Tại sao nhịn tiểu lại bị sỏi thận

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến thuộc đường tiết niệu, gây ra những đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Thậm chí nguy hiểm hơn có thể gây tử vong. Hy vọng với thông tin mà MEDLATEC chia sẻ sau đây, bạn sẽ hiểu biết rõ hơn về bệnh lý để làm tốt công tác phòng tránh.

1. Bệnh sỏi thận là gì?

sỏi thận là bệnh lý khi nồng độ chất khoáng và muối trong nước tiểu cao, được lắng đọng lại trong thận và đường tiết niệu. Các chất này lắng đọng lâu ngày kết tinh lại thành tinh thể muối khoáng giống như hạt sỏi [chủ yếu là tinh thể của Canxi].

Sỏi thận - căn bệnh không thể chủ quan

Viên sỏi nhỏ được bài tiết ra khỏi cơ thể theo nước tiểu và không gây đau đớn. Tuy nhiên đối với viên sỏi lớn sẽ khiến bệnh nhân đau đớn do khi đào thải viên sỏi di chuyển xuống niệu quản, bàng quang làm cho bề mặt sỏi cọ xát nhiều, gây tổn thương đường tiết niệu. Khi sỏi thận bị kẹt lại gây tắc nghẽn, giãn nở, ảnh hưởng tới dây thần kinh thận, gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhiều trường hợp tắc ống dẫn nước tiểu khiến nước tiểu tồn đọng gây viêm nhiễm,… Sỏi thận chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy thận.

Theo khảo sát, tỷ lệ mắc bệnh trước 70 tuổi ở nam giới khoảng 10%, nữ giới khoảng 5%. Bệnh có nguy cơ tái phát ở những người đã từng mắc trước đó.

2. Các loại sỏi thận thường gặp

Dưới đây là một số loại sỏi thận thường gặp:

  • Sỏi canxi: Phổ biến nhiều, có khả năng tái phát cao, thường gặp ở nam giới từ 20 - 30 tuổi. Khi canxi kết hợp với các gốc oxalat, carbonat, phosphat tạo thành tinh thể lắng đọng thành sỏi thận.

  • Sỏi cystin: thường gặp ở bệnh nhân rối loạn cystin niệu di truyền.

  • Sỏi phosphat: chủ yếu là sỏi amoni magie photphat kích thước lớn, gây nhiễm khuẩn proteus niệu.

  • Sỏi axit uric: thường gặp ở nam giới, khi axit uric trong cơ thể rối loạn chuyển hóa có thể do bệnh gout.

  • Sỏi struvite: gặp chủ yếu ở nữ giới, do tắc nghẽn đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn.

Canxi oxalat là sự kết hợp canxi với gốc oxalat lắng đọng thành tinh thể

3. Nguyên nhân gây mắc bệnh

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắc bệnh sỏi thận, nhưng chủ yếu là do thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến tình trạng trên:

  • Thói quen uống ít nước dẫn đến lượng nước trong cơ thể không đủ để tuần hoàn thận. Vì vậy chức năng lọc của thận giảm, nước tiểu đặc chứa nồng độ ion muối khoáng cao, dễ kết tinh.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn mặn quá và sử dụng thức ăn chứa nhiều gốc ion muối như cần tây, rau muống, cải,… cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận.

  • Đặc biệt là nhịn tiểu khiến cho nước tiểu tích tụ bàng quang nhiều, gây bể thận tích tụ chất khoáng trong thời gian dài gây lên sỏi thận.

  • Cơ thể có dị tật bẩm sinh về đường tiết niệu gây tắc nghẽn.

  • Nhiễm trùng đường sinh dục và tiết niệu do vệ sinh không thường xuyên làm cho nguy cơ mắc sỏi thận cao.

  • Sử dụng thuốc có thành phần gây sỏi thận như thuốc lợi tiểu, thiazid,…

  • Bị chấn thương nằm một chỗ cũng ảnh hưởng gây bệnh.

Với những nguyên nhân gây bệnh như trên thì biểu hiện của bệnh sỏi thận là điều mà mọi người quan tâm nhiều.

4. Biểu hiện của bệnh sỏi thận

Bệnh xảy ra âm thầm nhưng có thể biết được triệu chứng bệnh qua các biểu hiện dưới đây.

Đau bụng và thắt lưng

Con đau từ thắt lưng xuống vùng mạn dưới sườn rồi lan xuống xương chậu và cuối cùng là bụng dưới. Đây là triệu chứng do sỏi thận di chuyển gây cọ xát tổn thương đường tiết niệu.

Đau thắt lưng - triệu chứng bệnh sỏi thận

Đi tiểu khó, tiểu buốt

Bệnh nhân khó khăn khi đi tiểu, thường tiểu buốt do khi đi tiểu kéo theo sỏi thận dẫn đến tình trạng đau, viêm nhiễm.

Đi tiểu ra máu

Đây là dấu hiệu đường tiết niệu bị tổn thương khi sỏi thận di chuyển cọ xát.

Nước tiểu lẫn cặn hoặc có màu bất thường

Nước tiểu lẫn cặn bã do nhiều chất cặn bã lắng đọng được thải ra ngoài và thường không có mùi nhiều. Còn nước tiểu có màu tức là bị viêm nhiễm đường tiết niệu do cọ xát nhiều gây nên mùi nước tiểu hôi.

Tiểu dắt và tiểu són

Thường gặp khi lượng nước tiểu ít và tiểu nhiều lần do sỏi di chuyển xuống niệu quản và bàng quang gây tắc nghẽn đường nước tiểu.

Biểu hiện tiểu rắt, tiểu són khi mắc bệnh sỏi thận

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Do sỏi thận ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và dây thần kinh bụng dẫn đến dạ dày khó chịu, co thắt gây nên tình trạng buồn nôn hoặc nôn mửa.

Thường bị sốt và có cảm giác ớn lạnh

Đây là biểu hiện cho thấy bạn bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Là biến chứng do sỏi thận gây ra khiến bạn bị sốt kèm theo ớn lạnh, run.

Bạn không đi tiểu được

Đây là biểu hiện sỏi thận gây tắc nghẽn thận khiến cho việc đi tiểu không được. khi xảy ra trường hợp cần đi thăm khám và nghe lời bác sĩ để giải quyết kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh

Phương pháp chẩn đoán

Sử dụng các phương pháp để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhanh chóng.

Dưới đây là một số phương pháp được dùng để chẩn đoán:

  • Chụp CT hệ tiết niệu và chụp CT thận để chẩn đoán bệnh sỏi thận cũng như các tổn thương do sỏi thận gây ra. Là phương pháp đang được Bệnh viện MEDLATEC sử dụng để chẩn đoán bệnh nhanh chóng.

  • Hoặc có thể sử dụng phương pháp siêu âm ổ bụng để phát hiện các tổn thương khác như bàng quang, niệu quản,…

Điều trị bệnh

Đối với từng trường hợp cũng như kích thước sỏi thận để áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

  • Trường hợp sỏi nhỏ và phát hiện sớm nên có thể điều trị nội khoa, đây là phương pháp sử dụng thuốc tăng cường bài tiết sỏi. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả cao,…

  • Trường hợp bệnh nặng, sỏi quá lớn gây tắc đường tiết niệu thì bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ, có thể điều trị ngoại khoa

Bên cạnh đó phải thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt như uống nước nhiều, vận động cơ thể thường xuyên và không nhịn đi tiểu để có thể kích thích sỏi ra khỏi cơ thể. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra định kỳ để theo dõi kích thước vị trí sỏi thận cũng như chẩn đoán chính xác hiệu quả của các phương pháp đã sử dụng. Trường hợp sỏi thận quá to hoặc tình trạng viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để chữa trị.

Chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên, mọi người đã có thêm hiểu biết về bệnh sỏi thận. Mọi người không nên chủ quan khi có dấu hiệu mắc bệnh sỏi thận cần đến cơ sở uy tín và chất lượng thăm khám để điều trị bệnh sớm. MEDLATEC luôn đồng hành cùng các bạn! Khi cần hỗ trợ và tư vấn bạn hãy gọi tới tổng đài của chúng tôi qua số hotline 1900 56 56 56.

Sỏi thận là một bệnh lý thường gặp của đường tiết niệu, sỏi được hình thành bởi sự lắng đọng của các chất khoáng trong nước tiểu tại thận. Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận. Vậy những nguyên nhân gì dẫn đến việc hình thành sỏi thận? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bệnh sỏi thận

Sỏi thận được tạo thành bởi quá trình lắng đọng các chất khoáng trong thận, bàng quang, niệu quản…. lâu ngày tạo thành sỏi, quá trình này xảy ra khi lượng nước tiểu quá ít hay nồng độ các chất khoáng trong nước tiểu tăng cao. Thành phần chủ yếu của sỏi thường là calci.

Sỏi thận có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, những sỏi nhỏ có thể tự tống ra ngoài theo đường tiết niệu, những sỏi lớn hơn trong quá trình di chuyển có thể gây ra nhiều triệu chứng như cơn đau quặn thận, đái máu, vô niệu…

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, trong đó đa phần là các nguyên nhân xuất phát từ thói quen sinh hoạt của chúng ta, đây đều là những nguyên nhân có thể thay đổi được nhằm hạn chế việc hình thành sỏi thận. Các nguyên nhân hay gặp:

– Uống quá ít nước

Uống ít nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà chúng ta cần phải quan tâm đến. Việc uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày khiến cho thể tích nước tiểu giảm, tạo điều kiện cho các chất khoáng kết tinh lại, từ đó hình thành sỏi thận. Do đó mỗi người hãy tập cho mình thói quen uống đủ lượng nước mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước, tốt nhất là nước lọc.

Uống ít nước tạo thuận lợi cho việc hình thành sỏi thận

– Chế độ ăn uống không hợp lý

+ Ăn mặn, chế độ ăn nhiều muối hay ăn nhiều các thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhanh… dẫn đến việc tăng nồng độ natri trong nước tiểu, kéo theo việc tăng nồng độ ion calci trong ống thận từ đó tạo điều kiện hình thành sỏi thận.

+ Ăn nhiều thịt động vật, hải sản dẫn đến việc tăng nồng độ acid uric trong nước tiểu, có thể gây lắng đọng tạo nên sỏi uric, ngoài ra việc ăn nhiều thịt làm cho pH nước tiểu giảm, dẫn đến việc tăng đào thải ion calci, giảm hấp thu citrate gây ra sỏi thận.

Chế độ ăn cho bệnh nhân sỏi thận

+ Chế độ ăn thiếu calci và thừa oxalate: Sử dụng các loại thức ăn như sôcôla, rau muống, cải xoăn, măng tây… Khi chế độ ăn không cung cấp đủ calci, thì sẽ làm tăng sự liên kết giữa các tinh thể oxalate và ion calci tại ống thận, gây nên sỏi thận.

– Nhịn tiểu thường xuyên

Nhịn tiểu cũng là một trong những nguyên nhân gây sỏi thận và nhiễm trùng đường tiểu, khi nhịn tiểu làm cho nước tiểu ứ đọng tại bàng quang tạo điều kiện cho các vi khuẩn hoạt động, đồng thời gây tích tụ các chất khoáng dẫn đến hình thành sỏi.

– Sử dụng các loại thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ

Việc lạm dụng một số loại kháng sinh trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gây sỏi thận như các kháng sinh cephalosporin, penicilin… và các loại thuốc nhuận tràng. Việc bổ sung vitamin C và calci không đúng cách trong một thời gian dài, cũng là nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi thận.

– Thừa cân, béo phì, lười vận động

Lối sống ít vận động, béo phì tạo điều kiện cho các tinh thể không được hòa tan, lắng đọng tạo thành sỏi.

– Nhịn bữa sáng

Một số người trong chúng ta có thói quen không ăn sáng, điều này được giải thích là sau một đêm, cơ thể chúng ta cần bổ sung năng lượng, việc nhịn ăn sáng sẽ dẫn đến việc tích tụ dịch mật trong túi mật và đường ruột, cholesteron từ mật tiết ra dẫn đến hình thành sỏi thận.

– Các nguyên nhân khác

Ngoài ra sỏi thận còn do các nguyên nhân bệnh lý gây nên như: các dị dạng bẩm sinh về đường tiết niệu, làm cho nước tiểu không được đào thải hết ra ngoài, mà tích tụ lâu dần tạo thành sỏi. Các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hoạt động, tạo mủ và gây lắng đọng các chất bài tiết gây ra sỏi thận. Các bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tiểu khó, nằm một chỗ, yếu tố di truyền, tiền sử gia đình có người bị sỏi thận… cũng là những điều kiện làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.

Từ những nguyên nhân nêu trên, để tránh mắc bệnh sỏi thận thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tạo cho mình một lối sống khoa học lành mạnh là rất quan trọng. Bệnh sỏi thận thường diễn biến âm thầm nên việc thăm khám, phát hiện và điều trị sớm là cần thiết để tránh các biến chứng do sỏi thận gây ra.

Xem thêm: 

– Các bài viết về sỏi thận

– Tán sỏi thận ống mềm

– Hướng dẫn chẩn đoán điều trị và theo dõi sỏi thận

– Các loại sỏi thận thường gặp

Website Soitietnieu.com được xây dựng và quản lý bởi Bs Mai Văn Lực. Chúng tôi hỗ trợ khám và điều trị các bệnh lý Ngoại khoa tiết niệu tại các bệnh viện uy tín do các bác sĩ giỏi, giáo sư đầu ngành trực tiếp khám và điều trị. 

Liên hệ:  

0984 260 391 -  
 0886 999 115

Video liên quan

Chủ Đề