Tại sao đồ cổ có giá trị cao

Tem, súng đạn, đồ gốm cho tới đồng hồ, xe hơi cổ… là những lựa chọn đầu tư hấp dẫn và an toàn ngoài vàng.

Trong một cuộc đấu giá năm 2010, huyền thoại đầu tư Bill Gross nhận định, những con tem hiếm “còn tốt hơn thị trường cổ phiếu”. Gross được cho là đã đầu tư 100 triệu USD vào tem. Đây là một sở thích sinh lời lớn. Trong 6 năm sau thời Đại khủng hoảng, chỉ số GB30 Rarities Index của thị trường sưu tập tăng 74% trong khi thị trường cổ phiếu lên xuống thất thường.

Trung Quốc là quốc gia hàng đầu thế giới về nghệ thuật gốm. Theo dự báo, chỉ số đầu tư xa xỉ Knight Frank của đồ gốm Trung Quốc sẽ tăng 45% trong 5 năm tới. “Trung Quốc là nước làm đồ gốm hàng đầu thế giới với lịch sử hàng nghìn năm và những món đồ gốm có tuổi đời khoảng 100 năm được đặc biệt ưa thích”, Richard Mills, một quản lý tại Chalre Associates cho biết. Tháng 4/2014, chiếc cốc gốm trang trí hình gà trống – một trong 19 chiếc còn sót lại từ thời nhà Minh, được bán với giá 36 triệu USD tại một cuộc đấu giá.

Quỹ Wine Investment có trụ sở tại Anh cho biết, đầu tư rượu còn tốt hơn cả vàng, dầu, chỉ số FTSE hay Hang Seng. Quỹ này chỉ đầu tư vào rượu của Bordeaux Chateaux, bởi chúng được sản xuất với số lượng giới hạn. Vantican là nơi tiêu thụ nhiều rượu nhất thế giới, còn Mỹ xếp vị trí thứ 56.

Từ poster phim cũ cho tới bản viết tay của các ngôi sao nhạc rock quá cố, những món đồ lưu niệm là cả gia tài đối với người sở hữu hoặc mua lại chúng. Bởi những món đồ lưu niệm như vậy rất hiếm, và giá của chúng tăng lên theo nhu cầu.

Hersh Borenstein, Giám đốc công ty Frozen Pond Inc., một hãng phân phối đồ lưu niệm khúc côn cầu, cho biết: “Từng có người mua áo đấu của Wayne Gretzky với giá 50.000 USD, sau đó bán lại với giá 200.000 USD. Năm 1996, áo đấu của Bobby Orr được bán với giá 30.000 USD và được trả 170.000 USD khoảng 4 – 5 năm trước đây. Đồ lưu niệm cũng giống như tác phẩm nghệ thuật, nó hứa hẹn mang lại lợi nhuận lớn nhưng vấn đề là bạn phải chọn đúng món”.

Theo Chỉ số đầu tư xa xỉ Knight Frank, trong 10 năm giá trị xe cổ tăng tới 456%. Hồi tháng 1/2014, một chiếc 1958 Ferrari 250 GT được trả giá tới 8,8 triệu USD, tăng 28% giá trị, vượt qua tất cả những món đầu tư hàng xa xỉ khác trong năm 2013. Theo hãng chuyên xe cổ Hagerty Insurance, giá trị những chiếc xe cổ của Anh, Đức đều tăng đều kể từ tháng 1/2013.

Theo Paul Fraser Collectibles, nhu cầu tăng, nguồn cung hạn chế và chi phí bảo trì thấp là những lý do nên đầu tư vào đồng hồ xa xỉ. Không phải đồng hồ nào cũng là lựa chọn đầu tư hấp dẫn, nhưng những chiếc quý hiếm như Rolex và Patek Philippe luôn duy trì hoặc tăng giá trị theo thời gian.

Theo Toby Sutton, chuyên viên đấu giá tại Watches of Knightsbridge: “Giá trị của nhiều chiếc đồng hồ cổ hoặc đã qua sử dụng tăng nhiều trong thập kỷ qua”.

Việc mua kim cương phức tạp hơn nhiều so với vàng, nhưng những viên kim cương “xịn” có thể sinh lời lớn.

Theo chỉ số Knight Frank, trong thập kỷ qua, giá trị đồng xu cổ tăng 220%. Độ quý hiếm là yếu tố quyết định giá trị của chúng.

Cũng như các món đồ lưu niệm, bản viết tay của người nổi tiếng là lựa chọn đầu tư khá hấp dẫn. Theo chủ nhân hãng Paul Fraser Collectibles: “Trên thế giới có khoảng 200 triệu nhà sưu tập đầu tư và con số này được dự báo sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới”. Theo chỉ số PFC40 Autograph, từ năm 2000 tới 2013, giá bản viết tay của nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong tăng 1.345%.

Chuyên gia trái phiếu Jeff Gundlach gọi tác phẩm nghệ thuật là “phiên bản lưu động” của vàng, với khả năng tích lũy giá trị tương đương. Một nghiên cứu mới đây cho thấy ngày càng nhiều người thuộc giới siêu giàu đầu tư vào nghệ thuật và sưu tầm. Theo đó, “76% các nhà sưu tầm mua tác phẩm nghệ thuật dưới con mắt đầu tư [tăng từ mức 53% năm 2012]. Điều này có nghĩa là yếu tố đầu tư của các tác phẩm nghệ thuật ngày càng được giới sưu tầm quan tâm”.

Cùng Danh Mục:

Từ lâu, sưu tầm đồ cổ đã được một số người đam mê, xem đó là một thú chơi tao nhã. Người chơi có những giây phút lắng lòng khi được nâng niu, ngắm nhìn những món đồ tồn tại qua nhiều thế kỷ, cũng là cách tìm hiểu về lịch sử.

“Thường món đồ từ 100 tuổi trở lên mới được xem là đồ cổ, trừ những món có giá trị đặc biệt [bảo vật quốc gia có món chưa được 100 tuổi vẫn được công nhận là đồ cổ]. Sưu tầm đồ cổ không chỉ là một thú chơi tao nhã, mà còn giúp người chơi tìm hiểu về lịch sử, nguồn cội. Bởi cổ vật mang giá trị văn hóa, là thông điệp của thời đại sinh ra nó, mỗi món cổ vật có “tiếng nói riêng” của thời đại. Muốn nhận biết được giá trị của món đồ cổ thì phải có kiến thức, am tường về lịch sử…”. Tuy nhiên ngày nay tính “cổ” ngày càng được món người đón nhận và mở rộng suy nghĩ nhiều hơn với những sản phẩm chỉ từ 30 – 70 năm, và hiện bạn hoàn toàn có thể săn nó tại Spacetime hoặc trò truyện cùng chúng tớ để có thể hiểu thêm về văn hoá “cổ” trong những dòng đồng hồ kiệt tác từ các thập kỷ trước.

Hầu hết các nhà sưu tập đều có những “báu vật” trong bộ sưu tập của họ. Một trong số những “báu vật” ấy mang giá trị tình cảm với chủ nhân hoặc có bề dày lịch sử phong phú, trong khi số khác lại được đánh giá cao bởi độ hiếm của chúng. Nếu một món đồ nào đó là vật hoàn toàn độc đáo, khó tìm kiếm thì chắc chắn, giá trị của bản thân nó sẽ cao hơn rất nhiều lần so với những vật tương tự nhưng được sản xuất hàng loạt sau này.

Những loại đồ thủ công được làm bằng tay thường có giá cao hơn các sản phẩm khác bởi rất khó có được những sản phẩm tương tự giống hệt nhau như hai giọt nước từ kiểu làm bằng tay này. Một số mặt hàng sản xuất đồng loạt cũng có vài thứ mang giá trị “hiếm”. Một loạt đồng tiền xu vẫn có thể phát hành với những lỗi mà ban đầu người ta chưa phát hiện ra, chẳng hạn như đồng 20 Pence của Anh không ghi ngày tháng phát hành trong khoảng thời gian không xa hiện tại là mấy. Nên là nhiều bạn hay hỏi mình “chiếc đồng hồ của shop nhìn cũ, trầy tùm lum đáng lẻ giá phải rẻ chứ đằng này mắc gấp mười mấy lần đồng hồ tại mấy shop khác”. Xin thưa là bạn có bao giờ tưởng tượng được chiếc đồng hồ bạn sắp mua chỉ còn vài chục chiếc trên toàn thế giới và đôi khi giá của nó khi được đấu giá sẽ lên tới hàng triệu USD.

Chúng mình sẽ lấy ví dụ thông dụng nhất như Chiếc Rolex Daytona Paul Newman Ref. 6239 của diễn viên Paul Newman đã được đấu giá thành công và lập kỷ lục về chiếc đồng hồ đeo tay có giá đắt nhất thế giới 17.752.500 đô Mỹ [khoảng 400 tỷ đồng].

LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐƯỢC NHỮNG MÓN ĐỒ THỰC SỰ CÓ GIÁ TRỊ CỔ?

Spacetime chỉ có thể nói với bạn rằng duy nhất chỉ có một cách là tìm hiểu và nghiên cứu mới có thể giúp bạn có được câu trả lời chính xác.

Xác định giá trị món đồ từ các nhà buôn bán đồ cổ. Tuy nhiên, bạn cần nhận thức được là những người buôn bán này không phải là những người có kiến thức tuyệt đối trong việc định giá từng món đồ, bởi vậy bạn cũng cần tham khảo ý kiến của nhiều người bán khác nhau hoặc của các chuyên gia đồ cổ nữa. Điều này đặc biệt quan trọng bởi nếu bạn định bán món đồ thông qua những người buôn bán đồ cổ, họ cũng có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên khách quan, tốt nhất cho bạn nếu có thể, nhưng bản thân họ cũng vẫn có những “mánh” để “làm lời” cho mình Vì thế, việc tổng hợp tất cả mọi dữ liệu trước khi ra giá bán đồ là lời khuyên thực tế nhất dành cho bạn…

Đồng hồ “Giờ thế giới” của Patek Philippe được bán vào tháng 4.2006 tại Antiquorum với giá 2,9 triệu USD.

TẠI SAO MỘT SỐ SIÊU PHẨM VƯỢT THỜI GIAN CHẤT LƯỢNG NGÀY CÀNG “GIA TĂNG” THEO NĂM THÁNG?

Tất cả các mặt hàng sản xuất, từ việc làm bằng tay hoặc sản xuất máy móc hàng loạt đều được thực hiện theo một tiêu chuẩn cụ thể. Một loại sản phẩm được cho là “có chất lượng cao” thường là thứ sản phẩm tốt nhất trong một loạt món đồ được sản xuất cùng thời điểm, hoặc được định ra một tiêu chuẩn cao hơn so với loại hình thông thường của nó.

Antiquorum đã bán đồng hồ giờ thế giới hiệu Patek Philippe năm 1415 này với giá 4,03 triệu USD tháng 4.2002.

VẬY THẾ NÀO XUẤT XỨ, NGUỒN GỐC CỦA MÓN ĐỒ CỔ?

Một cách đơn giản, đó là “lịch sử” của từng món đồ. Nếu bạn được sở hữu một món đồ cổ được truyền lại từ nhiều thế hệ trong gia đình với các giai thoại quanh món đồ ấy, đó chính là nguồn gốc của món đồ, là cơ sở để bạn nói lên được giá trị của món đồ cổ mà gia đình đang sở hữu với những ai muốn quan tâm.

Nguồn gốc của mỗi món đồ là yếu tố qua trọng để xác định các mặt hàng chính hãng trong trường hợp có sự giả mạo. Nếu bạn đang cân nhắc bán đi một món đồ có nguồn gốc đặc biệt [như đã từng của một người nổi tiếng chẳng hạn], bạn phải làm sao chứng minh được câu chuyện của mình và sau đó khẳng định, đảm bảo với người đấu giá về điều này cùng với việc cung cấp những bằng chứng liên quan đến món đồ nhiều nhất trong khả năng có thể.

Vậy nên các tín đồ đam mê những món đồ “cổ điển” ơi, giá trị một món đồ phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà giá trị của nó được định giá một cách đa dạng, nhưng nhà Spacetime tin rằng “cổ-cũ” luôn đắt gấp nhiều lần so với các món đồ New tại các cửa hàng đương đại tại Việt Nam.

Spacetime – “Cổ-cũ vượt giá trị”

Video liên quan

Chủ Đề