Tác hại của việc phán xét người khác một cách de dàng

          Theo cấu trúc đề thi THPTQG những năm gần đây thì sự khác biệt lớn nhất trong câu hỏi phần làm văn là yêu cầu viết một đoạn văn khoảng 200 chữ thay vì một bài văn hoàn chỉnh. Câu hỏi nghị luận xã hội yêu cầu luận bàn về một vấn đề thể hiện qua một nhận định, một khái niệm, một bài học hay một thông điệp… được rút ra từ ngữ liệu phần Đọc hiểu

            Trong quá trình chấm bài của học sinh, thầy/cô tổ Ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ phát hiện một số lỗi quan trọng về hình thức và nội dung như: dung lượng quá dài [tương đương một bài văn]; câu chủ đề không rõ ràng hoặc thiếu câu chủ đề… không có dẫn chứng hoặc phân tích quá kĩ dẫn chứng; kể lể lan man hoặc nhắc lại các chi tiết trong ngữ liệu phần đọc hiểu…

Để giúp các em học sinh viết đúng hướng, đúng dung lượng, phù hợp về phân bổ thời gian cho đoạn văn nghị luận xã hội, cô giáo Đỗ Thị Thu Hằng – tổ trưởng tổ Ngữ văn – lưu ý với các em những điểm sau

1.Về kĩ năng tạo lập đoạn văn nghị luận xã hội

1.1. Về mặt hình thức:

– Đảm bảo có câu chủ đề [đặt đầu hoặc cuối đoạn văn]

– Các câu trong đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức. HS sử dụng linh hoạt các phép liên kết câu [phép lặp, phép nối, phép thế…]

– Không sai quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt.

1.2. Về mặt nội dung: Đoạn văn đảm bảo hệ thống các ý sau

– Nêu vấn đề: Giới thiệu thẳng vấn đề mà đề bài yêu cầu [1 câu – câu chủ đề đoạn văn]

– Triển khai vấn đề:

+ Giải thích, chứng minh:

Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng được đưa ra trong đề bài [2 – 3 câu]

Nêu biểu hiện cụ thể của tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng [có thể nêu dẫn chứng liên quan nhưng không nên phân tích, bình luận sâu] [3 – 4 câu]

+ Bình luận:

Bày tỏ quan điểm của bản thân đối với vấn đề mà đề bài yêu cầu

Tranh biện với những quan điểm khác hoăc những mặt khác của hiện tượng [3 – 4 câu]

– Kết thúc vấn đề: Bài học nhận thức, hành động cho bản thân [2 – 3 câu]

2. Những lưu ý trong quá trình triển khai đoạn văn

– Đoạn văn nghị luận xã hội khác với bài văn nghị luận xã hội về mặt hình thức và yêu cầu mức độ nội dung.

+ Về mặt hình thức: học sinh không được xuống dòng trong quá trình triển khai đoạn văn. Dung lượng an toàn của đoạn văn 200 chữ là khoảng 2/3 trang giấy thi [tương đương khoảng 20 dòng viết tay]

+ Về mặt nội dung: Không yêu cầu học sinh phải triển khai kĩ càng tất cả các ý như trong kiểu bài đoạn văn nghị luận xã hội

– Học sinh tránh kể lể lan man hoặc nhắc lại những chi tiết trong ngữ liệu đọc hiểu, chép lại phần đọc hiểu “lắp ghép” vụng về vào đoạn nghị luận xã hội

– Trong phạm vi một đoạn văn ngắn, học sinh chỉ nên chọn một dẫn chứng tiêu biểu, điển hình, phù hợp; tránh kể lể những câu chuyện về bản thân, gia đình để làm dẫn chứng.

– Thời gian phù hợp để học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ là 20 – 25 phút/120 phút.

3. Ví dụ minh hoạ

Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày quan điểm của anh/chị về hậu quả của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng” [Đề thi thử THPTQG lần 5 trường THPT Đào Duy Từ]

            – Câu 1: Câu chủ đề:

Trong cuộc sống, nhiều người có thói quen phán xét người khác nhưng đã bao giờ họ nghĩ đến hậu quả của việc “phán xét người khác một cách dễ dàng” hay chưa?

            – Câu 2 -> Câu 7: Hậu quả của việc phán xét người khác một cách dễ dàng [Trình bày thực trạng và nêu dẫn chứng]

Những lời phán xét được thốt ra một cách dễ dàng thường thiếu đúng đắn, khách quan vì người thốt ra chúng chỉ dựa trên một khía cạnh nào đó với cái nhìn phiến diện, chủ quan. Với sự phát triển của mạng internet và các trang mạng xã hội, việc buông lời phán xét người khác càng trở nên dễ dàng hơn, gây ra những hệ luỵ không nhỏ trong mối quan hệ con người với con người. Người hay phán xét người khác một cách dễ dàng dần trở thành những con người ích kỉ, hẹp hòi, bị mọi người xa lánh. Người bị phán xét thiếu cẩn trọng thì bị tổn thương về mặt tinh thần [trầm cảm, stress,…] thậm chí có thể ảnh hưởng tới thể xác. Nhiều cô cậu học trò vì bị bạn bè phán xét mà dẫn đến xô xát, nhẹ thì khẩu chiến nặng thì huyết chiến. Đáng sợ hơn cả là những người nổi tiếng trong cộng đồng mạng hay trong đời sống xã hội, khi không chịu nổi những lời gièm pha ác ý, thiếu chính xác, họ đã chấm dứt sự sống của bản thân [U-Nee: nữ diễn viên kiêm ca sĩ Hàn Quốc tự sát tại nhà ngày 21/1/2007 vì những lời bình luận không hay trên mạng…]

            – Câu 8 –> Câu 10:  Bình luận

Có thể thấy, thực tế cuộc sống luôn có những người tự cho mình quyền phán xét người khác, phát huy triệt để khả năng “bới lông tìm vết”, khen thì ít mà chê thì nhiều. Chúng ta cần phân biệt sự khác biệt giữa sống có chính kiến: biết khen – biết chê với lối sống phán xét người khác một cách tuỳ tiện. Khi phán xét một  người nào đó ta cần có tấm lòng trong sáng, đức tính trung thực, chân thành, thẳng thắn góp ý như Tuân Tử từng nói: “người chê ta đúng là thầy của ta”.

            – Câu 10 –> Câu 11: Bài học cho bản thân:

Ai trong chúng ta cũng có thiếu sót, cũng có lúc buông lời phán xét người khác. Bởi vậy, hãy nhớ rằng: không nên tuỳ tiện phán xét người khác; bình tĩnh lắng nghe, tỉnh táo xử lí những lời phán xét về mình.

Chúc các em thành thục trong kĩ năng, mạch lạc trong tư duy, trong sáng trong diễn đạt, hoàn thành tốt nhất đoạn văn nghị luận xã hội!

Tổ Ngữ văn

Muốn biết một chiếc bánh ăn có ngon hay không, ta phải ăn thử, có những chiếc bánh vẻ ngoài kì dị nhưng vị lại rất ngon, cũng giống như gặp một người, ta không nên "phán xét" họ "một cách dễ dàng", điều tưởng chừng nhỏ nhặt ấy lại có thể mang đến hậu quả to lớn. Phán xét người khác một cách dễ dàng chỉ là những điều mang tính chủ quan, thường mang tính tiêu cực và không đáng tin. Một nữ ca sĩ bị dẫn đến trầm cảm khi đối mặt với vô số lời phán xét của những người không hiểu gì về cô, một nam sinh bị các bạn cô lập chỉ vì một lời chỉ trích vô căn cứ từ bạn cùng lớp dẫn đến những ám ảnh tâm lí mãi không thoát khỏi. Mỗi cá thể là sự vẹn toàn về ngoại hình và tâm hồn, thật thiển cận nếu chỉ nhìn bề ngoài hay một hành động nhỏ mà dễ dàng phán xét người khác. Nếu điều đó thật sự xảy đến, xã hội sẽ chìm trong sự ngu muội của những cái nhìn phiến diện, dùng lời lẽ chủ quan phán xét người khác không làm cuộc sống chúng ta tốt đẹp hơn. Mỗi người đều mang những vẻ đẹp riêng, nhưng không bộc lộ bên ngoài, nó ẩn sâu bên trong bắt buộc ta phải chầm chậm tìm hiểu, đừng dễ dàng phán xét người khác để rồi một ngày nào đó ta lại trở thành nạn nhân của những lời nói gây tổn thương mà chính mình cũng đã từng thốt ra.

Ngay giây đầu tiên khi tiếp xúc một ai đó, phản ứng tự nhiên của chúng ta là không chỉ tự động xử lý thông tin về người đó – mà còn hình thành ý kiến về họ, hoặc tích cực hoặc tiêu cực. Họ là bạn hay thù? Tôi có thể tin tưởng người này không, hay dáng vẻ thân thiện của họ chỉ là bên ngoài thôi? Trong phần lớn trường hợp, hành vi phán xét này diễn ra trong tiềm thức – mà ta hầu như không kiểm soát hay nhận thức được về nó.

Những phán đoán tương tự như vậy có ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định chúng ta muốn kết thân với ai – và muốn tránh né những người nào. Không chỉ dừng lại ở đó – hành vi phán xét còn tác động không nhỏ đến nhận thức đúng và sai về mặt đạo đức. Tuy nhiên, đồng thời, chính nó cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn đề thành kiến cá nhân.

Lấy ví dụ, chúng ta thường cho rằng sai lầm của mình có nguyên nhân từ bên ngoài [vì người khác đối xử với ta không tốt, hoặc vì hướng dẫn của cấp trên không rõ ràng] – trong khi với hành vi xấu của người khác, ta lại tin rằng nó xuất phát từ nhân cách của họ.

Đôi khi, vì sợ hãi, chúng ta có thể nhìn nhận người khác là xấu xa hoặc độc hại – đến mức sẵn sàng làm hại lại họ.

Đôi khi, một đặc điểm xa lạ của đối phương [màu da, tôn giáo, quốc tịch] cũng đủ để ta đánh giá họ là “thấp kém” hơn bản thân.

Vì sao chúng ta có thói quen phán xét?

Về phương diện nào đó, việc phán xét giúp chúng ta hiểu được lý do cho những việc họ làm. Nó giúp ta trả lời các câu hỏi như “Tại sao anh ta lại làm điều đó?” hay “Tại sao tôi lại hành động như vậy?”. Trong quá trình trả lời những câu hỏi này, não bộ của ta đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các hành vi xã hội.

Những phán đoán tự động về hành vi của người khác là cơ sở để ta có thể tồn tại mà không tốn quá nhiều thời gian hoặc năng lượng để hiểu được những gì ta nhìn thấy. Trong một số trường hợp, não bộ xử lý hành vi của người khác một cách tinh tế và từ tốn hơn. Bạn có thể nhận thấy điều này khi ngẫm lại những điều mà bạn bè hoặc đồng nghiệp đã nói – khiến bạn phiền lòng hoặc không thích họ.

Nhận thức về quá trình tự nhiên này là chìa khóa để thay đổi cách chúng ta giao tiếp – và bước đầu học cách ngừng phán xét người khác.

Tại sao không nên phán xét người khác?

Bản năng tự nhiên của chúng ta là luôn đánh giá mọi người xung quanh trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý, ta sẽ không thể lường trước được những tác hại của việc phán xét người khác:

  • Suy nghĩ tiêu cực. Khi liên tục nhìn thấy điều xấu ở người khác, chúng ta đồng thời đang “rèn luyện” tâm trí của mình để luôn chỉ nhìn thấy điều xấu – cả nơi bản thân cũng như mọi người xung quanh.
  • Khiến mọi người rời xa ta. Khi mọi người ý thức về thói quen phán xét của bạn, họ sẽ trở nên cảnh giác với bạn và luôn suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ bất cứ điều gì có ý nghĩa với bạn. Nếu không muốn chỉ toàn có những mối quan hệ “hời hợt”, bạn cần học cách chấp nhận mọi người – bao gồm cả những điểm chưa hoàn thiện của họ.
  • Ngăn cản quá trình phát triển bản thân. Thói quen chỉ trích khiến bạn đánh mất cơ hội cải thiện và phát triển chính mình. Thật dễ dàng để đổ lỗi cho người khác, hơn là nhận trách nhiệm về những lời nói gây tổn thương của mình. Hệ quả là bạn cảm thấy tự tin vào bản thân, và không thể nhận thấy mình cần cải thiện ở đâu.

trước khi nói người khác hãy nhìn lại mình, chê bai người khác không làm bạn đẹp hơn

Đừng vội phán xét qua vẻ bề ngoài – mà không tìm hiểu họ

Có hai loại phán xét mà chúng ta thường đưa ra về hành vi của người khác:

  • Phán xét tình huống [Situational attribution]: Chúng ta tin rằng hành vi của người khác có nguyên nhân xuất phát từ hoàn cảnh cá nhân. Lấy ví dụ, đồng nghiệp có thể nói chuyện thiếu tế nhị – vì họ đang mệt mỏi hoặc làm việc quá sức.
  • Phán xét về tính cách [Personality attribution]: Chúng ta tin rằng hành vi của một người là do tính cách của người đó. Với ví dụ trên đây, ta có thể “chụp mũ” đồng nghiệp của mình là người thiếu kiên nhẫn, hoặc không tử tế – và đó là một phần nhân cách của họ.

Các quy kết về tính cách thường khó xóa bỏ hơn. Thiếu kiên nhẫn hoặc không tử tế là một vấn đề luôn tồn tại và nhất quán, so với việc mệt mỏi hoặc làm việc quá sức chỉ diễn ra tạm thời trong giây lát.

Một ví dụ khác: Hãy thử hình dung bạn đang dắt chó đi dạo quanh khu phố. Bạn vẫy tay chào người hàng xóm khi đi ngang qua họ – với mong muốn giữ quan hệ thân thiện với họ. Và người hàng xóm không phản ứng lại gì cả.

Trong tình huống đó, bạn có thể gán cho họ là người xấu tính hoặc không thân thiện – hoặc bạn có thể nghĩ về những lý do tình huống khiến họ không thể vẫy tay lại. Có lẽ họ đang bị phân tâm bởi một cuộc điện thoại. Có thể họ đang bị căng thẳng trong công việc – nên không để ý đến mọi thứ xung quanh. Hoặc cũng có thể họ đang đeo tai nghe – và thực sự không nghe thấy lời chào của bạn.

Đưa ra những phán xét tình huống – thay vì tính cách – khiến chúng ta cảm thấy nhẹ lòng hơn, cũng như khiến việc giao tiếp trong tương lai của chúng ta với mọi người trở nên dễ dàng hơn.

Nghiên cứu cho thấy con người có xu hướng quy kết về tính cách hơn rất thường xuyên – đặc biệt với những người mà bản thân không biết rõ. Ngược lại, đối với những người mà chúng ta quen biết và quan tâm đến họ, xu hướng phán đoán này thường sẽ thay đổi theo chiều ngược lại.

Hãy nghĩ về người bạn thân nhất của bạn. Nếu họ không gọi lại cho bạn ngay lập tức, bạn có nghĩ đó là do họ thô lỗ hay lạnh lùng không?

Trong phần lớn trường hợp, câu trả lời ắt hẳn là “không”. Bạn sẽ nghĩ đến những lý do cụ thể khiến họ không thể gọi lại – vì bạn biết rất rõ về họ. Có thể họ đang bị mắc kẹt trong một cuộc họp, hoặc đang cần chăm sóc một người thân yêu.

“Thật dễ dàng để khen ngợi hoặc đổ lỗi cho người khác về hành động của họ, nhưng trừ khi ta nắm được động cơ của họ, còn thì chúng ta thực sự chẳng biết gì cả”.

Andy Puddicombe

Hãy ngừng phán xét người khác – nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp

Hãy tưởng tượng trong một cuộc họp, CEO của bạn yêu cầu cấp dưới nêu ý kiến về một vấn đề cụ thể. Anh ta nói với một cấp dưới, “Ý tưởng của anh thật tuyệt vời.” Sau đó với một người khác, “Đó là một ý kiến hay.” Và hoàn toàn im lặng trước lời đề nghị của một cấp dưới thứ ba.

Phản ứng của họ sẽ như thế nào?

Người nhân viên đầu tiên hẳn sẽ cảm thấy hài lòng và được tiếp thêm động lực bởi sự đồng tình của CEO. Người thứ hai ắt sẽ kém hài lòng hơn một chút. Trong khi đó, người thứ ba thì hoàn toàn không cảm thấy một chút động viên hay cảm hứng nào cả.

Dù thực sự thế nào đi nữa, bạn có thể chắc chắn hai điều sẽ xảy ra sau đó.

Đầu tiên, mọi người trong phòng đều nhận thức về hành vi phán xét của người CEO.

Thứ hai, bất kể CEO có thiện ý đến đâu, điều không tránh khỏi là việc đánh giá ý kiến của cấp dưới – thay vì chỉ đơn thuần lắng nghe một cách khách quan – khiến mọi người rơi vào trạng thái do dự và phòng thủ khi thể hiện quan điểm cá nhân.

Không ai thích bị chỉ trích cả. Đó là lý do tại sao phán xét là một trong những hành vi “ngấm ngầm” khiến mọi người rời xa ta, ngăn cản ta tiếp cận những cơ hội thành công lớn hơn. Điều chắc chắn xảy ra khi bạn đánh giá những nỗ lực giúp đỡ của mọi người – đó là họ sẽ không bao giờ hỗ trợ bạn một lần nữa.

Đọc thêm: 20 thói quen xấu trong công việc ngăn cản sự nghiệp

Làm sao để ngừng phán xét người khác?

Làm thế nào để chúng ta có thể ngừng phán xét – nhất là khi người khác đang thành thực cố gắng giúp đỡ ta?

Như chuyên gia Marshall Goldsmith nhớ lại, một trong những tình huống khó xử trong công việc coaching của ông – đó là khách hàng luôn cảm tháy lo lắng về việc liệu hành vi của họ có được đón nhận hay không. Mở rộng ra, họ luôn lo lắng về suy nghĩ của ông đối với những cố gắng thay đổi bản thân của họ.

Công việc của ông là tìm cách để loại bỏ suy nghĩ này của họ.

Ông nói với họ rằng, trong bất kỳ hành trình thay đổi lâu dài nào, mỗi chúng ta đều đối mặt với một lựa chọn. Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề dưới ánh sáng của sự chấp thuận, phản đối, hoặc hoàn toàn trung lập.

Ông đảm bảo với họ rằng ông luôn giữ vị thế trung lập trong mọi hoàn cảnh. Ông không chấp thuận hay phản đối họ. Ông không phán xét. Việc của ông không phải là đánh giá xem họ là người tốt hay xấu – bởi vì họ đã quyết định hành động theo cách A, thay vì cách B.

Điều này cũng giống như khi một bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân. Nếu bạn bước vào phòng khám với một cái chân bị gãy, bác sĩ sẽ không phán xét nguyên nhân bạn bị gãy chân như thế nào. Họ sẽ không quan tâm đến việc bạn bị vấp cầu thang hay bị xe tông. Người bác sĩ sẽ chỉ quan tâm đến việc chữa lành đôi chân của bạn.

Bạn cũng cần phải xây dựng cho bản thân cách suy nghĩ trung lập tương tự – đối với tất cả mọi người, đặc biệt những ai đang nỗ lực giúp bạn thay đổi.

Sâu đây là 7 gợi ý giúp bạn dần trở nên ít phán xét và cởi mở hơn.

1. Phát triển khả năng tự nhận thức – bằng cách quan sát suy nghĩ của chính mình

Bước đầu tiên để ngừng phán xét người khác là chú ý đến suy nghĩ và hành động của bản thân. Điều này đòi hỏi bạn phải có những nỗ lực nhất định trong thực hành chánh niệm [mindfulness] và tự nhận thức [self-awareness].

Trong một vài ngày, hãy dành thời gian để tâm đến suy nghĩ của bạn – đặc biệt chú ý đến những khi bạn đưa ra đánh giá tiêu cực về người khác. Hãy để ý đến các cụm từ hoặc suy nghĩ như:

  • Anh ta không nên làm [điều gi].
  • Nếu tôi là anh ta, tôi sẽ không làm [..]; mà tôi sẽ […].
  • Anh ta thực là người [tính từ tiêu cực].

Một khi nhận thức về những suy nghĩ này, hãy tự hỏi bản thân: tại sao bạn cảm thấy cần phải đánh giá những người được đề cập trên?

2. Ghi lại những tác nhân kích thích suy nghĩ phán xét

Phán đoán có thể là tích cực hoặc tiêu cực; thế nhưng, trong cả hai trường hợp, bạn đều đang giả định rằng mình biết rõ toàn bộ tình huống – và lý do đằng sau hành vi của một ai đó.

Thông thường, khi phán xét, chúng ta kết luận rằng người đó sẽ luôn hành động như vậy. Bạn có thể nghĩ ai đó đã sai, nhưng bạn mới thực sự là người khiến tình hình trở nên rắc rối. Trong nhiều trường hợp, những phán xét như vậy cũng có thể bắt nguồn từ cảm giác bất an trong chính bạn.

Lần tới, khi nhận thấy bản thân đang đánh giá về người khác, hãy biến nó thành cơ hội để xem xét lại nội tâm. Tại sao bạn cho rằng hành động của người khác khiến bạn cảm thấy khó chịu? Bạn có thể làm gì để loại bỏ những trạng thái bất an đó?

Để đạt hiệu quả cao nhất, hãy thử ghi chép lại những suy nghĩ của bạn trong một cuốn nhật ký. Rất có thể, bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các “quy luật” – những thời điểm và tình huống nhất định – mà bạn dễ rơi vào tình trạng phán xét nhiều hơn.

Lấy ví dụ, bạn dễ rơi vào trạng thái phán xét khi ở gần những người nhất định, trong một số môi trường nhất định, hoặc khi bạn đang trải qua một trạng thái cảm xúc nào đó. Học cách nhận biết những tác nhân như vậy là một bước quan trọng để chúng ta học cách ngừng phán xét người khác.

3. Nuôi dưỡng tinh thần đồng cảm

Thực hành sự đồng cảm là một phương pháp tốt để giữ cho những đánh giá của bạn không trở nên quá tiêu cực. Đồng cảm có nghĩa là hiểu những gì người khác đang trải qua – từ “hệ quy chiếu” của họ. Khi đó, bạn nhìn nhận đối phương từ quan điểm của họ, chứ không phải quan điểm của bạn. Điều này cho phép bạn trở nên từ bi và trắc ẩn hơn.

Sự đồng cảm giúp bạn tập trung vào những điểm tương đồng của người khác với bạn – thay vì tập trung vào những điểm khác biệt của họ. Điều này giúp bạn dễ dàng hình thành những phán đoán tích cực hơn, trong khi giảm bớt những đánh giá theo chiều hướng tiêu cực.

Thực tế, đặt mình “vào vị trí của người khác” là một vấn đề thực sự khó khăn. Trong hầu hết trường hợp, nếu ai đó làm điều gì mà bạn cảm thấy kỳ lạ hoặc khó chịu, bạn sẽ không thể thực sự biết hoặc hiểu chính xác động cơ hành động của họ.

Tuy nhiên, chỉ vì bạn không hiểu hoàn cảnh chính xác của người đó – không có nghĩa là bạn không thể cố gắng trở thành một người thấu hiểu và đồng cảm. Hãy nhớ lại những khoảng thời gian mà hành vi của bạn có thể đã khiến người khác thấy kỳ lạ hoặc khó chịu. Điều gì đã khiến bạn hành động như vậy?

Có thể bạn đang trải qua một ngày tồi tệ, hoặc bạn đang gặp khó khăn trong mối quan hệ cá nhân. Ai trong chúng ta cũng từng ít nhật một lần trải qua những khoảnh khắc tương tự!

4. Điều chỉnh lại những suy nghĩ phán xét của bạn

Bây giờ, đã đến lúc nhìn lại những suy nghĩ phán xét của bản thân – và điều chỉnh chúng từ một góc nhìn mới, thấu cảm hơn. Thay vì chỉ trích, hãy thể hiện sự tò mò và mong muốn tìm hiểu vấn đề.

Ví dụ:

  • Suy nghĩ phán xét: Chà, nhân viên A thật quá bất cẩn với công việc của mình.
  • Điều chỉnh lại: Không hiểu sao dạo này nhân viên A có vẻ mất tập trung. Có lẽ anh ấy/ cô ấy đang gặp một số vấn đề ở nhà.

5. Học cách chấp nhận

Một khi đã cố gắng hiểu đối phương, ban hãy học cách chấp nhận con người của họ. Thật sự rất khó để ta có thể thay đổi một người khác. Chỉ có chính họ mới có thể thay đổi bản thân – cũng như chỉ có bạn mới thay đổi được chính mình.

Bạn không cần phải là bạn thân nhất – thậm chí không cần phải thích họ, nhưng hãy cố gắng đừng phán xét hay để những suy nghĩ tiêu cực hình thành trong đầu bạn.

“Bạn chỉ có thể kiểm soát 50% nội dung một cuộc thảo luận: những gì bạn nói ra, và cách bạn phản hồi. Bạn không nhất thiết phải thích những gì người kia nói hoặc cách thức họ nói. Nhưng khi tập trung vào những gì bạn muốn nói và cách bạn truyền đạt nó để người khác lắng nghe, bạn sẽ kiểm soát được chính mình, cảm xúc, suy nghĩ và hành động của bạn. Đó cũng là cơ sở để bạn hình thành niềm tin vào chính mình.”

Jerry Manney

6. Mở rộng các mối quan hệ xã hội

Đây là mục tiêu dài hạn mà bạn phải kiên trì thực hiện, nhưng nó sẽ giúp bạn trở nên cởi mở và ngừng phán xét người khác.

Hãy luôn cố gắng tương tác với mọi người xung quanh. Không chỉ dừng lại ở các mối quan hệ, bạn cũng có thể giữ cho vòng kết nối xã hội của mình trở nên đa dạng – bằng cách thử nghiệm những sở thích mới, tham gia một khóa học, hoặc tìm hiểu một ngôn ngữ mới.

Việc làm quen với những người có hoàn cảnh xuất thân, văn hóa và niềm tin khác nhau sẽ góp phần mở rộng hiểu biết cá nhân, giúp bạn nhận thức rõ hơn về những vấn đề mà người khác có thể đang  phải đối mặt trong cuộc sống của họ.

7. Đừng quên chăm sóc bản thân

Không ai là hoàn hảo, và bạn có thể sẽ vấp ngã một vài lần trong hành trình ngừng phán xét người khác. Hãy chấp nhận điều đó và tiếp tục cố gắng hơn.

Mục tiêu của bạn là trở nên trắc ẩn hơn đối với mọi người, nhưng đừng quên thể hiện tấm lòng đó với chính mình! Khi bạn nhận thấy bản thân đang phán xét, đó có thể là dấu hiệu của nỗi đau hoặc sự bất an trong chính bạn. Nói cách khác, đã đến lúc bạn dành chút thời gian chăm sóc sức khỏe tinh thần cho chính mình.

Đi từ phán xét đến đánh giá

Tất cả chúng ta đều phạm phải thói quen phán xét. Một số thậm chí hành động như thể đó là một sở thích của họ.

Như với hầu hết các hành vi, chúng ta có thể rèn luyện bản thân để suy nghĩ một cách khác đi. Mục đích ở đây là chuyển đổi phương pháp tư duy – từ phán xét sang đánh giá tình huống.

Phán xét là thói quen xấu cần loại bỏ – đặc biệt khi bạn mong muốn trở thành một chuyên gia, hoặc một nhà lãnh đạo tư tưởng trong ngành. Vì những phán đoán chớp nhoáng có thể dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, gây ảnh hưởng về lâu dài. Do đó, điều quan trọng là bạn phải học cách rèn luyện phản xạ tự nhiên của bản thân – từ phán xét thành đánh giá.

Hành vi phán xét khiến ta hành động theo cảm xúc thay vì lý trí. Chúng ta có xu hướng phóng chiếu cảm xúc của mình vào bất cứ điều gì mình nhìn thấy; dần dà, xu hướng đó trở thành một phần con người của ta.

Lấy ví dụ, nếu sự công bình là một phẩm chất của bạn, thì bạn có thể cho rằng mọi người phải tới đúng giờ khi đi họp. Đó là một phẩm chất tuyệt vời, nhưng chính nó cũng có thể khiến bạn có “định kiến” khi một ai đó đến trễ 10 phút sau khi cuộc họp bắt đầu.

Nếu quá nhanh chóng phán xét, bạn sẽ nhìn nhận người đến sau một cách rất tiêu cực vì hành động đi muộn của họ. Không quan trọng nếu đó là đồng nghiệp, người giám sát, nhân viên, nhà cung cấp, đối tác, v.v… Phản ứng bản năng trong đầu của bạn là, “Họ không tôn trọng thời gian của tôi!”

Bây giờ, hãy thử đánh giá lại tình huống nêu trên. Thay vì vội vàng phán xét, hãy ghi lại sự kiện và quan sát người đến trễ một cách cẩn thận suốt cuộc họp. Có thể, họ sẽ xin lỗi vì đã đến muộn. Quan sát xem liệu họ có tỏ ra buồn bã hoặc khác thường theo một cách nào đó không.

Khi phán xét người khác, chúng ta thường không dành thời gian để tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện. Ai trong chúng ta cũng từng trải qua những lần mà nhiều sự việc xảy ra khiến ta không thể làm mọi thứ như bình thường được.

Khi cuộc họp kết thúc, hãy nói chuyện với người đến trễ và lắng nghe họ. Nếu họ ngủ quên hoặc gặp tai nạn, hãy giải thích rằng đến họp đúng giờ là điều quan trọng – và họ nên làm những gì cần thiết để không để việc này xảy ra lần nữa.

Làm như vậy, bạn đã đi từ một người chỉ biết phán xét – thành một người có thể lắng nghe một cách cảm thông, sẵn sàng đưa ra những lời khuyên hữu ích để giúp đỡ mọi người. Đôi khi, trở thành người có ảnh hưởng chỉ đơn giản đòi hỏi bạn hãy giúp đỡ một người nào đó.

Có một sự khác biệt thật lớn trong cách bạn nhìn nhận tình huống – tùy thuộc vào việc bạn đang phán xét hay đánh giá. Bạn có thể nâng cao hiểu biết của mình về mọi người – nếu sẵn sàng dành thời gian đánh giá tình huống xảy ra mà không để cảm xúc chi phối. Làm như vậy, bạn sẽ có thể đưa ra nhận định khách quan về người khác, từ đó ra quyết định hành động mà không có bị hạn chế bởi thành kiến cá nhân.

“Con mắt thông thường chỉ nhìn thấy bên ngoài của sự vật và đánh giá nó, nhưng con mắt siêu thường thì nhìn xuyên thấu trái tim và linh hồn, tìm ra những khả năng tiềm ẩn mà bên ngoài không thể nhìn thấy được.”

Mark Twain

Học cách nói lời “cảm ơn” trong mọi hoàn cảnh

Khi lắng nghe một nhận xét hữu ích của đồng nghiệp, bạn bè hoặc người thân đưa ra, đừng phán xét gì cả. Bất kể bạn nghĩ gì về đề xuất của họ, hãy giữ suy nghĩ đó với riêng mình, lắng nghe ý kiến của đối phương và trả lời ngắn gọn: “Cảm ơn bạn”.

Trong một tuần, bạn hãy thử thực hành lắng nghe góp ý của người khác một cách hoàn toàn trung lập. Đừng đứng về phía nào. Đừng bày tỏ ý kiến. Đừng đánh giá hay bình luận gì cả.

Nếu bạn thấy thật khó để nói hai tiếng “Cảm ơn”, hãy biến nó thành một câu nói vô thưởng vô phạt như: “Cảm ơn bạn, tôi đã không nghĩ đến điều đó.” Hoặc, “Cảm ơn, bạn đã cho tôi một góc nhìn đáng suy nghĩ.”

Sau một tuần, bạn ắt hẳn sẽ nhận thấy một sự suy giảm đáng kể các cuộc tranh cãi vô nghĩa mà bạn thường hay tham gia tại nơi làm việc/ ở nhà. Nếu tiếp tục thêm vài tuần, ít nhất ba điều tốt sẽ xảy ra với bạn.

  • Thứ nhất, sự trung lập sẽ trở thành phản xạ tự nhiên – không cần bạn phải tính toán hay suy nghĩ về nó.
  • Thứ hai, bạn sẽ giảm đáng kể thời gian tranh cãi với mọi người.
  • Thứ ba, mọi người sẽ dần dần nhìn nhận bạn là một người thân thiện và dễ gần – ngay cả khi thực tế bạn không đồng ý với họ. Thực hành như vậy một cách nhất quán, và mọi người cuối cùng sẽ coi bạn là một người luôn chào đón  ý tưởng mới. Một người mà họ có thể gặp gỡ khi cần chia sẻ ý tưởng. Một người mà họ có thể chia sẻ mà không lo bị phỉ báng.

Đọc thêm: Lòng biết ơn – 6 thói quen biến đổi cuộc sống mỗi ngày

Danh ngôn về phán xét người khác

“Đừng than phiền về tuyết trên nóc nhà hàng xóm khi ngưỡng cửa nhà bạn chưa sạch.”

Khổng Tử

“Hãy tò mò chứ đừng phán đoán.”

Walt Whitman

“Đừng phán xét, kẻo chính bạn sẽ bị phán xét.”

Tân ước

“Tôi là ai mà có quyền phán xét người khác.”

Francis

“Tôi thực sự biết ơn vì bản thân không phán xét như những người tự cao, tự đại xung quanh tôi.”

Khuyết danh

Lời kết

Việc thực hành ngừng phán xét người khác có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Thế nhưng, chính khi học cách kiểm tra và sàng lọc suy nghĩ của bản thân, ta cũng đồng thời học cách sống tốt với những người mình yêu thương, những người chúng ta cần đến để có thể đạt tới thành công trong công việc và cuộc sống.

Tham khảo ngay các khóa đào tạo kỹ năng coaching và quản trị của ITD World – xây dựng nội dung bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm phát triển lãnh đạo của chúng tôi.

Video liên quan

Chủ Đề