Sơn La dài bao nhiêu km?

- Lám Kia: Sau khi dơi đã làm sạch, người ta để cả con dùng gia vị [xả, mắc khén] nhét vào bụng rồi ấn vào ống tre gai, cho một vài hột sa nhân hoặc một vài vị thuốc dân gian, đổ một ít nước, nút bằng lá dong. Hầm 3-4 giờ, cạn nước laị đổ thêm. Nước trong ống dành cho người già và trẻ em dùng. Đây là một món có giá trị dinh dưỡng được dân tộc Thái rất ưa thích.

                                                                                                                                                                                                                                                    Hồng Thủy, phòng Văn hóa và Thông tin - Tổng hợp

Tỉnh Sơn La có phía bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu [đường ranh giới dài 252km]; phía đông giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ [đường ranh giới dài 135km]; phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa [đường ranh giới dài 42km] và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [đường biên giới dài 274,056km]; phía tây giáp tỉnh Điện Biên [đường ranh giới dài 85km]. Chiều dài tỉnh theo hướng Tây Bắc - Đông Nam [từ Cà Nàng đến Xuân Nha] khoảng 210km. Chiều rộng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc [từ Ngọc Chiến đến Mường Lèo] khoảng 145km.

Tỉnh Sơn La nằm trên trục đường quốc lộ 6: Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biến, tuyến đường huyết mạch của vùng Tây Bắc, nên có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng. Tỉnh Sơn La là cầu nối giữa Hà Nội với Điện Biển, Lai Châu, nên có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của cả vùng Tây Bắc. Trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến quốc lộ 37, quốc lộ 32B, quốc lộ 43, quốc lộ 279, quốc lộ 4G, tạo cho tỉnh những điều kiện thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa với các tỉnh trong vùng Tây Bắc, với khu vực kinh tế năng động đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ. Tỉnh Sơn La tiếp giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, với đường biên giới dài 274,056km, và có hai cửa khẩu chính là cửa khẩu quốc gia Lóng Sập [huyện Mộc Châu] và cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương [huyện Sông Mã], hai cửa khẩu phụ là Nậm Lạnh [huyện Sốp Cộp], Nà Cài [huyện Yên Châu], vì thế có vị trí quan trọng trong việc hợp tác, giao lưu phát triển kinh tế với nước bạn Lào,

Sơn La nằm ở vị trí thượng nguồn của một số hệ thống sông chảy xuôi về đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, vì thế vị trí địa lý của tỉnh còn có ý nghĩa quan trọng cả về tự nhiên và kinh tế, xã hội.

Lãnh thổ Sơn La thuộc đới gió mùa chí tuyến của miền khí hậu phía Bắc, nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới, có mùa đông lạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thảm thực vật rừng đa dạng, phong phú và phát triển nông nghiệp nhiệt đới. Như vậy, vị trí địa lý của Sơn La có ý nghĩa quan trọng về tự nhiên, kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng. Vị trí địa lý của tỉnh tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế.

Là một tỉnh thuộc miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Có diện tích tự nhiên 14.125 km² chiếm 4,27% tổng diện tích cả nước. Toàn tỉnh Sơn La có 11 đơn vị hành chính [1 thành phố, 11 huyện] với 12 dân tộc cùng sinh sống. Toàn tỉnh Sơn La có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển. Là một tỉnh có tiềm năng phát triển với nhiều điểm du lịch hấp dẫn chính vì vậy trước khi đến du lịch Sơn La nhiều du khách muốn tìm hiểu thông tin chi tiết về cung đường, tuyến điểm… Thì bản đồ của tỉnh là một sự lựa chọn hoàn hảo. Vậy bài viết này sẽ giới thiệu đến quý khách chi tiết nhất về bản đồ thành phố Sơn La.

Sơn La là một tỉnh miền núi nằm ở phía Tây Bắc của nước ta

 

>> Xe thêm: Những địa điểm du lịch nổi bật tại Sơn La

Sơ lược một số nét cơ bản về tỉnh Sơn La

Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Bắc. Có tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 14.125  km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam. Hiện tại, tỉnh Sơn La có 12 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố và 11 huyện với 204 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 7 phường, 9 thị trấn và 188 xã.

Về địa giới tỉnh Sơn La phía bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hòa Bình; phía tây giáp với tỉnh Điện Biên và một đoạn biên giới ngăn với tỉnh Phongsali [Lào]; phía nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Huaphanh [Lào]; phía tây nam giáp tỉnh Luangprabang [Lào]. Sơn La có đường biên giới dài 250 km và chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.

Địa hình nơi đây được tính trung bình cao khoảng 600 -700m so với mực nước biển. Địa hình được chia thành 3 vùng sinh thái, 1: vùng trục quốc lộ 6 , 2: vùng lòng hồ Sông Đà, 3: vùng biên giới. Ngoài ra nổi bật lên cả là 2 cao nguyên lớn là Mộc Châu và Nà Sản với độ cao hàng trăm mét đã tạo nên nét đặc trưng cho địa hình Sơn La. 

Bản đồ Địa giới các huyện của Sơn La

Thông tin cơ bản về thành phố Sơn La

Thành phố Sơn La có 12 đơn vị hành chính, gồm 7 phường: Chiềng An, Chiềng Cơi, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu và 5 xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La.

Chủ Đề