấy và cắt thành mái nhà [ hình tam giác]. Cô chọn giấy màu vàng [ hình vuông nhỏ] cô gấp đôi tờ giấy và cắt thành cửa chính [ hình chữ nhật nhỏ]. Cô chọn giấy màu vàng [hình vuông] cô cắt theo cong tròn để làm cửa sổ.

+ Sau khi cô cắt xong thì cô sẽ làm gì?

+ Cô dán như thế nào?

- Sau khi cắt xong thì cô sẽ dán các hình để tạo thành bức tranh về ngôi nhà. Cô dán thân nhà, dán mái nhà, dán cửa chính và cửa sổ.

- Hỏi ý định của trẻ:

+ Hôm nay con sẽ cắt dán cái gì ?

+ Con làm như thế nào ?

* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

- Bây giờ cô cháu mình cùng về chổ để làm cho mình một bức tranh thật đẹp.

- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý động viên và HD cho trẻ

- Gần hết giờ cô thông báo cho trẻ.

* Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm

- Cho trẻ đưa sản phẩm lên dán

- Tổ chức cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn và của trẻ.

+ Con thích bức tranh nào nhất?

 + Vì sao con thích?

3. Kêt thúc:

- Cô nhận xét về kỹ năng thực hiện của trẻ

-Cô cho trẻ hát bài[ Nhà của tôi]

-Trẻ hát.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ  nghe

-Trẻ trả lời.

-Trẻ  nghe

- Trẻ thảo luận

-Trẻ trả lời.

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghevà quan sát

-Trẻ trả lời

-Trẻ thực hiện

- Trẻ nhận xét cùng cô

-Trẻ trả lời.

-Trẻ hát ra ngoài.

 Hoạt động góc:        PV: Mừng sinh nhật mẹ                         

                                   XD: Trang trại nhà em

                                   HT: Cái túi kỳ lạ

                                   DG: Chi chi chành chành

 Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: .............................................. ...........

....................................................................................................................................

.............................................................................................................................

Thứ 4 ngày 13 tháng 10 năm 2021.

HOẠT ĐỘNG 1:

                               LĨNH VỰC       : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.

                               HOẠT ĐỘNG  : Thể dục kỹ năng

                               ĐỀ TÀI         : VĐCB " Bò dích dắc bằng bàn tay, cẳng chân qua               5 hộp cách nhau 60 cm

Trò chơi :Thỏ đổi lồng

I . MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

- Trẻ biết bò theo đường dích dắc bằng 2 bàn tay và bàn chân qua 5hộp cách nhau 60 cm.

2 . Kỹ năng:

- Rèn luyện cho trẻ có kỹ năng bò bằng bàn chân, bàn tay và sự khéo léo khi bò theo đường dích dắc.

  - Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ

3 . Giáo dục :

  - Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.

  - Chơi trò chơi ngoan, đoàn kết với bạn bè.

 II. CHUẨN BỊ:

- Sàn tập, xắc xô, 5 hộp,

- Vòng thể dục

III. TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN

                            DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1.Ổn định tổ chức

- Cho trẻ hát "ông cháu "

- Cô giới thiệu bài

2. Nội dung:

a] Khởi động.

- Cô cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp các kiểu đi rồi ra hàng theo tổ.

b] Trọng động.

* Hoạt động 1 : BTPTC:

- Cô cho trẻ tập các động tác theo nhịp đếm.

- Tay: Hai tay đưa ngang, gập khuỷu tay.

- Bụng: Hai tay đa sau lưng, cúi gập người về trước.

- Chân: Chân bước sang ngang và khuỵu gối.

- Bật: Bật tách, khép.

* Hoạt động 2: Vận động cơ bản

 “Bò díc dắc bằng bàn tay, bàn chân qua 5 hộp cách nhau 60cm''.

- ĐH :    X        X         X          X         X           X

               X        X         X          X          X           X

- Cô làm mẫu cho trẻ xem 2 lần, lần 2 cô phân tích động tác: Khi bò chân nọ, tay kia, bò bằng 2 bàn tay, 2 bàn chân, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng, không chạm hộp.

- Cô cho 1-2 trẻ nhanh nhẹn lên tập thử.

- Cho trẻ lần lượt lên thực hiện nối tiếp nhau.

- Cô cho trẻ thi đua theo đội [cô bao quát, động viên, nhắc nhở thêm cho trẻ ]

+ Cô cho trẻ đếm, kiểm tra kết quả sau mỗi đợt thi đua.

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.

* Hoạt động 3 : Cho trẻ chơi: “ Thỏ đổi lồng ”

- Cho trẻ chơi: Cô quan sát khuyến khích trẻ

c]Hồi tĩnh

- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 phút.

3. Kết thúc: Cô nhận xét chung cho trẻ đi vs tay chân về lớp

- Cô gd trẻ ăn đủ chất để cho cơ thẻ khỏe mạnh chăm tập

 TD TT theo gương Bác Hồ

- Trẻ hát

-  Đi thành vòng tròn theo nhạc.

- Trẻ thực hiện tập các động tác theo nhạc.

- Trẻ quan sát

- Một số trẻ xung phong

- Trẻ thực hiện

- Trẻ chơi

- Trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu

- Trẻ nghe

HOẠT ĐỘNG 2:

                 LĨNH VỰC     : PHÁT TRIỂN TCKNXH           

                HOẠT ĐỘNG : Kỹ năng sống.

                ĐỀ TÀI            : Dạy trẻ không đi theo và nhận quà của người lạ.

                Loại tiết         : Đa số trẻ chưa biết.

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết không đi theo người lạ và nhận quà của người lạ

- Trẻ biết tự bảo vệ bản thân và bảo vệ bạn trước người xấu, không đi chơi hay đi 1 mình khi không có người thân đi cùng.

Biết kêu cứu khi bị người lạ tấn công

2. Kỹ năng:

- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời câu hỏi rõ ràng,

- Rèn kĩ năng ứng phó với người xấu.

3. Giáo dục:

- Thông qua hoạt động giáo dục trẻ biết tự bảo vệ bản thân tránh sự dụ dỗ của người lạ.

II. CHUẨN BỊ :

- Ti vi, loa, máy tính

 - Một cô giáo hóa trang người lạ

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN :

DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức: Trò truyện gây hứng thú .

- Để biết được vì sao chúng mình không đi theo và nhận quà người lạ cô đã chuẩn bị một bộ phim rất là hay, và không để các con phải chờ đợi lâu nữa cô mời các con cùng hướng lên màn hình và cùng xem nhé!

2: Nội dung:

* Hoạt động 1.. Dạy trẻ không đi theo và nhận quà của người lạ:

- Cho cả lớp xem  đoạn video “ Mimi bị lạc ở siêu thị”

+ Chúng mình vừa được xem đoạn video nói về bạn gì nhỉ?

+ Bạn nhỏ Mimi đã được mẹ cho đi đâu?

+ Điều gì đã xảy ra với bạn Mi Mi? [bị lạc mẹ]

Thế khi bị lạc mẹ điều gì đã xảy ra với Mi Mi tiếp theo nhỉ?

- Theo các con bạn Mi Mi ăn bánh và đi theo người lạ thì có chuyện gì sẽ xảy ra?

- Thế mẹ Mi Mi đã dặn Mi Mi điều gì?

- Theo các con người lạ là người như thế nào?

- Thế các bạn đã được người lạ cho quà chưa? Bạn nào được người lạ cho quà rồi?

- Thế người lạ cho quà ngon như thế chúng mình có nhận không?

- Thế người lạ cho quà con sẽ làm gì? ?

- Vì sao chúng mình lại không nên nhận quà của người lạ?

Vì người lạ có ý định xấu, họ có thể cho thuốc mê vào thức ăn, bánh, kẹo khi chúng mình ăn thì sẽ ngủ quên đi khi thức dậy sẽ không nhìn thấy bố mẹ.

- Nếu người lạ cho quà, là em bé ngoan các con sẽ từ chối như thế nào?

- Một cô giáo đóng người lạ mang bim bim, thạch vào cho các bé.

- Nếu bây giờ chúng mình đã từ chối như thế rồi nhưng mà người lạ vẫn cứ cho chúng mình, dúi vào tay chúng mình bắt chúng mình phải lấy thì chúng mình sẽ làm gì?

- Các con cho cô biết chúng mình sẽ kêu cứu ntn?

- Bây giờ chúng mình cùng thử nhé! Một cô đóng giả người lạ vào cho quà và đưa 1 trẻ đi, trẻ thực hành kêu cứu.

- Đó là các bạn vừa có một mình thôi còn bây giờ chúng mình đang chơi thì xem là chúng mình có ngăn được người lạ không nhé.

- Cô mời một tổ đúng lên chơi để cô sang bên này lấy đồ chơi nhé. Cô giáo đóng người lạ vào cho bim bim và bế một cháu đi, các bạn cùng giúp đỡ và đẩy ngưoi lạ ra.

Thế chúng ta chỉ nhận quà khi nào? [khi được bố mẹ cho phép]

 Mở rộng:

- Hàng ngày các con đã được bố mẹ cho đi chơi ở nơi đông người chưa?

- Nếu chẳng may bị lạc ở siêu thị con sẽ làm gì?

+ Siêu thị là nơi rất đông người làm sao con biết ai là cô nhân viên, chú bảo vệ?

+ Nếu con bị lạc con sẽ đọc số điện thoại địa chỉ nhà như thế nào?

* Hoạt động 2. Trò chơi: Đội nào nhanh nhất

Cách chơi: Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội, trên màn hình là các ô số, ẩn sau mỗi ô số là một câu hỏi. Nhiệm vụ của các con là chọn ô số và lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ để tìm ra câu trả lời. Trong vòng 5 giây trả lời đúng câu hỏi sẽ chiến thắng, nếu không có câu trả lời thì 2 đội còn lại sẽ giành quyền trả lời

3.Kết thúc:cô nhận xét tuyên dương.

 -Trẻ lắng nghe.

-Trẻ xem.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ lắng nghe.

Trẻ chơi cùng cô.

Trẻ trả lời.

Trẻ chơi cùng cô.

- Trẻ lắng nghe

   Hoạt động góc:         PV: Mừng sinh nhật mẹ                          

                                     XD: Trang trại nhà em 

                                     NT : Nặn búp bê

                                      TN: Chăm sóc rau

   Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: .........................................................

......................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Thứ 5 ngày 14 tháng 10 năm 2021.

                         LĨNH VỰC       : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.

                         HOẠT ĐỘNG   : LQVT

                 ĐỀ TÀI            :  NB mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 7

 I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố nhận biết số lượng 7

- Dạy trẻ nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 7

- Trẻ hiểu và biết cách vận dụng các từ ngữ chính xác trong cuộc sống

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng hơn kém trong phạm vi 7

- Rèn khả năng chú ý, tư duy, phân tích, ghi nhớ có chủ định

- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ tính tập thể, tính kiên nhẫn trong học tập.

- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học, đoàn kết khi học khi chơi

II. CHUẨN BỊ:

- Đồ dùng, đồ chơi có số lượng 7

- Thẻ số từ 1-7, rổ đồ dùng

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

                        DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1: Ổn định tổ chức:

 Cô cho trẻ hát bài " Cháu yêu bà "

-Đàm thoại về nội dung bài hát

+ Các con vừa hát bài gì ? các nghề đó làm ra gì ?

+ Các sản phẩm cô chú làm ra con phải sử dụng NTN ?

- Trò chuyện, dẫn dắt vào bài

2: Nội dung:

* Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ

- Cô cho trẻ vỗ tay 7 cái, dậm chân 7 cái, bật 7 cái. sau đó cho trẻ đi thăm gian hàng của các cô chú công nhân.

* Hoạt động 2: Dạy bài mới.

- Cô tạo nhóm 6 cái áo và 7 cái quần, gắn số tương ứng

- Trẻ tìm, so sánh nêu nhận xét.

- Nhóm 6 áo, 7 quần nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn mấy?

- Nhóm 6 áo, 7 quần nhóm nào ít hơn? ít hơn mấy?

- Số 6 và 7 như thế nào với nhau ?

- Vậy số 6 và 7 số nào đứng trước, số nào đứng sau ?

- Muốn 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 7 thì phải làm TN ?

- Như vậy 6 thêm 1 bằng 7

- Để chỉ nhóm đ/d có SL 7 cô chọn chữ số 7. Cô gắn số 7.

- 7 áo bớt 1 áo còn mấy. giờ 2 nhóm như thế nào?

- Nhóm 6 áo , 7 quần nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn mấy?

- Nhóm 6 áo , 7 quần nhóm nào ít hơn? ít hơn mấy?

- Muốn 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 6 thì phải làm TN?

- Như vậy 7 bớt 1 bằng 6

- Để chỉ nhóm đ/d có SL là 6 cô chọn chữ số 6. Cô gắn chữ số 6

* Cô tạo nhóm 5 chảo và 7 nồi, 4 mũ và 7 dép....

- Cho trẻ so sánh và tạo nhóm

+ Cá nhân trẻ lên tạo nhóm 6 và 7

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Cho trẻ hát " Chú bộ đội " và đi lấy rổ có thẻ chữ số và đồ dùng

- Cô cho trẻ luyện tập theo yêu cầu của cô

+ Các con tạo cho cô nhóm có 7 cái ấm ỏ bên phải.

+ Tạo nhóm bên trái 6 cái chén.

- Trẻ đếm só sánh nêu nhận xét

- Nhóm 6 cái chén và 7 cái ấm nhóm nào nhiều hơn? nhiều hơn là mấy?

Nhóm 6 cái chén và 7 cái ấm nhóm nào ít hơn? ít hơn là mấy?

- Muốn 2 nhóm bằng nhau và đều bằng 7 thì phải làm thế nào ?

- Như vậy 6 thêm 1 bằng 7

- Để chỉ nhóm đ/d có SL 7 cô chọn chữ số 7. Con gắn số 7.

- Cô cho trẻ luyện tập thêm y/c

- Cô nhận xét và cho trẻ cất đồ dùng

* Hoạt động 4 : Củng cố

- Liên hệ thực tế xung quanh lớp

- Cô cho trẻ chơi T/C " Kết bạn "

- Trẻ hát đi xung quanh lớp khi có lệnh mỗi tổ kết thành một nhóm 7

3. Kết thúc :

- Cô nhận xét chung, nhắc trẻ về nhà học bài

-Trẻ hát

-Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ quan sát

- Trẻ tìm và nx

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ quan sát

- Trẻ xung phong

- Trẻ hát đi lấy đ/d

- Trẻ thực hiện

-Trẻ chơi

- Trẻ nghe

 Hoạt động góc:        PV: Mừng sn mẹ                        

                                   XD: Trang trại nhà em

                                   HT: Xếp u, ư

                                   DG: Chi chi chành chành

 Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: ...........................................................

.....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

Thứ 6 ngày 15 thág 10 năm 2021.

HOẠT ĐỘNG 1:

                     LĨNH VỰC                : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

                                     HOẠT ĐỘNG        : Làm quen văn học.

                                     ĐỀ TÀI                   :  Truyện: Hai anh em

                                           Loại tiết                  : Đa số trẻ chưa biết.

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức.

- Trẻ hiểu nội dung truyện, đánh giá đúng tính cách của các nhân vật qua lời nới và hành động, hiểu tình cảm của các con cái qua cách đối xử.

2. Kỹ năng

-  Hiểu và cảm nhận ngôn ngữ văn học, trả lời đầy đủ các câu hỏi của cô, nhớ lời đàm thoại, hành động của các nhân

3. Giáo dục

- Giáo giục trẻ biết yêu quý giúp đỡ, quan tâm chăm sóc những người thân trong gia đình

II. CHUẨN BỊ :

- Tranh minh họa truyện

- Trang phục của trẻ gọn gàng

III . TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN :

                            DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

 1. Ổn định tổ chức :

- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Cả nhà thương nhau”

- Con vừa hát bài hát gì?

- Bài hát nói lên điều gì?

- Cho trẻ kể về gia đình của mình?

- Giờ học hôm nay cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện “Hai anh em”

2.Nội dung :

* Hoạt động 1: Cô kể chuyện

- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm cả câu chuyện

+ Giới thiệu tên truyện

+ Giảng nội dung câu chuyện

- Cô kể lần 2: Kể theo tranh minh họa

* Hoạt động2: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn

- Con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?

- Câu chuyện kể về ai?

- Người anh là người như thế nào?

- Người em là người như thế nào?

- Người anh đã nói gì với người em?

- Người anh có giúp đỡ mọi người không?

- Người anh giúp mọi người những công việc gì?

- Người anh đã được ai giúp đỡ?

- Cụ già đã cho người anh trai cái gì?

=> Người anh nhân hậu biết giúp đỡ mọi người nên được hưởng vinh hoa phú quí.

- Người em thế nào?

- Người em đã bị trừng phạt như thế nào?

=> Người em lười biếng nên đã bị trừng trị thích đáng.

- Qua câu chuyện con học tập nhận vật nào?

- Giáo dục trẻ phải chăm chỉ lao động, biết yêu thương giúp đỡ mọi người.

* Hoạt động 3: Trẻ kể chuyện

- Cho trẻ kể cùng cô 2, 3 lần

- Cho tổ, nhó, cá nhân kể nối tiếp nhau

- Cô bao quát sửa sai cho trẻ

3. Kết thúc:

- Củng cố nhận xét khen trẻ

- Cho trẻ ra chơi


- Trẻ hát cùng cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ kể

- Trẻ nghe

- Trẻ lắng nghe

 - Lắng nghe và quan sát

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ nghe

- Trẻ kể cùng cô

- Tổ, nhóm, cá nhân kể

- Trẻ ra chơi

HOẠT ĐỘNG 2:

                             LĨNH VỰC        :  PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

                                 HOẠT ĐỘNG    : Làm quen chữ cái.

                                 ĐỀ TÀI               :  T/C :U, Ư

 I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi của một số trò chơi với chữ cái u, ư

- Trẻ phát âm đúng chữ cái u, ư và nhận ra các chữ cái u, ư trong các từ qua t/c.

- Trẻ phân biệt được chữ cái u, ư qua đặc điểm cấu tạo của chúng thông qua trò chơi: ghép chữ, đố chữ

2. Kỹ năng:

- Củng cố kỹ năng phát âm và trả lời câu hỏi to rõ ràng mạch lạc.

- Phát triển kỹ năng nói, đọc, viết cho trẻ thông qua các trò chơi.

- Rèn kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi.

- Rèn khả năng phản ứng nhanh với hiệu lệnh, khả năng quan sát và chú ý cho trẻ.

3.Giáo dục:

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động, các trò chơi một các tích cực.

- Hình thành cho trẻ tinh thần đoàn kết khi chơi

II. CHUẨN BỊ:

- Bông hoa có in chữ u, ư, tranh ảnh về đồ dùng trong gia đình có chứa chữ cái u, ư.

- Bảng từ, bàn ghế ở các nhóm.

- Các nét chữ rời.

- Vòng thể dục,

- Bông hoa có gắn chữ u, ư .

III.TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

DKHĐ của cô

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức và gây hứng thú.

 - Nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình “ bé với trò chơi chữ cái ” của lớp 5 tuổi A1

- Và đến dự trò chơi của chúng ta ngày hôm nay là sự góp mặt của các cô giáo trong trường mầm non Vũ Công

- Một điều hồi hộp đang chờ đón chúng ta, không biết chủ đề chơi ngày hôm nay của chúng ta là gì? Cô mời các con quan sát lên màn hình và cùng cô mở các ô cửa nhé.

- Chủ đề sân chơi chữ cái ngày hôm nay chính là “Trò chơi với chữ cái u, ư”

2.Nội dung

 * Hoạt động 1 : Luyện tập u, ư

- Trốn cô ->cô có gì đây ?

- Bạn nào lên ghép thành chữ u, ư cho cô

- Cô phát âm u, ư

- Cô mô tả nét chữ

* Hoạt động 2 :

 * Trò chơi 1: “Chữ gì biến mất "

- Cách chơi: Trên màn hình của cô có các chữ cái các con đã được học rồi, và một số chữ cái nữa mà các con chưa được học. Nhiệm vụ của các con là quan sát thật tinh sau đó nhắm mắt lại khi có hiệu lệnh của cô các con mở mắt và quan sát trên màn hình xem chữ cái nào biến mất.

- Cô cho từng chữ cái biến mất, khi trẻ đoán xong cô cho trẻ kiểm tra lại các chữ cái đó trên màn hình.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3, 4 lần

.* Trò chơi 2: “Ghép chữ” .

- Cách chơi: Cô tặng cho mỗi bạn một nét chữ rời, các con vừa đi xung quanh vòng tròn vừa hát. Khi có hiệu lệnh ghép chữ thì các bạn

tìm đến với nhau để ghép các nét tạo thành chữ cái u, ư, thi xem bạn nào ghép đúng và nhanh.

- Luật chơi: Trẻ nào ghép sai phải nhảy lò cò.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi

- Cô kiểm tra và cho trẻ phát âm đúng, [ cho trẻ chơi 2, 3 lần]

* Trò chơi 3: “Thi ai nhanh

- Cách chơi: Cô có các bức tranh về đồ dùng của bé, dưới mỗi bức tranh là từ tương ứng là chữ cái u, ư, nhiệm vụ của các con là bật qua các vòng thể dục lên lấy tranh, quan sát kỹ và tìm các chữ cái trong từ giống với chữ cái trên mỗi cột sau đó gắn vào đúng cột,[Cho 3,4 trẻ chơi].

- Cô quán sát và nhậm xét các đội chơi, động viên khuyến khích trẻ, cô và trẻ kiểm tra kết quả của từng đội

- Luật chơi : Trẻ phải bật lên tục không chạm vòng khi gắn chữ xong trẻ về cuối hàng thì bạn khác mới được bật lên , nếu chạm vòng và bật sai thì phải dừng lại và không được tính. Đội nào gắn được nhiều đội đó chiến thắng.

* Trò chơi 4: “Đố chữ”

- Cách chơi: Cô tặng mỗi bạn một bông hoa, trên bông hoa có gắn các chữ cái u, ư các con vừa đi vừa đọc bài vè “đố chữ” , khi cô đọc đố chữ cái nào thì các con trả lời kết hợp cầm chữ cái giơ lên và phát âm đúng chữ cái đó.

 - Sau mỗi lần chơi cô động viên, khuyến khích trẻ.

 3: kết thúc Cô nhận xét và khen trẻ.

- Chương trình “Bé với trò chơi chữ cái ” đã khép lại, xin kính chúc các cô giáo một năm học mới mạnh khỏe, chúc các bé A1 chăm ngoan học giỏi.

 -Trẻ lại gần cô

.

 -Chúng con chào    các cô ạ

 - Trẻ chơi

 -Trẻ trả lời

 -Trẻ dơ thẻ chữ và đọc

 -Trẻ chơi

 -Trẻ chơi

 -Trẻ chơi

,

 - Trẻ thực hiện

-

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe sau đó thu dọn đ/d

Hoạt động góc:            PV: Mừng sn mẹ                          

                                     XD: Trang trại nhà em 

                                     NT : Nặn búp bê

                                      TN: Chăm sóc rau

 Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: ..........................................................

......................................................................................................................................

 Thứ 7 ngày 16 tháng 10 năm 2021.

LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

                              HOẠT ĐỘNG : STEAM

                              Đề tài                : Thiết kế ngôi nhà

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết về một số kiểu nhà, những người làm ra ngôi nhà.

- Trẻ biết một số nguyên vật liệu để xây nhà.

2. Kỹ năng:

- Trẻ tự đưa ra quyết định để chọn nguyên vật liệu để xây dựng ngôi nhà.

- Trẻ biết cách làm việc theo nhóm: cùng nhau lựa chọn, đưa ra quyết định về nguyên vật liệu và cách xây dựng nhà.

- Phối hợp các kỹ năng vẽ đã học để vẽ bản thiết kế.

- Biết hỏi xin sự giúp đỡ của giáo viên và các bạn, xin ý kiến về cách làm và cách chọnvậtliệu,...
3. Giáo dục:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động.

- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.

- Trẻ biết ứng dụng, công dụng của ngôi nhà.

4. Kết quả áp dụng:

- Trẻ thiết kế được ngôi nhà mà không bị đổ, chọn nguyên vật liệu phù hợp để chế tạo ra một ngôi nhà.

5. Các thành tố thích hợp: STEAM

+ S - Khoa học: Kết cấu của một ngôi nhà, các kiểu nhà khác nhau.

+ T - Công nghệ: Xem video trên máy tính: Những ngôi nhà được xây dựng thế nào, các kiểu nhà, các kiến trúc nhà khác nhau.

+ E - Chế tạo: Làm thế nào để xây nhà không bị đổ, chọn nguyên vật liệu phù hợp để chế tạo ra một ngôi nhà.

+ A - Nghệ thuật: Tô màu ngôi nhà, vẽ ngôi nhà của bé.

+ M - Toán học: Đếm số tầng, số nguyên vật liệu. Nhận biết, phân biệt các hình học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của cô:

- Máy tính. Tranh chuyện: Ba chú lợn nhỏ.

- Video các kiểu nhà: nhà trên thuyền, nhà mái ngói, nhà cao tầng.

2. Chuẩn bị của trẻ:

- Giấy A4, bút chì, bút màu.

- Que kem, keo dán, ống hút có chỗ gập, đất nặn,...

III. TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

DK HĐ của cô

DK HĐ của trẻ

1. Ôn định tổ chức:

*Hoạt động 1: Nêu vấn đề:

Cô cho trẻ hát bài: Nhà của tôi. Cô trò chuyện với trẻ:

- Bài hát nói về cái gì?

- Ai có thể kể ngôi nhà của mình?

- Ngôi nhà của con được làm bằng gì?

2. Nội dung:

* Hoạt động 2: Khám phá và tìm giải pháp.

Cô và trẻ khám phá các kiểu nhà khác nhau qua câu chuyện: Ba chú lợn nhỏ.

Cô dẫn dắt: Có ba chú lợn nhỏ muốn tự xây nhà cho mình những ngôi nhà chắc chắn để ở. Các con có muốn nghe xem các chú lợn xây nhà như thế nào không?

- Bây giờ cả lớp cùng lắng nghe xem điều gì diễn ra nhé.

Giáo viên kể cho trẻ nghe truyện: Ba chú lợn nhỏ.

- Đàm thoại:

+ Chú Lợn Trắng xây nhà bằng gì?

+ Chú Lợn Đen xây nhà bằng gì?

+ Chú Lợn Hồng xây nhà bằng gì?

+ Hổ Vằn đã làm gì với ngôi nhà của các chú lợn?

+ Hổ Vằn thổi thế nào? Các con thổi cho cô xem nào.

+ Hổ Vằn có thổi đổ được ngôi nhà của Lợn Hồng không?

+ Vì sao nhà của Lợn Hồng lại không bị đổ?
*Hoạt động 3: Lên kế hoạch hoạt động

- Giáo viên cho trẻ xem video xây dựng nhà và các vật liệu làm ra ngôi nhà.

- Trò chuyện với trẻ về các nguyên vật liệu làm ra ngôi nhà và những nghề nghiệp liên quan đến xây dựng:

+ Để xây dựng được ngôi nhà, cấc cô chú công nhân phải dùng đến các nguyên vật liệu gì? [Gạch, đá, xi – măng, cát, sỏi, sắt thép, sơn, gỗ...].

- Cô cho trẻ liệt kê những công việc liên quan đến việc xây dựng nhà: công nhân xây dựng, kiế trúc sư thiết kế, thợ mộc làm cửa, thợ điện mắc điện cho ngôi nhà,...

- Cô cho trẻ chơi xép chồng các viên gạch sao cho không bị đổ, dùng dây buộc vào các túi cát, các viên gạch, đưa vật lên cao.

*Hoạt động 4: Thiết kế - Vẽ ngôi nhà của bé.

- Cô trò chuyện với trẻ:

+ Trước khi xây dựng một ngôi nhà chúng ta cần đến ai? Ai là người thiết kế lên ngôi nhà? [Kiến trúc sư]

À đúng rồi, trước khi xây nhà, người kiến trúc sư phải thiết kế ngôi nhà đó trên giấy. Đó là các bản vẽ chi tiết nôi nhà đẻ họ dựa vào đó để xây dựng cho đúng với thiết kế đấy.

- Bây giờ chúng ta cùng đóng vai các cô, chú kiến trúc sư thiết kế ngôi nhà nhé.

- Giáo viên phát giấy bút cho trẻ.

- Trẻ vẽ thiết kế ngôi nhà của mình theo ý thích.

* Trẻ thực hiện:

Cô đi đến bên và hỏi trẻ:

+ Con định vẽ ngôi nhà cao tầng hay nhà mái ngói?

+ Con vẽ tường bằng hình gì? Các cửa sổ của ngôi nhà được vẽ bằng hình gì?

+ Con định vẽ mấy tầng? Mấy cửa sổ?

+ Con hãy trang trí cánh cửa theo ý thích

* Trẻ trưng bày sản phẩm thiết kế:

Giáo viên gợi ý để trẻ trình bày sản phẩm:

+ Con thiết kế ngôi nhà thế nào?

+ Đây là phần gì của ngôi nhà?

- Cô cho trẻ xem video các kiểu nhà đặc trưng ở các vùng khác nhau: nhà trên thuyền, nhà mái ngói, nhà cao tầng...

+ Con thích kiểu nhà nào nhất? Vì sao?

+ Ngôi nhà con đang sống là kiểu nhà nào?

- Chọn vật liệu xây dựng ngôi nhà.

* Hoạt động 5: Chế tạo ngôi nhà.

Các con đã chọn được nguyên vật liệu để xây nhà rồi các con hãy tự làm cho mình những ngôi nhà thật chắc chắn theo thiết kế của con nhé. Cô sẽ đóng vai Hổ Vằn để kiểm tra xem ngôi nhà của bạn nào vững nhất mà Hổ Vằn thổi không bị đổ nhé.

- Trẻ tự làm ngôi nhà bằng que kem, đất nặn, ống hút...

- Cô đặt câu hỏi gợi ý:

+ Các con định làm ngôi nhà bằng gì?

+ Con gắn các ống hút lại với nhau bằng đất nặn để làm gì?

+ Con sếp mái nhà bằng gì?

* Hoạt động 6: Đánh giá.

- Trẻ trưng bày và giới thiệu ngôi nhà của mình. Giáo viên gợi ý để trẻ giới thiệu:

+ Ngôi nhà của con làm bằng gì?

+ Tại sao con laị gắn các que kem vào đất nặn?

+ Các ống hút này đẻ làm gì?

+ Ngôi nhà của con có giống với bản thiết kế không?

+ Các con có muốn thay đổi gì cho ngôi nhà của mình không?

+ Nếu được làm lại thì con sẽ làm gì? Nếu làm tiếp con sẽ làm gì?

Cô đóng vai Hổ Vằn thổi và kiểm tra xem ngôi nhà của nhóm nào bị bay. Cho trẻ khác đóng vai Hổ Vằn đẻ thổi ngôi nhà của mình và của bạn.

Cô cho trẻ mang ngôi nhà mà trẻ làm được lại góc xây dựng trưng bày.

3. Kết thúc

-Cô nhận xét. Chuyển trẻ sang HĐ khác.

-Trẻ hát và trả lời câu hỏi

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời các câu hỏi

-Trẻ xem video và trả lời câu hỏi

-Trẻ kể tên những công việc

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời các câu hỏi

-Trẻ trưng bày sản phẩm và trình bày bản thiết kế

-Trẻ xem video

-Trẻ trả lời các câu hỏi

-Trẻ chọn nguyên vật liệu và làm

-Trẻ trả lời

-Trẻ trưng bày sản phẩm

-Trẻ giới thiệu sản phẩm của mình

- Trẻ lắng nghe

Hoạt động góc:            PV: Mừng sn mẹ                          

                                     XD: Trang trại nhà em 

                                     NT : Nặn búp bê

                                      TN: Chăm sóc rau

 Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: ..........................................................

......................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

KẾ HOẠCH TUẦN THỨ 7.  Đồ dùng gia đình

Thời gian thực hiện từ ngày 18/10/2021 - 22/10/2021

STT

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Đón trẻ.

TDS- điểm danh

* Điểm danh :Cô đón trẻ vui vẻ, niềm nở tạo cảm giác an toàn cho trẻ.Trò chuyện với trẻ về gia đình của mình.

- Cho trẻ xem tranh ảnh của mọi người trong gia đình

- Cho trẻ chơi theo ý thích.

- Gặp gỡ trao đổi với cha mẹ học sinh  về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ

- Hướng dẫn học sinh, phụ huynh rửa tay diệt khuẩn, đeo khẩu trang để phòng dịch.

 *Tập thể dục sáng:

1Động tác hô hấp  [ thổi bóng ]

2: Động tác tay và bả vai [ đưa tay ra phía trước, sang ngang ]

3: Động tác bụng [ đứng cúi về trước]

4: Động tác chân [ đưa chân sang ngang khụy gối]

5: Động tác bật [chụm chân]

  -BTKH “ Cả nhà thương nhau ”[Thứ 3,thứ 5 ]

Hoạt động học

PTTM:

[Tạo hình]

Vẽ cái nồi

PTNN

[LQCC]: Tập tô

U, Ư

PTTC.

TDKN

Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TD

PTNT.

LQVT

Chia nhóm có số lượn 7 thành 2 phần

PTNN.

LQVH

Thơ

Thương ông

Hoạt động  góc.

*Góc PV: Bác sỹ:

- 1 trẻ làm bác sỹ khám bệnh, kê đơn thuốc, 2 trẻ làm y tá tiêm, bán thuốc cho bệnh nhân, còn lại làm bệnh nhân đến khám phải xếp hàng trật tự

*Góc XD: Bệnh viện

- 1 trẻ làm tổ trưởng phân công các bạn xây cổng dậu ra vào, nhà bảo vệ, hàng dào xung quanh, phòng khám, phòng bệnh nhân, trồng cây hoa ở sân.

*Góc HT:

-Xếp đồ dùng cho người thân. Trẻ xếp đ/d cần thiết cho bố, mẹ, con

- Nối số lượng đồ dùng : Trẻ đếm số lượng đ/d trong từng nhóm sau đó nối với số tương ứng

* Góc NT: Nặn cái bát :

- Trẻ lấy đất nặn xoay tròn lăn dọc rồi nặn thành cái bát

- Vẽ đ/d gia đình : Trẻ cẽ đ/d gđ theo ý tưởng của mình

*Góc DG: Cờ lúa ngô. 2 trẻ chơi 1 theo nhóm theo cô hướng dẫn

*Góc TN: Chăm sóc rau:

Chơi ngoài trời

QS:nhà tầng

TC: Cáo và thỏ.

QS:quần

áo

TC:Mèo đuổi chuột.

QS: Cái tủ

TC:Cướp cờ.

QS:bộ ấm chén

TC:Kéo co

QS:Cây hoa sữa

TC:Thỏ đổi lồng.

QS.Dầy dép

TC:

rồng rắn.

VS-ăn ngủ.

Cô cho trẻ rửa chân tay, kê bàn ghế ngồi vào bàn ăn,ngồi trật tự,cô giới thiệu món ăn,cách chế biến

 động viên trẻ ăn hết xuất, trò truyện với trẻ về món ăn- trẻ ăn xong lau miệng , uống nước, vệ sinh sau khi ăn.                                                                                      Cho trẻ kê giường nằm đúng vị trí không nói chuyện riêng

Cô chăm sóc giấc ngủ cho trẻ.

-Chơi sau giờ ngủ dậy: Làm động tác gieo hạt giúp trẻ tỉnh ngủ

Hoạt động chiều

BBVMT

Trang:9, 10

GDLLGT

Thơ: Đường và chân

Phòng tránh bạo lực học đườnghại

[Cách xử lý khi bị đánh]

PTNT

LQVT

Cách đo độ daif1 đối tượng

Liên hoan văn nghệ.

Vệ sinh - trả trẻ

- Cô chải đầu và buộc tóc gọn gàng cho trẻ.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân của trẻ.

- Nhắc trẻ chào cô, chào bạn, chào bố mẹ trước khi ra về.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ trong ngày.

Đánh giá.

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Người

ĐG

                                   Phạm Thị Hiên

              

Thứ 2 ngày 18 tháng 10 năm 2021.

 LĨNH VỰC           :  PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.

                         HOẠT ĐỘNG       : TẠO HÌNH

                        ĐỀ TÀI           : Vẽ cái nồi     [ Mẫu ]

 I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

- Trẻ vẽ được cái nồi có đầy đủ các bộ phận : Miệng, Thân , đáy , quai , nắp và tô  màu .

2 . Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng vẽ nét lượn cong  , nét xiên , nét cong tròn và kỹ năng tô màu .

- Phát triển khả năng quan sát  , tư duy , óc sáng tạo , ghi nhớ và chú ý có chủ định

3. Giáo dục: .

- Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng.

II / CHUẨN BỊ :

-Vở tạo hình , màu tô , viết chì đủ cho mỗi cháu.

- Tranh mẫu , giá tạo hình , một cái xoong [ vật thật ].

- Phấn , khăn lau , bảng  .

 III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

                           DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định: Đọc giải câu đố về đồ dùng gia đình .

  - Miệng tròn lòng trắng phau phau

    Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày  [ là cái gì? ]

   -   Cái gì mặt mũi biến đâu,

        Có mũ đội đầu lại có hai tai,

        Mình đứng chịu lửa rất tài,

        Nấu ăn ngon ngọt ai ai cũng dùng     [ Là cái gì?]

- Trẻ giải cô kết hợp cho trẻ xem hình ảnh

- Tất cả những đồ dùng đó có ở đâu ?

- Khi sử dụng các đồ dùng đó thì phải như thế nào ? [ cháu trả lời cô kết hợp gd giữ gìn gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ ]

2. Nội dung :

Hoạt động 1 : Quan sát – Đàm thoại

- Cô đưa cái nồi cho trẻ quan sát .

- Cô hỏi : Cháu có nhận xét gì về cái nồi  này ? Nó có những đặc điểm gì? Làm bằng chất liệ gì?

- Cô treo tranh mẫu và đàm thoại với trẻ về kỹ năng vẽ các nét , kỹ năng tô màu và cách phân chia bố cục tranh .

- Cô vẽ mẫu lên bảng kết hợp giải thích cho trẻ quan sát.

 + Đầu tiên vẽ một nét cong hơi tròn khép kín làm miệng nồi

 + tiếp đến vẽ nét lượn cong từ

- Cô xóa bảng và cất tranh mẫu .

Hoạt động 2 : Trẻ thực hiện

- Cô theo dõi và gợi ý hoặc hướng dẫn lại cho các cháu còn lúng túng .

- Cô gợi ý cho cháu vẽ hoa văn trang trí cho đẹp và tô màu không lem ra ngoài .

- Nhận xét sản phẩm .

- Cô cho cháu treo tranh lên giá và quan sát tranh bạn .

- Cô mởi cháu lên chọn tranh cháu thích và nhận xét vì sao cháu thích ? Bạn vẽ đầy đủ các bộ phận chưa ? Bạn tô màu thế nào ? Bạn còn vẽ được gì ?

3. Kết thúc: Cô nhận xét chung, cháu vẽ đẹp , có sáng

- Trẻ đọc theo cô

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

- Trẻ qs

- Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

Và qs

-Trẻ thực hiện

- Trẻ nhận xét

TT

-Trẻ lắng nghe.

 Hoạt động góc:      PV:Bác sỹ

                                XD: Bệnh vện

                                 HT: Xếp đồ dùng cho người thân

                                 TN: Chăm sóc rau

  Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: ..........................................................

......................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Thứ 3 ngày 19  tháng 10 năm 2021.

                                 LĨNH VỰC          : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

                                 HOẠT ĐỘNG      : Làm quen chữ cái.

                            ĐỀ TÀI             : Tập tô u, ư

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tô đúng, đẹp chữ cái u, ư .Cầm bút bằng tay phải và tô trùng khít lên  chấm mờ.   

 -Trẻ biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng tô, cách cầm bút và tư thế ngồi cho trẻ

 - Rèn luyện trẻ tính kiên trì

3. Giáo dục

 - Trẻ biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng học tập

II.CHUẨN BỊ :

- Tranh hướng dẫn  của cô, bút dạ bút màu

- Vở tập tô, bàn ghế đúng quy cách

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

                                DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1.Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài “ Chú công nhân ”

- Đàm thoại cùng trẻ về nội dung bài hát.

2. Nội dung:

* Hoạt động 1: Ôn chữ cái u, ư

- Cho trẻ ôn chữ cái dưới nhiều hình thức:

- Cô dơ thẻ chữ và cho trẻ phát âm theo hướng dẫn

- Cho trẻ dơ chữ cái theo hiệu lệnh của cô.

- Cho trẻ tìm chữ cái trong từ dưới tranh.

* Hoạt động 2: Dạy trẻ tập tô chữ u, ư

- Dẫn dắt, giới thiệu hoạt động “Tô chữ cái u, ư "

- Cô treo tranh “quả dưa hấu, quả su su " cho trẻ xem.Tranh vẽ gì ?

- Cho trẻ đọc từ dưới tranh.

- Trong từ “quả dưa hấu, quả su su” có những chữ cái gì các con đã học?

- Cô gắn chữ[u,] in thường lên bảng cho trẻ đọc

- Cô tô mẫu chữ [u] kết hợp hướng dẫn bằng lời: Cô cầm bút bằng tay phải và bằng 3 ngón tay là: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. Tô trùng khít chữ cái chấm mờ trên đường kẻ ngang, sau đó tô,màu tranh và nối chữ cái trong từ với chữ cái đơn, sau đó tô màu tranh, tô  không để màu lem ra ngoài.

- Cho trẻ nhắc lại cách ngồi, cách cầm bút.

- Trẻ thực hiện, cô quan sát, theo dõi, hướng dẫn trẻ tô.

- Tương tự như vậy, cô hướng dẫn cho trẻ tô chữ ư

- Gần hết giờ nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm.

- Cho trẻ làm vài động tác chống mệt.

 - Cho trẻ nhận xét.

3. Kết thúc:

- Cô nhận xét tuyên dương những bài tô đẹp và đúng, động viên những trẻ làm chưa tốt

Cho trẻ thu dọn đồ dùng.

- Trẻ hát.

-Trẻ trả lời.

-Trẻ phát âm và đọc

-Trẻ quan sát.

- Trẻ trả lời

-Trẻ đọc từ.

- Trẻ đọc

-Trẻ quan sát.

- Trẻ thực hiện

 tập tô.

-Trẻ nhận xét.

-Trẻ lắng nghe..

- Trẻ thu dọn đ/d


  Hoạt động góc:        :      PV: Bác sỹ

                                           XD: Bệnh vện

                                           HT: Xếp  đồ dùng cho người thân

                                           TN: Nặn cái bát

  Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: .........................................................

....................................................................................................................................

........................................................................................................

Thứ 4 ngày 20 háng 10 năm 2021.

                      LĨNH VỰC     : PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT.

                      HOẠT ĐỘNG :  Thể dục kỹ năng

                       ĐỀ TÀI          : Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế TD

 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Dạy trẻ thực hiện vận động trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục

- Khi trườn trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng trườn sát sàn trèo qua ghế nhẹ nhàng nhanh nhẹn.

2. Kỹ năng:

- Phát triển tố chất vận động: sự nhịp nhàng khéo léo, phát triển cơ tay, cơ chân

3.Giáo dục:

- Trẻ hứng thú và mạnh dạn trong tập luyện.

II. CHUẨN BỊ

- Sân tập sạch sẽ

- Ghế thể dục

III. TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN

DK HĐ  của cô.

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức: gây hứng thú

- Cô cùng trẻ nói chuyện về thời tiết trong ngày, cô kiểm tra sức khỏe và nhắc nhở trẻ bỏ guốc dép ngay ngắn đúng nơi quy định .

-Trò chuyện với trẻ về cách luyện tập để tăng cường sức khỏe của gia đình trẻ.

2. Nội dung

a]  Khởi động:

-Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân -> Về đội hình 4 hàng ngang.

b] Trọng động:

* Hoạt động 1 : BTPTC: Tập kết hợp bài hát “Những bông hoa những lời ca”

- Tay: hai tay đưa trước lên cao.

- Chân: Ngồi khuỵu gối.

- Bụng: Nghiêng người sang hai bên.

- Bật :Tại chỗ.

* Hoạt động 2 : VĐCB:

- Cô giới thiệu tên vận động.

- Cô làm mẫu lần 1: Không phân tích.

- Cô làm mẫu lần 2: Phân tích.

->  Cô nằm sát sàn, chân trái co, chân phải thẳng, tay phải gập, tay trái đưa lên

Khi có hiệu lệnh cô trườn phối hợp tay chân nhẹ nhàng. Tay trái đưa lên thì chân phải co lại. Khi trườn đến ghế thì đứng lên hai tay ôm ngang ghế, ngực tì xuống ghế rồi bước từng chân qua ghế

- Cho 2 trẻ lên làm mẫu , cho cả lớp nhận xét

- Hỏi lại tên vận động và cách thực hiện.

 - Lần lượt cho trẻ lên thực hiện.

- Thi đua giữa 2 tổ xem tổ nào thực hiện nhanh và đúng kỹ thuật hơn [Cô sửa sai]

- Hỏi trẻ lại tên vân động vừa học.

* Hoạt động 3 :  TCVĐ: “Bịt mắt đã bóng”

- Cô nêu cách chơi:

- Chia trẻ thành 2 nhóm, xếp 2 hàng ngang ở 2 bên. Cho trẻ lên chơi, mỗi lần 2 trẻ. Trước khi bịt mắt cho trẻ quan sát kỹ vị trí của quả bóng. Khi có hiệu lệnh 2 trẻ bước tiến về quả bóng dùng chân đá vào bóng. Ai đá trúng bóng được khen. Bạn nào chơi xong về đứng cuối hàng, các bạn khác chơi đến hết lượt.

- Cho trẻ chơi 3-4 lần.

c] Hồi tĩnh

- Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng một hai vòng quanh sân tập

3.Kết thúc:

- Cô nhận xét tuyên dương trẻ, rồi cho trẻ đi vào lớp.

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ làm theo người dẫn đầu

-Trẻ tập cùng cô.

-Trẻ quan sát và lắng nghe.

- Trẻ nhắc lại

- Trẻ thực hiện.

-Trẻ trả lời

-Trẻ chơi

-Trẻ đi nhẹ nhàng.

- Trẻ lắn nghe

Hoạt động góc:                  PV: Bác sỹ

                                           XD: Bệnh vện

                                            HT: Nối số lượng

                                            NT: Vẽ đồ dùng gia đình

 Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: .........................................................

....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Thứ 5 ngày 21 tháng 10 năm 2021.

HOẠT ĐỘNG 1:

                  LĨNH VỰC       : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.

                          HOẠT ĐỘNG   : LQVT

                     ĐỀ TÀI           : Chia nhóm có số lượng 7 thành 2 phần

.I . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức

- Trẻ biết chia 7 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách

-Trẻ chơi thành thạo trò chơi.

2. Kỹ năng

- Luyện kỹ năng đếm đến 7.

- Trẻ có kỹ năng nhận biết và tạo nhóm đối tượng có số lượng 7.

- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh

3. Giáo dục

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

-  Giáo dục trẻ tính đoàn kết trong giờ học

II. CHUẨN BỊ:

- Mỗi trẻ 7 cái quần, 7 cái áo

Đồ dùng có số lượng 7

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1. Ôn định tổ chức:

- Cho trẻ hát bài " Ông cháu "

- Trò chuyện với trẻ sau đó giới thiệu bài

2. Nội dung :

*Hoạt động1: Thêm bớt tạo nhóm số lượng 7

- Cô có mấy cái áo ?    [ 6]

- Muốn có 7 phải lamg gì ?

 * Hoạt động 2 : Chia 2 phần

- Cô tặng các con hộp quà

- Cô muốn chia số áo cho 2 gđ bạn búp bê

- Cô chia [ 3-4 ]

- Cô hỏi bạn nào có cách chia khác [ gọi 3 cháu lên chia ]

-Vậy có mấy cách chia 7 đối tượng thành 2 phần

- Bây giờ mỗi tổ chia theo một cách

- Chia theo yêu cầu của cô : Nếu 1 phần có 1 thì phần còn lại là mấy ?

* Hoạt động 3 :Trò chơi

- Chia làm 3 đội lên chia 7 đối tượng thành 2 phần [ 7 bông hoa, 7 cái ô, 7 quả ]

3. Kết thúc :

- Cô nhận xét chung

- Trẻ hát

-Trẻ trò chuyện cùng cô

- Trẻ đếm

- Trẻ trả lời, thêm, đặt số

Trẻ mở lấy áo

- Trẻ đếm đặt số tương ứng

- Trẻ xung phong lên chia gắn số

-Trẻ trả lời

- Trẻ thực hiện

- Trẻ chia nói kết quả

- Trẻ chơi

-Trẻ nghe

HOẠT ĐỘNG 2:

                          LĨNH VỰC       : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC.

                          HOẠT ĐỘNG   : LQVT

                           ĐỀ TÀI             :  Cách đo độ dài một đối tượng

I. MỤC TIÊU :

1 Kiến thức: 

 Trẻ nhận biết mục đích của phép đo là biểu diễn độ dài của một đối tượng qua độ dài của 1 vật chọn làm đơn vị đo.

- Tập đo độ dài của đối tượng bằng 1 đơn vị đo. Làm quen với thao tác đo.
2. Kỹ năng:

 - Phát triển tư duy so sánh tổng hợp, chú ý có chủ định, sử dụng đúng thuật ngữ toán học.
3.Giáo dục:

 - Trẻ nghiêm túc thực hiện hoạt động. Giáo dục trẻ .

II. CHUẨN BỊ:

* Đồ dùng của cô: Thảm cho trẻ ngồi, một băng giấy màu xanh  =     cm, một băng giấy đỏ dài bằng bút màu, thẻ số, 2 giỏ đồ chơi là các loại rau, củ quả...

* Của trẻ:

- Mỗi trẻ có 1 rổ đồ dùng gồm có một băng giấy dài 20cm, thước đo dài 5 cm, que tính, sợi dây, thẻ số từ 2 – 4, bút lông.

III. TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

DKHĐ của cô

DKHĐ của trẻ

1Ôn định tổ chức: Gây hứng thú.

- Cô cùng trẻ hát bài “Cháu yêu bà” Cô hỏi trẻ:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về ai?

2.Nội dung:

* Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ.

- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Thi ai bật xa” Cô nói cách chơi mỗi lần chơi cô mời 2 bạn, các bạn đứng sát vạch chuẩn khi có hiệu lệnh của cô thì các bạn bật mạnh về phía trước, cô kiểm tra kết quả bằng cách mời một bạn lên đếm xem các bạn đã bật nhảy qua được bao nhiêu ô vuông cô đã vẽ trên tấm thảm, bạn nào bật qua được nhiều ô vuông là thắng cuộc. Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần cô động viên trẻ.

* Hoạt động 2: Đo chiều dài của đối tượng bằng các đơn vị đo

* Cô làm mẫu cho trẻ xem vừa đo cô vừa nói cách đo:

+ Cô đặt thước đo sao cho cạnh dưới của thước đo sát với mép dưới của băng giấy, đầu phía bên trái của thước đo sát với đầu trái của băng giấy.

+ Cô lấy bút kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước để đánh dấu rồi nhấc thước ra.

+ Tiếp tục cô đặt thước sao cho  đầu phía bên trái của thước sát với vạch bút cô vừa kẻ.

+ Cô kẻ lên băng giấy sát mép phải của thước rồi nhấc thước ra. Cứ làm như thế cô tiếp tục đo cho đến hết chiều dài của băng giấy.

+ Cô đã đo xong băng giấy bằng thước đo, cả lớp đếm xem có bao nhiêu đoạn trên băng giấy?

Băng giấy dài bằng mấy làn chiều dài của thước

đo.

- Cô cho một trẻ lên thực hiện lại thao tác đo cho cả lớp xem và cho trẻ nhắc lại cách đo.

* Trẻ thực hiện: Cô cho trẻ về chỗ ngồi và lấy đồ dùng ở trong rổ của mình để thực hành thao tác đo.

- Các con nhìn xem trong rổcó gì? Hôm nay chúng mình đo chiều dài của băng giấy bằng thước đo, que tính và sợi dây nhé.

- Trẻ đo cô quan sát gợi ý và hướng dẫn trẻ cách đo

+ Con đang làm gì?

+ Đo cái gì?

+ Đo như thế nào?

+ kết quả ra sao?

+ Dùng thẻ số nào cho tương ứng/

- Cô hỏi trẻ: Tại sao cùng một băng giấy mà khi đo bằng các vật đo khác nhau thì được kết quả khác nhau.

Hoạt động 3: Ôn luyện.

Cho trẻ chơi trò chơi “Thi xem tổ nào nhanh” Cô nói cách chơi, luật chơi.Cô tặng  chúng mình rất nhiều quà  và muôn lấy được những món quà đó các con sẽ cùng đo khoảng cách từ vạch xuất phát đến giỏ quà là mấy bàn chân bằng cách các con đi nối bàn chân. Khi bạn đi lấy quà các con ở phía sau sẽ đếm to số bàn chân mà bạn bước khi đi. Mỗi bạn lên sẽ nhận lây 1 phần quà mang về cho đội mình, nếu bạn nào đi không đúng phần quà đó sẽ không được tính, trong cùng một thời gian nếu đội nào lấy được nhiều quà thì đội đó giành chiến thắng.

- Cô cho trẻ chơi và sau khi trẻ nhận quà xong hỏi trẻ đã đo được mấy bàn chân và đo như thế nào [ đi nối gót tiến lên]

-K 3. kết thúc :

-     -Cô nhận xét và cùng trẻ thu dọn đồ dùng

--   - cho trẻ cùng hát  và đi ra ngoài

-Trẻ hát cùng cô

- 2-3 trẻ trả lời

 -Trẻ quan sát cô làm mẫu

-Trẻ đếm số thước cô đã đo

- Trẻ xung phong

-Trẻ thực hiện

 -Trẻ trả lời

 -Trẻ về nhóm để thực hiện

- Trẻ trả lời

 -Trẻ thực hiện

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hát đi ra ngoài

 Hoạt động góc:         PV: Bác sỹ

                                   XD: Bệnh vện

                                   HT: Xếp đồ dung người thân

                                   DG: Cờ lúa ngô

 Nhận xét đánh giá và điều chỉnh kế hoạch: ..........................................................

.....................................................................................................................................

......................................................................................................................................

                    Thứ 6 ngày 22 tháng 10 năm 2021.

                                   LĨNH VỰC        : PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ.

                                    HOẠT ĐỘNG   : Làm quen văn học.

                                    ĐỀ TÀI              :  Thơ : Thương ông

                               Loại tiết          : Đa số trẻ chưa biết.

I. MỤCTIÊU:

1. Kiến thức

 - Trẻ biết tên bài thơ ,tên tác giả và hiểu được nội dung của bài thơ .

- Cảm nhận được vần,nhịp điệu,ngữ điệu của câu thơ

2. Kỹ năng

 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,phát âm chính xác .

- Rèn kỹ năng ghi nhớ

 - Trẻ biết lắng nghe,trả lời lịch sự,lễ phép với mọi người.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ ý thức nề nếp trong giờ học.

- Trẻ hứng thú hăng say tham gia các hoạt động học.

II. CHUẨN BỊ:

 -Tranh thơ - 30 chiếc gậy nhỏ

III: TRÌNH TỰ HƯỚNG DẪN:

DK HĐ của cô.

DKHĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Cho trẻ hát và vđ theo nhạc bài hát" Ông cháu "

- Cô hỏi trẻ: Các con vừa hát bài gì?

2.Nội dung: 

* Hoạt động 1:Cô đọc thơ cho trẻ nghe:

- Cô đọc diễn cảm  lần 1,giới thiệu tên bài ,tên tác giả.

- Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh.

- Cô giảng nội dung : Bạn nhỏ trong bài thơ rất thương ông vì ông bị đau chân bạn biết giúp đỡ để ông bước lên nhà.

-Cô đọc thơ lần 2: Kèm tranh minh họa[ nếu có ]

* Hoạt động 2:Đàm thoại, giảng giải

 ĐT: - Cô hỏi trẻ vừa rồi cô đọc cho các con nghe bài thơ gì nào?

- Chân ông bị làm sao ?Bạn Việt đã giúp đỡ ông NTN?

- Ở nhà con đã làm gì để giúp đỡ ông bà ?

- Vậy bạn nào cho cô biết bài thơ của tác giả nào?

- Bạn nào giởi cho cô biết trong bài thơ bạn đã giúp đỡ ai ?

- Giáo dục trẻ :Các con  phải biết giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ....

* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ.

- Vừa rồi các con rất giởi trả lời rất đúng câu hỏi của cô đấy .Bây giờ lớp mình hãy đọc cùng cô bài thơ này nhé!

- Cô cho trẻ đọc 2 đến 3 lần.

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.

- Sau đó cô cho từng tổ,cá nhân đọc.

- Cô chú ý sửa sai cho trẻ

* Hoạt động 4 :  Trò chơi: Tặng gậy cho ông

- Trẻ chia thành 3 tổ rồi bật qua 3 vòng lên lấy gậy tặng cho ông. Đội nào lấy được nhiều gậy là thắng.

3.Kết thúc:

- Lớp mình cùng đứng lên hát cùng cô bài hát "Thương ông " nào.Cô dặn dò trẻ về nhà đọc thơ cho ông bà bố mẹ cùng nghe.

-Trẻ thực hiện

-Trẻ trả lời .

- Trẻ quan sát

- Trẻ trả lời

- Vâng ạ

- Trẻ đọc theo tổ nhóm cá nhân

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi

- Trẻ hát và VĐ cùng cô

Hoạt động góc:                  PV: Bác sỹ

                                           XD: Bệnh vện

                                          DG  : Cờ lúa ngô

                                            TN: Vẽ đồ dùng gđ

   Nhận xét đánh giá và điều chỉn kế hoạch: ..........................................................

....................................................................................................................................

......................................................................................................................................

NHẬN XÉT CỦA BAN GIÁM HIỆU

.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ :  GIA ĐÌNH

PHÁT TRIỂN TCXH

PT THẨM MĨ.

PT NGÔN NGỮ

PT THỂ CHẤT.

PT NHẬN THỨC.

ƯU ĐIỂM.

......... trẻ thể hiện sự vui thích khi hoàn thành công việc

...........trẻ thể hiện sự an ủi và chia sẻ với người thân, bạn bè

............trẻ lắng nghe ý kiến của người khác             

............trẻ kính trọng người lớn, nhường em nhỏ.

........trẻ thể hiện cảm xúc và vđ phù hợp với nhịp điệu của bài hát

..........trẻ tô màu về gđ, đ/d gđ đẹp, hợp lý

...trẻ biết tô vẽ về người thân

...........trẻ nhận ra vẻ đẹp tình thân trong quan hệ họ hàng

...........trẻ biết vẽ cắt dán đồ dùng gđ

........trẻ phát âm chính xác b, d, đ. Số 1-7

…….trẻ nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui buồn, tức giận, ngạc nhiên sợ hãi

..........trẻ nói rõ ràng đủ câu

........trẻ biết sử dụng một số từ chào hỏi lễ phép phù hợp với tình huống

.........trẻ đọc thơ diễn cảm

..........trẻ lời tốt các câu hỏi

.......trẻ có kỹ năng bò, trườn, bật ném

...trẻ biết bật xa tối thiểu 50cm

.........trẻ biết nhẩy lò cò 5 bước liên tục

..........trẻ tạp đúng các bài tập TD

...........trẻ nhận biết phân loại được một số đ/d thông thường theo chất liệu và công dụng

.........trẻ  nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 6

............trẻ  biết tên tuổi các thành viên trong gđ, mối quan hệ giữa các thành viên và một số công việc hàng ngày

……..trẻ  biết địa chỉ nơi ở, các kiểu nhà khác nhau

……….trẻ biết tên công dụng , chất liệu ,đ/d trong gđ

. .........trẻ thuộc thơ nhớ nội dung truyện

............trẻ nhận biết và phát âm đúng e,ê-số từ 1-7

HẠN CHẾ.

trẻ chưa biết lắng ghe................................................................................................

một số trẻ, hát,kĩ năng tô màu chưa tốt như ...................................................

Một số trẻ chưa phát âm chính xác, nói chưa rõ ràng

.......................................................................................

........................................................................................................................................

Một số trẻ chưa biết sao chép từ chữ cái, chưa biết công dụng, chất liệu ................................................................................................................................

 HƯỚNG KHẮC PHỤC:

 - Dạy thêm toán cho trẻ vào các buổi chiều.

 - Rèn cho trẻ phát âm ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi hoạt động.

 - Lưu ý đến một số trẻ kém.

Video liên quan

Chủ Đề