Sự phát triển tự ý thức của học sinh THPT

Ở các em đã xuất hiện nhu cầu tự đánh giá, nhu cầu so sánh mình với người khác. Các em đã bắt đầu xem xét mình, vạch cho mình một nhân cách tương lai, muốn hiểu biết mặt mạnh, mặt yếu trong nhân cách của mình.

Ảnh minh họa

Sự bắt đầu hình thành và phát triển tự ý thức đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc đến toàn bộ đời sống tâm lí của lứa tuổi này, đến hoạt động học tập, đến sự hình thành mối quan hệ qua lại với mọi người. Tự ý thức không có nghĩa là tách rời khỏi thực tế, khỏi thế giới cảm xúc bên trong, không phải là sự thể hiện độc nhất nguyện vọng tự nhận thức, tự mổ xẻ, tự phân tích triền miên, vô bổ. Nhu cầu tự ý thức này sinh từ nhu cầu cuộc sống, từ hoạt động thực tiễn, từ yêu cầu mong muốn của người lớn, của tập thể quy định. Do sự phát triển mối quan hệ với tập thể, với đời sống xã hội, mà học sinh trung học cơ sở nảy sinh nhu cầu đánh giá khả năng của mình, tìm kiếm vị trí của mình, hành vi của mình giúp cho các em hoặc ngăn cản các em đạt được lòng mong muốn trở thành người lớn.

Sự tự ý thức của lứa tuổi này được bắt đầu tự sự tự nhận thức hành vì của mình. Lúc đầu các em tự nhận thức những hành vi riêng lẻ, sau đó toàn bộ hành vi của mình. Cuối cùng các em  nhận thức về những phẩm chất đạo đức, tình cách và khả năng của mình.

Theo gia sư tiếng anh thì sự hình thành tự ý thức của các em là một quá trình diễn ra dần dần. Cơ sở đầu tiên của sự tự ý thức của các em là sự nhận xét đánh giá của người khác, nhất là người lớn. Vì thế các em ở đầu lứa tuổi này hình như nhận xét mình bằng con mắt của người khác. Tuổi các em càng nhiều, các em bắt đầu có khuynh hướng độc lập phân tích và đánh giá nhân cách của mình hơn.

Nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy, không phải toàn bộ những nét tính cách được các em ý thức cũng một lúc. Những phẩm chất được các em ý thức được trước đó, đó là những phẩm chất có liên quan đến nhiệm vụ học tập. Ví dụ như tính kiên trì, sự chú ý, sự chuyên cần...

-    Sau đó là thể hiện thái độ với người khác. Ví dụ: tình đồng chí, tình bạn, tính vị tha, tính nhẫn nại, tính bướng bỉnh..

-    Tiếp đến là những phẩm chất thể hiện thái độ đối với bản thân. Ví dụ: tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang...

-   Cuối cùng là những nét tính cách tổng hợp thể hiện nhiều mặt của nhân cách. Ví dụ: tình cảm trách nhiệm, lòng tự trọng, danh dự, tính nguyên tắc, tính mục đích,...

Sở dĩ quá trình hình thành sự tự ý thức diễn ra như trên vì:

-     Hoạt động học tập và thái độ đối với mọi người được các em xác định là mặt biểu hiện chủ yếu của nhân cách.

-    Những nét tính cách như tính khiêm tốn, tính tự cao, tính khoe khoang...là những nét tích cách các em dễ nhận thấy khi giao tiếp với mọi người.

-   Còn những nét tính cách như tình cảm trách nhiệm, tính nguyên tắc, tính mục đích là những nét tính cách phức tạp tổng hợp do đó mà các em khó nhận thấy ngay.

Đặc điểm quan trọng về tự ý thức của lứa tuổi này là sự mâu thuẫn giữa nhu cầu tìm hiểu bản thân với kỹ năng chưa đầy đủ để phân tích đúng đắn sự biểu lộ của nhân cách. Trên cơ sở đó này sinh những xung đột do mâu thuẫn giữa mức độ kì vọng của các em với địa vị thực tế của chúng trong tập thể, mâu thuẫn giữa thái độ của các em với bản thân, đối với  những phẩm chất nhân cách của mình và thái độ của các em đối với người lớn, đối với bạn bè cùng lứa tuổi. Vì thế A.G.Coovalia nhận xét rằng, sự đánh giá đúng đắn nhân cách của lứa tuổi này quan trọng như thế nào, để đừng gây cho các em hai rung cảm trái ngược nhau: tự cao và kém cỏi.

Ý nghĩa quyết định nhất để phát triển tự ý thức của lứa tuổi học sinh trung học cơ sở là cuộc sống tập thể của các em, nơi nhiều mối quan hệ giá trị đúng đắn. Mối quan hệ này sẽ hình thành ở các em lòng tự tin vào sự tự đánh giá của mình là những yêu cầu ngày càng cao đối với hành vi, hoạt động của các em, nguyện vọng tìm kiếm một vị trí trong hệ thống những mối quan hệ xã hội đúng đắn với các em, cũng đồng thời giúp cho sự phát triển về mặt tự ý thức của các em.

Như vậy trên cơ sở phát triển tự ý thức và thái độ nhận thức thực tế, trên cơ sở yêu cầu ngày càng cao đối với chúng, vị trí mới mẻ của các em trong tập thể, đã làm nảy sinh khát vọng tự tu dưỡng nhằm mục đích phát triển cho bản thân những nét tính cách tốt, khắc phục những nét tính cách lạc hậu, những khuyết điểm sai lầm của mình.

Trung tâm gia sư Đức Minh

Nguyễn Ngọc Anh Thư – DHSVAN17ACHỦ ĐỀ 4: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THPTI.Sự phát triển trí tuệ của học sinh THPT1.Tri giác của thanh niênKhái niệm:- Tri giác là một quá trình tâm lí, phản ánh một cách trọn vẹn mộtsự vật hiện tượng khách quan khi chúng tác động trực tiếp tácđộng vào các giác quan của chúng ta.- Cảm giác và tri giác có chủ định chiếm ưu thế. Tính nhạy cảm củacảm giác và tri giác phát triển cao. Thanh niên tri giác thời gian vàkhông gian cũng chính xác hơn.- Tri giác có mục đích đã đạt đến mức độ cao. Quan sát có mụcđích, có hệ thống và toàn diện hơn. Trong quá trình quan sát cácem biết phân tích, tổng hợp từ nhiều chi tiết khác nhau để tìm ranhững yếu tố chung, quan trọng nhất của sự vật và hiện tượng.- Nhờ ngôn ngữ phát triển nên tri giác của học sinh THPT có hiệuquả cao hơn, phản ánh đối tượng đầy đủ hơn và chi tiết hơn.Tuy nhiên ở một số em vẫn quen quan sát hời hợt và phân tán. Cácem có thể nhận xét một cách sơ lược khi chưa tích lũy đầy đủ các sựkiện quan sát được.VD: Giai đoạn tuổi thanh niên [14-18 tuổi]: Học sinh nhận thức đượcbản thân yêu thích môn học nào và có sở thích riêng ra sao…2.Trí nhớ của học sinh THPT- Trí nhớ có chủ định đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động trí nhớVD: khi học bài các em biết tìm ra ý chính, học kĩ vào các phầntrọng tâm...- Học sinh THPT sử dụng thành thạo các thao tác ghi nhớ và các thủthuật ghi nhớ. Tuy nhiên vẫn có học sinh chủ yếu ghi nhớ máy móc vì không hiểubài mà vẫn cố gắng ghi nhớ.3.Tư duy của học sinh THPT- Ở lứa tuổi này tư duy trừu tượng chiếm ưu thế.- Do cấu trúc của não phức tạp, chức năng của não phát triển hoànthiện nên tư duy của học sinh THPT phát triển về mọi mặt:+ Tiến hành các thao tác tư duy tương đối nhanh và linh hoạt.+ Lập luận chặt chẽ, có căn cứ và nhất quán.+ Tính độc lập và tính phê phán của tư duy cũng phát triển.+ Khi phân tích, học sinh biết phân biệt dấu hiệu bản chất và khôngbản chất.+ Khi phán đoán biết dựa vào luận cứ và cơ sở.+ Khả năng sáng tạo cũng phát triển mạnh nên học sinh thường hamhiểu biết. Nhìn chung học sinh THPT có thể nắm được các khái niệmtrừu tượng và các mối quan hệ phức tạp của sự vật hiện tượng. Tuynhiên cũng còn nhiều học sinh chưa chịu phát huy hết khả năng tưduy của mình, thường lười suy nghĩ.VD: Học sinh có thể suy luận ra một câu ca dao, tục ngữ khi nhìn vàomột bức tranh, một bức ảnh,…4.Tưởng tượng của học sinh THPT- Rất phát triển, các em biết dùng nhiều phương pháp sáng tạo hìnhảnh mới.- Học sinh THPT khá giàu sức tưởng tượng, tưởng tượng nhanh vàphong phú.- Tưởng tượng tái tạo tương đối chính xác vì các em đã có nhiềukinh nghiệm.- Học sinh THPT có nhiều hứng thú với tưởng tượng sáng tạo. Cácem có những sáng tạo cho những ước mơ, tương lai của cuộcsống, có khi còn sáng tạo kĩ thuật.- Hình ảnh trong tưởng tượng của các em rất độc đáo, lãng mạn vàtrong sáng, có tính hiện thực hơn so với tuổi thiếu niên.Ví dụ: sáng tác thơ, viết truyện ngắn, vẽ,...5. Về ngôn ngữ của học sinh- Ngôn ngữ giàu hình tượng, đặt câu đúng ngữ pháp trong khi nóivà viết.- Học sinh THPT có nhu cầu dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt ýnghĩ và tình cảm của mình một cách hay nhất.- Tuy nhiên cũng có một số học sinh cầu kỳ trong ngôn ngữ, đặt câusai, viết lỗi chính tả, dùng từ không chính xác.II.Sự phát triển của tự ý thức1. Tự ý thức của học sinh THPT có đặc điểm- Bắt nguồn từ mục đích sống, từ yêu cầu của hoạt động mà các emtham gia, từ địa vị của các em trong tập thể và các quan hệ mới của các emđối với xã hội.- Tự ý thức của các em phát triển mạnh mẽ: Có sự lo lắng cho bảnthân.Ví dụ: lo lắng về nghề nghiệp của tương lai.- Học sinh THPT vẫn khao khát muốn biết mình là ai, là người nhưthế nào, có năng lực gì, xứng đáng với cái gì...?- Học sinh THPT chú ý và cầu toàn tới dáng vẻ bên ngoài củamình.- Tuy nhiên cũng có những thanh niên lãng tránh hiện thực, tìm đếnthế giới ảo, không biết tự lo và tự định hướng tương lai cho bảnthân.2. Khả năng tự nhận thức bản thân của học sinh THPT- Ý thức được các diễn biến tâm lý bên trong của bản thân như: tâmtrạng, tâm thế, thái độ....và nguyên nhân gây ra chúng.- Nhận thức được phẩm chất đạo đức, những nét tính cách, phẩmchất ý chí và thuộc tính của bản thân.- Hình ảnh về cái tôi của các em có cấu trúc phức tạp, gồm:+ Cái tôi hiện thực: tôi thấy mình là người...+ Cái tôi năng động: tôi đang cố gắng trở thành...+ Cái tôi lý tưởng: tôi muốn...+ Cái tôi huyền tưởng: nếu...tôi sẽ...- Học sinh THPT nhận thức về bản thân bằng con đường tự quansát. Các em độc lập, tự nhận thức và nhận thức bản thân theo quanđiểm của riêng mình.3. Khả năng tự tỏ thái độ và tự đánh giá bản thânKhi hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc các vai trò khác nhau, các em tỏ ra sungsướng, tự hào, hân hoan, tự tin...Ví dụ: Hào hứng khi bài kiểm tra được điểm cao,…Lòng tự trọng, tính tự phê của học sinh THPT cũng rất cao, các em tự lên án,tự xấu hổ...khi mắc sai lầm Vì vậy, trong công tác dạy học và giáo dục cần có sự giúp đỡ kịp thời.Nhu cầu tự khẳng định của học sinh THPT phát triển mạnh mẽ, các emmuốn được khen, được thừa nhận và tôn trọng, tin tưởng.Tính xung động của các phản ứng cảm xúc giảm đi nhiều, các em biết điềuchỉnh cảm xúc, hành vi của mình.Thanh niên đã biết dựa trên các cơ sở khi đánh giá như: so sánh kết quả đạtđược với mức độ kỳ vọng, so sánh mình với người khác và biết dựa vào các chuẩnmực đạo đức để tự đánh giá.Thanh niên không chỉ đánh giá các phẩm chất, cử chỉ, hành vi đơn giản, màbiết tự đánh giá các phẩm chất phức tạp của nhân cách như: tinh thần tráchnhiệm, tính nguyên tắc...Có khả năng tự đánh giá đúng ưu điểm và nhược điểm của bản thân. Nhờ đómà học sinh biết phát huy những ưu điểm và biết tìm cách khắc phục cácnhược điểm để ngày càng hoàn thiện nhân cách của mình.Tuy nhiên, sự tự đánh giá đó còn có các nhược điểm như:+ Thanh niên có xu hướng đề ra những kỳ vọng quá cao, không thực tếthường được biểu hiện ở những em tự đánh giá cao phẩm chất và năng lựccủa mình trong tập thể, trong nhóm bạn bè, đề cao ưu điểm của mình coithường người khác.Mặc dù có những thiếu sót trong tự đánh giá trên nhưng sự tự đánh giá bảnthân, tự phân tích bản thân đã trở thành yếu tố của sự tự xác định về đạođức- xã hội, đó là dấu hiệu cần thiết cho một nhân cách phát triển, là tiền đềcủa sự giáo dục.4. Khả năng tự giáo dụcPhần lớn thanh niên đã tiến hành tự giáo dục để hoàn thiện nhân cách bảnthân. Sự tự giáo dục của thanh niên cao hơn một bậc so với thiếu niên.Ví dụ: thanh niên thường có yêu cầu cao với mình,nghiêm khắc với bản thân hơn.III.Sự hình thành thế giới quanThế giới quan là những hiểu biết của con người về các nguyên lý chungnhất, về các quy luật của thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy.Thế giới quan cá nhân là hệ thống quan điểm của cá nhân về tự nhiên, xã hộivà tư duy.Đến lứa tuổi thanh niên thì thế giới quan được hình thành một cách rõ nét.Sự hình thành thế giới quan diễn ra một cách mạnh mẽ với những biểu hiện:- Thanh niên gia tăng hứng thú nhận thức với những vấn đề vềnguyên tắc, về quy luật chung nhất của thế giới tự nhiên, xã hội- Nhân sinh quan của thanh niên cũng hình thành mạnh mẽ. Rấtnhiều thanh niên quan tâm suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, vàđã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: sống để làm gì? Sống phải nhưthế nào?- Tuy nhiên, cũng có một số em chưa hình thành được thế giới quanđúng đắn. Các em bị ảnh hưởng của tư tưởng tiêu cực, không lànhmạnh...dẫn đến đề cao cuộc sống hưởng thụ, thụ động, lập trườngchưa vững vàng, không có bản lĩnh. Cần quan tâm giáo dục và hình thành thế giới quan và nhân sinh quan chohọc sinh THPT thông qua giảng dạy các môn hoc, giáo dục đạo đức, đặc biệtlà học tập triết học Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.IV.Giao tiếp và đời sống tình cảm của thanh niên học sinh.1.Giao tiếp trong nhóm bạn và trong tập thể.- Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi có nhu cầu giao tiếp phát triển đếnđỉnh cao. Chính vì vậy mà thanh niên nhanh chóng mở rộng phạmvi giao tiếp và phức tạp hóa hoạt động sống của mình.- Thanh niên thường có nhiều nhóm bạn bè: nhóm bạn và tập thểhọc sinh có tổ chức trong nhà trường như nhóm học tập, lớp học,hội học sinh... nhóm bạn có tổ chức nhưng ngoài nhà trường nhưnhóm thể thao, câu lạc bộ...- Tuổi thanh niên là tuổi có tinh thần tập thể rất cao. Đối với thanhniên, trở thành người được bạn bè trong tập thể yêu mến là điềuquan trọng.- Mặt khác, học sinh THPT cũng có nhu cầu bạn thân rất cao, cácem rất tích cực tìm kiếm bạn thân, nhiệt tình với bạn thân, nhưngcũng đòi hỏi bạn thân sự cảm thông, sự quan tâm giúp đỡ, sự chânthành, sự trung thực.- Quan hệ với bạn bè cùng tuổi chiếm vị trí lớn hơn so với quan hệcủa thanh niên với người lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi.2.Đời sống tình cảm của học sinh THPT. Đặc điểm chung của đời sống tình cảm của thanh niênĐời sống tình cảm phong phú, đa dạng. Khả năng tự kiểm soát vàtự điều chỉnh xúc cảm, thái độ, hành vi của thanh niên cũng đượchình thành và phát triển. Các em có rung động mạnh mẽ trong tìnhcảm gia đình, tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ như yêu quêhương, yêu đất nước... Tình bạnTình bạn của học sinh THPT sâu sắc hơn và bền vững hơn nhiềuso với tuổi thiếu niên.Tình bạn cùng tuổi giữ vai trò trọng yếu trong đời sống tình cảmcủa tuổi thanh niên mới lớn vì chính bạn bè giúp các em đối chiếunhững thể nghiệm và ước mơ lý tưởng.Đối với thanh niên, người bạn là “cái tôi” thứ hai của họ, bạn làtấm gương mà trong đó họ nhìn thấy bản thân.Tình bạn của thanh niên mang màu sắc xúc cảm đặc biệt, họ yêucầu đối với tình bạn là phải thân thiết, mặn nồng...Tình bạn củathanh niên ổn định và sâu sắc hơn nhiều so với tuổi thiếu niên.Tình bạn của thanh niên được hình thành trên cơ sở hứng thúchung, hoạt đông chung... Tình bạn của thanh niên có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh thái độ,hành vi, cảm xúc của thanh niên... Tình bạn khác giớiỞ tuổi học sinh THPT thường bắt đầu xuất hiện một tình cảm đặcbiệt giữa nam và nữ. Đó là những rung cảm hoàn toàn mới mẻ,cảm giác thân thiết, ấm áp, nồng nàn của hai người khác giới. Đâycũng được coi là tình yêu nhưng chưa sâu sắc và được các nhà tâmlý gọi là “ tình yêu học trò”.“Tình yêu học trò” của học sinh THPT mang dáng vẻ của tình bạnthân, trong sáng, hồn nhiên, lãng mạn và cảm tính, không vụ lợi vàkhông toan tính, rung động mạnh mẽ, nhưng chưa có sự suy nghĩmột cách đầy đủ.V. Hoạt động lao động và sự lựa chọn nghề của học sinh THPT1.Hoạt động lao động- Lao động là phương tiện quan trọng để phát triển toàn diện nhâncách con người mới XHCN.- Hoạt động lao động tập thể có vai trò quan trọng trong sự hìnhthành và phát triển nhân cách của các em, bởi vì:+ Lao động góp phần tạo ra của cải vật chất, nâng cao sức khỏe,và hình thành các kỹ năng lao động quan trọng cho thanh niên.+ Lao động tập thể được tổ chức đứng đắn sẽ giúp các em hìnhthành tinh thần tập thể, tình yêu hăng say với lao động, tôn trọng người laođộng và tạo ra thành quả lao động2.Lựa chọn nghề nghiệp- Lựa chọn nghề nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của đa sốcác học sinh và thường thảo luận với nhau về trường mà có cácnghề các em yêu thích- Việc chọn nghề trở thành vấ đề cấp thiết, quan trọng và khókhăn đối với học sinh THPT.- Lựa chọn nghề có căn cứ, có suy nghĩ, có đánh giá đúng nănglực bản thân thì học sinh sẽ hứng thú với nghề nghiệp.- Trường hợp có học sinh chọn nghề theo cảm tính, phong tràosẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển về sau- Trong thực tế, học sinh còn quá ít thông tin về nghề nghiệp,trường học vì công tác hướng nghiệp chưa được nâng cao,quan tâm đúng mức. Đây là sự thiếu sót của xã hội và nhàtrường.-HẾT-

Video liên quan

Chủ Đề