Sư tử trong tiếng Anh độc là gì

Đối với các định nghĩa khác, xem Sư tử [định hướng].

Sư tử [Panthera leo], [tiếng Anh: Lion] là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo. Được xếp mức sắp nguy cấp trong thang sách Đỏ IUCN từ năm 1996, các quần thể loài này ở châu Phi đã bị sụt giảm khoảng 43% từ những năm đầu thập niên 1990. Trong văn hóa phương Tây, sư tử được mệnh danh là "chúa tể rừng xanh" [king of the jungle] hay "vua của muôn thú" [king of beasts]. Sư tử là loài dị hình giới tính; con đực lớn hơn con cái với phạm vi trọng lượng điển hình từ 150 đến 250 kg [330 đến 550 lb] đối với con đực và 120 đến 182 kg [265 đến 400 lb] đối với con cái, là loài lớn thứ nhì họ Mèo sau hổ Đông Bắc Á. Sư tử đực có thể dễ dàng được nhận ra từ xa bởi bờm của chúng. Sư tử hoang hiện sinh sống ở vùng châu Phi hạ Sahara và châu Á [nơi quần thể còn sót lại cư ngụ ở vườn quốc gia Rừng Gir thuộc Ấn Độ], các phân loài sư tử tuyệt chủng từng sống ở Bắc Phi và Đông Nam Á. Cho tới cuối Pleistocene, khoảng 10 000 năm trước, sư tử là động vật có vú có phân bố rộng thứ 2 chỉ sau con người. Khi đó, chúng sống ở hầu khắp châu Phi, ngang qua lục địa Á-Âu từ miền Tây Âu tới Ấn Độ, và châu Mỹ từ Yukon tới Peru.[5] Sư tử là loài sắp nguy cấp, chúng đã được liệt kê là loài dễ bị tổn thương trong sách đỏ IUCN kể từ năm 1996 bởi vì những quần thể sư tử ở các nước châu Phi đã giảm khoảng 43% kể từ đầu những năm 1990. Nhiều quần thể sư tử không được bảo vệ bên ngoài những khu vực được chỉ định bảo vệ. Mặc dù nguyên nhân của sự suy giảm chưa được làm rõ một cách đầy đủ, nhưng mất môi trường sống và xung đột với con người là những nguyên nhân lớn nhất.

Sư tử
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học Danh pháp hai phần Phân loài Các đồng nghĩa
Khoảng thời gian tồn tại: PleistoceneRecent
TiềnЄ
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
Q
Một con sư tử đực Nam Phi [P. l. melanochaita][2], chụp tại Okonjima, Namibia
Một con sư tử cái ở Okonjima

Sắp nguy cấp [IUCN 3.1][3]
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Mammalia
Bộ: Carnivora
Phân bộ: Feliformia
Họ: Felidae
Chi: Panthera
Loài:
P. leo[1]
Panthera leo[1]
[Linnaeus, 1758][4]
xem mục Loài phụ ở dưới
P. l. leo [Sensu stricto]

P. l. atrox
P. l. europaea
P. l. melanochaita [Sensu stricto]
P. l. sinhaleyus
P. l. spelaea

P. l. vereshchagini
Phân bố Panthera leo ở châu Phi và Á Âu trong quá khứ cũng như hiện tại
Phân bố sư tử ở Ấn Độ: rừng Gir và những vùng xung quanh đó tại Gujarat là nơi sinh sống cuối cùng của sư tử châu Á hoang dã

Felis leo Linnaeus, 1758

Sư tử sống từ 1014 năm trong tự nhiên, trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, con đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc phải đánh nhau liên tục với các đối thủ đồng loại khác.[6] Chúng thường sống ở xavan và thảo nguyên chứ không sống trong những khu rừng rậm rạp. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại với lối sống theo bầy đàn. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Các nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, chủ yếu săn những loài động vật móng guốc lớn. Chúng là loài động vật ăn thịt đầu bảng chủ chốt và chủ yếu ăn thịt sống, mặc dù chúng cũng sẽ ăn xác thối khi có cơ hội. Một số con sư tử đã được biết đến là có thể săn người, mặc dù đây là điều không thường thấy ở chúng.[7][8]

Là một trong những biểu tượng động vật được công nhận rộng rãi nhất trong văn hóa loài người, sư tử đã được mô tả rộng rãi trong các tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ, trên quốc kỳ, và trong các bộ phim và văn học đương đại. Sư tử đã được nuôi nhốt từ thời Đế quốc La Mã và là một loài chủ chốt được tìm kiếm để triển lãm trong các vườn bách thú trên khắp thế giới kể từ cuối thế kỷ 18. Miêu tả văn hóa của sư tử là nổi bật trong thời kỳ đồ đá cũ; tranh khắc và tranh vẽ từ hang động Lascaux và Chauvet ở Pháp đã có từ 17.000 năm trước, và các mô tả đã xảy ra ở hầu hết các nền văn hóa cổ đại và trung cổ trùng với các phạm vi trước đây và hiện tại của sư tử.

Mục lục

  • 1 Từ nguyên
  • 2 Phân loại
  • 2.1 Phát sinh học
  • 2.2 Phân loài đã tuyệt chủng
  • 2.3 Phân loài chưa xác định
  • 2.4 Phân loài còn tồn tại
  • 2.5 Tiến hóa
  • 2.6 Lai tạo
  • 3 Đặc điểm
  • 3.1 Bờm
  • 3.2 Sự khác biệt về màu sắc
  • 4 Phân bố và môi trường sống
  • 5 Tập tính và sinh thái học
  • 5.1 Cầu trúc bầy đàn
  • 5.2 Săn mồi
  • 5.3 Thiên địch
  • 5.4 Sinh sản và vòng đời
  • 5.5 Sức khỏe
  • 5.6 Giao tiếp
  • 6 Bảo tồn
  • 6.1 Ở châu Phi
  • 6.2 Ở châu Á
  • 6.3 Các dự án bảo tồn
  • 7 Quan hệ với con người
  • 7.1 Trong điều kiện nuôi nhốt
  • 7.2 Săn bắn, chọi thú và thuần hóa
  • 7.3 Tấn công con người
  • 8 Sư tử trong văn hóa
  • 8.1 Ở châu Phi
  • 8.2 Cận Đông
  • 8.3 Viễn Đông
  • 8.4 Ở châu Âu
  • 9 Hình ảnh
  • 10 Xem thêm
  • 11 Chú thích
  • 12 Liên kết ngoài

Chủ Đề