Tại sao mọi người muốn nổi tiếng

Người nổi tiếng là những người có công danh sự nghiệp - là người thành công trong cuộc sống, trong công việc hay một lĩnh vực nào đó được nhiều người biết “nhớ mặt đặt tên” và yêu mến. 

Làm người nổi tiếng, đi đâu cũng được mọi người nhớ mặt biết tên. 

Làm người nổi tiếng, đăng gì lên mạng xã hội cũng có hàng trăm hàng ngàn lượt like, share và bình luận. 

Làm người nổi tiếng bao nhiêu cặp mắt ngưỡng mộ hướng về...  

Và đặc biệt, làm người nổi tiếng cơ hội kiếm tiền thật dễ: chỉ cần chụp tấm ảnh đẹp với hình sản phẩm long lanh rồi làm cái review bổ ích là có thể đút túi vài triệu đến vài chục triệu.

Trở thành người nổi tiếng đem lại vô vàn những điều tuyệt vời như thế đấy, và không thể phủ nhận, ai trong chúng ta chưa từng mơ một lần được xã hội công nhận, ngưỡng mộ bởi tài năng riêng của bản thân? Nhưng liệu sự nổi tiếng có tuyệt vời như chúng ta nghĩ không?

Đánh đổi sự riêng tư

Khi bạn “nằm ngoài vùng phủ sóng” của xã hội, bạn có thể tự do phạm sai lầm. Nhưng nếu càng nhiều người biết tới bạn, thích bạn, họ sẽ theo dõi từng bước và bạn sẽ không còn cái gọi là sự riêng tư. Nhất cử nhất động đều không được tự do tự tại như trước.

Đi đến đâu, bạn cũng phải đối mặt với những ánh mắt dòm ngó của tất cả mọi người. Bạn buộc phải cẩn thận về mọi thứ khi là người nổi tiếng. Ngay cả chuyện tình cảm của bản thân, bạn cũng không được thoải mái.

[Ảnh: J O N U E L]

Đối mặt với “gạch đá”

Điều phiền phức tiếp theo đó là người nổi tiếng dễ bị đả kích, bình phẩm. Có người yêu mến, ngưỡng mộ thì chắc chắn cũng sẽ có kẻ ghen ghét. Một người sau khi nổi tiếng cũng trở nên xa cách với mọi người, luôn ở vị trí cô lập, nổi trội và trở thành mục tiêu bình phẩm, đánh giá của công chúng. Thế nên một khi đã đứng ở vị trí vạn người yêu thì đồng nghĩa với việc bạn phải xác định rằng sẽ phải đối mặt với vạn ý kiến đối nghịch, phán xét.

[Ảnh: J O N U E L]

Lạc lối

Con người sau khi nổi danh thì cũng dễ sinh lòng tự mãn, không muốn cầu tiến. Một người sau khi đã thành danh thì nghe thấy toàn những lời ca tụng, tán dương ngọt ngào đó che mắt không còn nhận ra khuyết điểm của chính mình. 

Thay vì hoàn thiện bản thân, tiếp tục xây dựng hình tượng tốt đẹp, quý trọng danh tiếng thì một số người lại bị cám dỗ bởi những thứ xa hoa mà sự nổi tiếng đem lại. Nếu đầu óc bị mê hoặc, hành động trở nên lầm đường lạc lối thì danh tiếng sẽ rất nhanh chóng hóa thành hư danh. Mà hư danh thì khó có thể tồn tại lâu dài, một khi thực chất bị phơi bày thì danh tiếng ấy cũng tiêu tan.

Trở thành người nổi tiếng là một mơ ước mà ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng nếu như không thể trở thành người nổi tiếng bạn cũng đừng buồn bởi chúng ta vẫn có thể sống một cuộc đời có ý nghĩa. 

Mỗi chúng ta đều có thể trở thành những người nổi tiếng nếu như có tài năng thật sự nhưng trước hết hãy sống thật tốt để làm một con người có ích. Xã hội rất cần những người nổi tiếng nhưng còn cần hơn những người có ích. Hãy làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn bởi những việc làm có ích, bởi những con người có ích.

“Đừng cố gắng để trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.

Cersei [Tổng hợp]

"Bán thân" cho mạng tìm kiếm hào quang

Phóng to
Hình ảnh nhân vật trả lời phỏng vấn trong một video clip được tung lên mạng cuối tháng 7-2013.

* Bạn cảm thấy thế nào trong thời gian qua, khi rất nhiều người lên án bạn?

- Tôi thấy bình thường! Phản ứng của mọi người tôi có thể hiểu được. Tính đến giờ, không biết là tôi đã nhận về bao nhiêu cái tin nhắn chửi rủa qua facebook.

À, nhưng nói tất cả đều lên án tôi thì không đúng lắm! Trong số những tin nhắn đó, tôi vẫn nhận được những lời ủng hộ. Họ cho rằng tôi đã dám nói lên những điều mà những cô gái như họ không có đủ can đảm để chia sẻ rộng rãi như vậy.

Về sau này chắc suy nghĩ của tôi cũng sẽ thay đổi nhiều. Khi nhìn lại các clip đã quay chắc tôi sẽ thấy buồn cười lắm. Không ngờ hồi đó mình tưng vậy!

* Đã có những hành động quá khích nào xảy ra với bạn chưa?

- Rồi! Đủ kiểu cả. Nhẹ thì xì xào bàn tán, hơn một chút thì chửi thẳng “Mày tưởng như vậy là hay lắm à?”. Thậm chí có người còn hắt cả nước vào mặt tôi. Họ toàn là những người tôi không hề quen biết. Mặt tôi dày nên tôi thấy cũng bình thường.

* “Tai tiếng” này có gây phiền toái cho bạn?

- Cho tôi thì không nhưng cho những người xung quanh tôi thì có. Thật tình điều này khiến tôi rất áy náy. Cả chị chủ nhà cũ nơi tôi từng thuê cũng liên tục bị quấy rầy khi có nhiều người đến nhà để tìm tôi. Ba má tôi ngoài quê cũng bị phóng viên đến tận nhà yêu cầu phỏng vấn. Còn có cả người lén theo dõi để chụp hình tôi nữa.

Tôi quen với rất nhiều người trong giới, từ nhạc sĩ cho đến ca sĩ. Nhưng sau những sự việc không vui gần đây, tôi quyết định không nhắc đến bất cứ ai mà tôi quen biết trong showbiz nữa. Tôi nghĩ họ chắc cũng chẳng muốn dính dáng đến một người như tôi.

* Vậy còn gia đình bạn, họ đã biết sự kiện này chưa?

- Tất nhiên ba mẹ tôi đều biết cả. Mẹ tôi còn có cả Facebook của tôi nữa và đọc thường xuyên. Ngày mà mọi việc bắt đầu rần rần lên, anh trai tôi có gọi điện về bảo “Thánh nữ ơi, lại làm gì ồn ào nữa đấy?”. Còn mẹ thì tối đó nhắn tin: “Thánh nữ ngủ ngoan nhé!”.

* Thường thì các bậc phụ huynh sẽ nổi đóa hoặc lo lắng khi con mình bị mọi người “ném đá”…

- Không phải, ba mẹ tôi rất quan tâm đến tôi nữa là khác. Có điều tính tôi ngay từ nhỏ là đã như vậy rồi. Cứ tưng tưng làm những thứ mình thích. Họ có muốn cản cũng không được. Dù tôi có như thế nào, ba mẹ đều nhận ra một điều là tôi rất thương họ.

Tôi thể hiện điều này qua việc học, dù có bất cứ gì xảy ra đi chăng nữa thì cũng phải đi học, không được bỏ. Điều may mắn nhất của tôi là gia đình luôn đứng ở phía sau và ủng hộ tôi.

* Với những tai tiếng như hiện giờ, việc học của bạn có bị ảnh hưởng nhiều?

- Không, vẫn bình thường như trước. Chẳng ai tẩy chay tôi vì việc này cả. Khi vào trường, tất nhiên là những người xung quanh có bàn tán này nọ nhưng cơ bản là do tôi chẳng để ý nên cũng không ảnh hưởng gì. Những bạn bè chơi từ trước đến giờ với tôi vẫn vậy, không có gì thay đổi.

Thầy cô cũng không đặt nặng vấn đề này, họ bảo: “Những chuyện đó là chuyện cá nhân của em. Em lớn rồi và em có suy nghĩ. Chẳng vì những chuyện này mà mọi người sẽ đánh giá thấp em trong việc học. Em cứ làm thật tốt việc học của mình thì chẳng ai có thể làm gì được em”.

* Còn những lời đồn về các hợp đồng quảng cáo game online?

- Mọi người vẫn bảo tôi là đại diện game này, game nọ, tôi chưa nhận được lời mời nào. Có một số game còn lấy hình của tôi ghép vào khiến nhiều người lầm tưởng tôi là đại diện. Cũng có một số công ty [không phải là đại diện game] đề nghị hợp tác để làm chiến dịch quảng bá cho tôi nhưng tôi không thích.

Tính tôi không muốn bị gò bó bởi bất cứ cái gì cả. Nghĩ xem, có công ty nào dám ký một cái hợp đồng… không ràng buộc gì cả với tôi không?

* Mục đích gây sự chú ý của bạn là để kiếm tiền?

- Đến giờ tôi cũng chả biết là mục đích cuối cùng của những việc này là để làm gì nữa. Tôi muốn được mọi người chú ý, tôi thích nổi tiếng. Sau 4 năm buồn bã vì không có người yêu, tôi cảm thấy chán chán. Vậy là làm mấy cái clip vì rảnh. Không ngờ là mọi người chú ý.

Có phải bạn đã bỏ học?

Không phải bỏ học mà là tôi bảo lưu kết quả học. Lúc này tôi đang rất stress và cảm thấy chán, bảo lưu 2 tháng để lấy lại cân bằng. Có lẽ sắp tới tôi sẽ “mất tích” một thời gian ngắn.

Mất tích?

Tôi chán chiêu trò rồi và hiện tại chả muốn làm gì nữa, cảm thấy không hứng thú nữa.

"Tuyên ngôn" của một người trong cuộc

"Tôi đang làm những việc sai vì tôi muốn khai thác triệt để sở thích của các anh."

"Vì tôi bất tài nên mới phải cởi đồ để được nổi tiếng, được mong mọi người chú ý. Chứ nếu tôi có tài năng thật sự thì tôi đã không làm những việc như bây giờ để bị chửi rủa, lên án, bị người thân từ mặt, bị bạn bè nghỉ chơi, phải bảo lưu việc học.

Tôi ước tôi được hát hay – nhảy đẹp để được làm ca sĩ hay diễn viên gì đó như các anh chị trong showbiz bây giờ. Nhưng sự thật quá phũ phàng… Tài năng không có thì lấy cái gì ra để phục vụ.

Thì đành phải phục vụ bằng mắt vậy [ai đón nhận tôi thì hãy like status này, nếu dưới 20 ngàn like tôi sẽ mặc áo ngực".

____________

Đón xem Kỳ 3: Hào quang lúc trẻ - vết ố khi trưởng thành

 NGUYỄN KHẮC TRUNG thực hiện

Khi tiến hành quét não, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hệ thống trao thưởng hoạt động mạnh mẽ hơn khi người ta nghe những lời đồn thổi tiêu cực về người nổi tiếng. Điều đáng chú ý là khi để người tham gia tự đánh giá, kết quả lại cho thấy họ chẳng hứng thú là bao.

Nghiên cứu này cũng khá giống những gì xảy ra ở thế giới thực: chúng ta thích hóng hớt người nổi tiếng, nhưng lại xấu hổ khi phải thừa nhận.

Dù đúng là họ và ta vốn chẳng liên hệ, nên có biết cũng không để làm gì. Thế nhưng thông tin về người nổi tiếng thì cứ đầy rẫy trên phương tiện truyền thông, bởi nó luôn hứa hẹn mang về lượt tương tác cao.

Vậy điều gì khiến cho chuyện phiếm về người nổi tiếng lại “khó cưỡng” đến vậy?

Mong muốn biết thêm về những cá thể ưu thế là một bản năng

Daniel Kruger, nhà tâm lý học tiến hóa tại Đại học Michigan cho biết, các loài linh trưởng khác cũng theo dõi sát sao hành động của những cá thể ưu thế trong nhóm.

Thứ nhất, chúng ta muốn biết được họ làm gì để trở thành họ. Người nổi tiếng thường được coi là ước mơ của nhiều người. Bởi họ có một sự nghiệp đầy hào quang, ngoại hình long lanh và đời sống xa hoa.

Và thứ hai là để hiểu thêm về bối cảnh xã hội xung quanh mình. Trước đây các gia nhân tìm hiểu về đời sống xã hội của quý tộc để điều chỉnh hành vi của mình, cũng như xây dựng mối quan hệ với những gia nhân khác. Điều này xảy ra tương tự giữa những nhân viên và sếp.

Chuyện phiếm về người nổi tiếng cũng vậy, chúng ta muốn biết để có thể tham gia cũng những người xung quanh. Và cách hành xử của họ cũng dạy chúng ta về những gì nên và không nên làm.

Họ thường bị tiêu cực hóa, mà cái gì tiêu cực thì “cuốn” hơn

Thiên kiến tiêu cực khiến chúng ta có khuynh hướng chú ý, ghi nhớ và sử dụng thông tin tiêu cực nhiều hơn tích cực. Và phốt về người nổi tiếng là một trong số đó.

Nắm bắt được tâm lý này, nhiều kênh thông tin và truyền thông cố tình đăng tải những tin tức tiêu cực và đặt tiêu đề “giật gân” về họ để tăng lượt xem. Như đã thấy, tin lá cải dù luôn bị chỉ trích nhưng chưa bao giờ mất đi vị thế của mình.

Những tin tức tiêu cực kích hoạt bản năng “chiến hoặc chạy” của con người, nó báo hiệu chúng ta cần phải điều chỉnh hành vi của mình để tránh rắc rối. Hay nói cách khác, chúng ta thích nhìn thấy sai lầm của người nổi tiếng để tránh mắc sai lầm tương tự.

Cảm giác hơn người khi thấy họ phạm sai lầm

Bên cạnh phản ứng “thấy sai để tránh” như trên thì còn một tâm lý khác là “nếu là tôi thì sẽ không làm vậy”.

Theo thuyết so sánh xã hội, hiện tượng này được gọi là “so sánh dưới” [downward social comparrison]. Con người thích làm vậy bởi nó ảnh hưởng tích cực lên lòng tự trọng, cảm xúc và tinh thần.

Dù không muốn thừa nhận nhưng chê gu thời trang hoặc “soi” khoảnh khắc nói hớ của người nổi tiếng mang lại cảm giác sảng khoái. Rất dễ để bắt gặp những bình luận gièm pha dưới những bài đăng bóc phốt người nổi tiếng như thể họ chưa bao giờ mặc xấu hoặc chưa bao giờ vạ miệng.

Điều này diễn ra tương tự khi chúng ta thấy bạn cùng lớp có điểm kiểm tra thấp hơn mình, đặc biệt, khi đó là người chúng ta coi là “giỏi” hơn.

Chuyện phiếm khiến chúng ta cảm thấy gần gũi hơn với người nổi tiếng

Parasocial relationship mô tả mối quan hệ một chiều mà người hâm mộ có với người nổi tiếng.

Đây là kết quả của quá trình tiếp xúc nhiều lần thông qua các phương tiện truyền thông. Nó khiến chúng ta nảy sinh tình cảm với người nổi tiếng, tựa như cách mà chúng ta yêu quý bạn bè của mình.

Theo nhà tâm lý học xã hội Frank McAndrew thì chúng ta thường quan tâm đến những câu chuyện phiếm về những người mà mình coi là quan trọng. Cũng giống như cách mà ta buôn chuyện phiếm về bạn bè, điều này khiến ta cảm thấy mình đang tham gia vào cuộc đời họ.

Chúng ta dùng câu chuyện của họ để thoát khỏi câu chuyện của mình

Cuối cùng, tán chuyện về người nổi tiếng cũng là cách chúng ta đánh lạc hướng bản thân khỏi sự lặp lại nhàm chán của cuộc sống thường nhật. Hiện tượng này được gọi là thoát ly thực tại [escapism] - xu hướng tìm kiếm sự phân tâm và giải tỏa khỏi thực tế, đặc biệt thông qua hình thức giải trí.

Thông thường, chúng ta tìm kiếm sự thoát ly này qua phim ảnh bởi nhịp sống ở đời thật ít khi tạo nên những câu chuyện đột phá như trong phim. Đời sống phong phú và đầy biến động của người nổi tiếng cũng mang lại hiệu ứng tương tự.

Video liên quan

Chủ Đề