Tại sao logo bộ y tế có hình con rắn

Cập nhật: 13/03/2020 14:59 | Nhâm PT

Biểu tượng ngành Y đó là hình ảnh một con rắn đang quấn mình quanh một cây gậy. Theo truyền thuyết kể lại rằng Asclepios là một y sĩ người Hy Lạp, ông được người đời thờ phụng và tôn kính thành thần y khoa trong thần thoại Hy Lạp. Hình ảnh của ông được người ta miêu tả là một người để ngực trần nửa ngực, không có râu và tóc xoăn, tay trái ngài cầm một cây gậy có con rắn quấn quanh.

Biểu tượng của ngành Y có ý nghĩa đặc biệt

>>Nếu bạn đang có ý định trở thành dược sĩ đừng bỏ qua chương trình học cao đẳng dược của trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn.

Về sau này, tổ chức Y tế thế giới quyết định lấy hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy là hình ảnh đại diện trong Y học.

Cần lưu ý có biểu tượng là hình ảnh hai con rắn quấn quanh một cây gậy. Biểu tượng này rất hay bị nhầm làn biểu tượng của ngành Y. Tuy nhiên đây là biểu tượng của một số sản phầm có liên quan đến ngành Y.

Biểu tượng của ngành Y tế

Biểu tượng của ngành Y tế là hình ảnh một con rắn quấn quanh cây gậy giống như biểu tượng của ngành Y, tuy nhiên điều đặc biệt là con rắn và cây gậy có màu trắng bởi vì đây là màu của Ngành Y tế. Màu trắng có ý nghĩ cho sự sạch sẽ, hòa bình và ý chí.

Biểu tượng ngành Y tế

Biểu tượng ngành Dược

Trên thế giới biểu tượng ngành dược đã được nhận diện bằng hình ảnh Cái chén của Hygeia. Biểu trượng này có lịch sử liên quan lớn thời thần thoại Hi Lạp và một phần Ki tô giáo.

Chiếc chén Hygeia có hình ảnh một con rắn cuốn quanh chén nguyên thủy có nguồn gốc từ  Hy Lạp. Thần Zeus là một vị thần tối cao ngự trị ở Núi Olympus, cai quản tất cả những nam thần, nữ thần khác ở Pantheon. Vị thần này có một người con trai tên là Apollo. Vị thần Apollo chịu trách nhiệm tiên tri, ánh sáng, âm nhạc và Y thuật. Tiếp đó vị thần này lại có một người con trai tên là Aesclepius được phong làm thần Hy Lạp chịu trách nhiệm về y thuật và chữa bệnh. Từ nhỏ Aesclepius đã có hiểu sâu biết rộng về các loài cây cỏ. Sau một lần chứng kiến cảnh một con rắn cứu bạn nhờ thảo dược ông đã quyết tâm nghiên cứu và tìm hiến sâu hơn về chúng để tìm ra cách chữa bệnh cứu người và ông đã thành công.

Thần Aesclepius sau một thời gian đảm nhận chức vụ chữa bệnh thì được công nhận là quá tài giỏi. Vị thần này thường được miêu tả là tay cầm một cây gậy luôn có một con rắn cuốn xung quanh thân gậy. Chính vì sự tài giỏi ấy, Thần Zeus lo sợ rằng Aesclepius sẽ làm cho tất cả đàn ông trên thế giới trở nên bất tử còn diêm vương thì than là sợ không còn người chết xuống dưới âm phủ nữa. Vì vậy, thần Zeus đã ra lệnh giết chết Aesclepius bằng một cơn sấm sét.

Cái chén của nữ thần Hygeia

Lực học của bạn chưa thực sự xuất sắc, đừng lo chỉ cần đỗ tốt nghiệp THPT bạn hoàn toàn có thể đăng ký học tại trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn để cầm chắc cho mình tấm vé trở thành dược sĩ.

Người hạ giới vì thương tiếc vị thần này nên đã xây dựng một ngôi đền để thờ phụng. Sau khi xây xong đền thờ thi người ta thấy có rất nhiều rắn xuất hiện trong đền. Lúc đầu nhìn những con rắn như đã chết nhưng hễ có người cầm lên rồi thả xuống thì con rắn đó lại bò đi. Người dân quanh đó tin rằng,  chính thần Aesclepius đã làm cho những con rắn đó sống lại.

Aesclepius có một người con gái là nữ thần bảo vệ sức khỏe đồng thời  có bổn phận gìn giữ đền cha và rắn trong đền thờ. Hiện nay, chúng ta chỉ có thể thấy tượng đài nữ thần Hy Lạp Hygeia cầm một cái chén y khoa có một con rắn quấn quanh tay nhìn giống như con rắn sắp thả lưỡi  vào chén. Biểu tượng này dần trở nên quen thuộc và được gọi với tên là “ Cái chén của Hygeia và cũng là biểu tượng thông dụng sử dụng dành riêng cho ngành Dược được nhiều hiệp hội, tổ chức và một số trường đại học sử dụng.

Còn trong Kito giáo, một số tài liệu lưu lại rằng, ngay từ thế kỷ thứ nhất trước sau công nguyên, chén Hygeia đã được liên kết đến sứ đồ Cơ đốc St John. Hình ảnh này đã được dùng như một biểu tượng cho những nhà chế thuốc ở Ý từ năm 1222.  Vào năm này, người Ý đã dùng biểu tượng này trong dịp lễ mừng kỷ niệm 700 năm thành lập Đại học Padua.

Năm 1796, chén Hygeia được xem như chính thức liên quan đến ngành Dược khi Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành đồng đúc mang biểu tương này. Từ đó. Chiếc chén được coi như tiêu biểu cho chém nước thuốc, và con rắn là tượng trưng cho việc có thể cứu chữa được. Hội Dược sĩ Hoa Kỳ đã chính chức công nhận chén Hygeia là biểu tượng cho nghề Dược từ năm 1964.

Ý nghĩa biểu tượng ngành Y Dược

Như đã trình bày ở trên, biểu tượng của ngành Y được kết cấu từ hai hình ảnh chủ đạo đó là hình ảnh con rắn và hình ảnh cây gậy. Mỗi hình ảnh lại có ý nghĩa riêng.

Hình ảnh con rắn trong biểu tượng của ngành Y tưởng chừng như có vấn đề gì bất thường bởi vì theo quan niệm của nhiều người, rắn là con vật chứa nọc độc, mang lại những điều không tốt và thường không được đón nhận. Tuy nhiên, hình ảnh con rắn trong biểu tượng của ngành Y lại măng ý nghĩa khác, nó tượng trưng cho sự sống bền bỉ, sức sống mãi liệt bởi vì rắn già thì rắn lột, rắn lột xác xong sẽ bắt đầu một sự sống như một vòng tuần hoàn.

Cây gậy được có là cây gậy thần của thần Asclepios. Cây gậy nguyên thủy có hình dạng sần sùi và có sẹo nhánh trên thân. Tuy nhiên cũng có một câu chuyện khác có liên quan đến hình ảnh cây gậy đó là theo Kinh thánh, do người Do Thái bị rắn tấn công dẫn đến có quá nhiều người chết. Họ bèn cầu cứu đến chúa, chúa thương tình liền hạ lệnh cho thần Moses làm một cây gậy có đầu là một con rắn bằng đồng quấn quanh, người nào bị rắn cắn nhìn vào đầu cây gậy đó là tự khắc sẽ khỏi.

Như vậy, ý nghĩa của biểu tượng ngành Y đó là sự sống mãnh liệt của loài rắn và sự tâm huyết, kì diệu đến từ cây gậy.

Trong ngành Y, còn có phân ra chuyên ngành Y tế, chuyên ngành Y dược,…. Và một số chuyên ngành khác. Mỗi chuyên ngành lại có một biểu tượng riêng, lấy cảm hứng từ biểu tượng của ngành Y nói chung để thể hiện nét đặc trưng của chuyên ngành mình.

Đặng Thùy Linh giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Tổng hợp

Hình ảnh con rắn quấn quanh cây gậy từ lâu đã được coi là biểu tượng của ngành y. Biểu tượng này có thể dễ dàng nhìn thấy trên các bao bì dược phẩm hay trong bệnh viện. Rắn là loài vật nguy hiểm nên con vật này trông có vẻ không phù hợp để y học chọn làm biểu tượng nhưng đằng sau nó là một câu chuyện lịch sử. 

 

Thực tế, có 2 phiên bản về biểu tượng này. Biểu tượng có hai con rắn quấn lấy một cây gậy có cánh thường được gọi là Caduceus. Cây gậy này thực chất là cây trượng của vị thần Hermes trên đỉnh Olympus. Trong thần thoại Hy Lạp, Hermes là sứ giả giữa các vị thần và con người [lý giải cho hình ảnh đôi cánh] và là người dẫn đường đến vương quốc của người chết [lý giải cho hình ảnh cây quyền trượng]. Ngoài ra, ông còn là người bảo trợ cho các du khách, điều này khiến mối liên hệ của ông với y học trở nên phù hợp bởi vì trong thời xa xưa, thầy thuốc phải đi bộ rất xa để thăm khám cho bệnh nhân.

Theo một trong những truyền thuyết, cây gậy có cánh được Apollo ban cho Hermes. Trong một phiên bản khác, ông nhận được cây quyền trượng từ Zeus, vua của các vị thần. Ban đầu, quyền trượng được quấn bằng hai dải băng trắng như tuyết. Mãi sau này rắn mới xuất hiện thay thế. Truyền thuyết kể rằng trong một lần thấy hai con rắn đang cắn nhau, thần Hermes đã dùng cây trượng để tách chúng ra. Ngay sau đó, chúng quấn xung quanh cây trượng không chịu rời, và thế là chúng ta có biểu tượng Caduceus như bây giờ.  

 

Một phiên bản khác của biểu tượng này là cây quyền trượng không có cánh và chỉ có một con rắn quấn quanh nó. Cây quyền trượng thuộc về thần y Asclepius, con trai của Apollo và công chúa Coronis. Theo thần thoại, ông không chỉ sở hữu tài năng chữa bệnh mà còn biết cách hồi sinh người chết. 

Theo một phiên bản, Zeus giết chết Asclepius bằng một cú sét vì cho rằng ông phá vỡ trật tự tự nhiên của thế giới bằng cách hồi sinh người chết. Trong khi một phiên bản khác nói rằng Asclepius bị Zeus trừng phạt vì lấy tiền của những người mà ông hồi sinh. Sau đó, Zeus đã đưa ông lên trời làm chòm sao Ophiuchus [Xà Phu]. 

Người Hy Lạp coi rắn là linh thiêng và sử dụng chúng trong các nghi lễ chữa bệnh để tôn vinh Asclepius. Nọc rắn được dùng để làm thuốc chữa bệnh và sự lột da của chúng được coi là biểu tượng của sự tái sinh và đổi mới. 

Nguồn: Live Science

Video liên quan

Chủ Đề