Tại sao trẻ ăn rau mà vẫn bị táo bón

- Bổ sung rau xanh vào bữa ăn cho trẻ chỉ có tác dụng trị táo bón 1 phần. Có trường hợp ăn quá nhiều rau dẫn đến suy dinh dưỡng.

95% táo bón có thể điều chỉnh

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, táo bón rất phổ biến ở trẻ em. Khoảng 1/3 trẻ từ 4-7 tuổi bị táo bón, trong đó táo bón mạn tính thường gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi, cá biệt có trẻ 10 tuổi vẫn bị.

Trong đó chỉ có 5% táo bón bệnh lý, do các bệnh trong cơ thể như u cục ở ruột, não. 95% còn lại là táo bón chức năng, chủ yếu do ăn uống, lối sống và có thể điều chỉnh nhờ chế độ ăn, thuốc hỗ trợ, sinh hoạt.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng. Ảnh: T.Hạnh

PGS Dũng cũng nhấn mạnh, trẻ được coi là bị táo bón khi đại tiện dưới 2 lần/tuần và phân phải rắn.

Với những trẻ đang bú mẹ, nguyên nhân táo bón có thể do ăn quá nhiều sữa bò, hoặc pha sữa quá đặc, ăn ít chất xơ.

Khi đi học mẫu giáo, nguyên nhân do ăn uống ít đi, đặc biệt có nguyên nhân trẻ sợ đi ngoài do bẩn, do tâm lý, do giáo viên. Ở độ tuổi tiểu học, nhiều trẻ nhịn đi ngoài vì nhà vệ sinh bẩn khiến phản xạ ngày một kém đi, vô hình trung về nhà khiến trẻ quên đi, trì hoãn từ ngày này sang ngày khác.

PGS Dũng cho biết, hầu hết trẻ đến BV khám táo bón khi đã mắc 3-6 tháng. Nếu để lâu, táo bón có thể gây nhiều biến chứng. Đầu tiên là ị đùn, khi trẻ cố nhịn dẫn đến mất kiểm soát, tạo tâm lý nặng nề, xấu hổ. Các biến chứng sau đó có thể là chán ăn, khó chịu, thay đổi tính tình...

Biến chứng nặng của táo bón ở trẻ em là rách hậu môn, chảy máu, trĩ, sa trực tràng. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng trầm trọng thêm. Với những trường hợp này, sau khi đi vệ sinh nên dùng nước, thay vì dùng giấy.

Cần kiên trì từ 2 tháng - 1 năm

Theo PGS Dũng, thực tế có nhiều phụ huynh lo lắng thái quá nên dù con vẫn đi hàng ngày nhưng phân rắn nên tự điều trị táo bón, cho con ăn rất nhiều rau dẫn đến suy dinh dưỡng phải vào viện. Nhiều trường hợp khác ăn rất nhiều rau nhưng vẫn táo.

Do đó, trong điều trị táo bón, bổ sung chất xơ chỉ có tác dụng 1 phần. Điều quan trọng cha mẹ phải tạo phản xạ cho não để đi ngoài, luyện vào giờ nhất định.

Nên luyện cho trẻ đi vệ sinh hàng ngày vào sáng hoặc tối

“Tốt nhất nên luyện đi ngoài vào buổi sáng vì sau 1 đêm ngủ, ruột được nghỉ ngơi, khi sáng vận động sẽ kích thích nhu động ruột tăng lên, trẻ dễ có phản xạ đi ngoài. Những gia đình có quá ít thời gian buổi sáng có thể chuyển sang tối.”, PGS Dũng chia sẻ.

Trong đó lưu ý, không được tạo áp lực cho trẻ, thay vào đó khuyến khích bé đi đúng giờ, kết hợp ăn uống cân đối, tăng cường vận động, uống nhiều nước. Vừa ngồi vừa xoa bụng để kích thích đại tràng. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các thuốc hỗ trợ để làm mềm phân.

PGS Dũng cho biết, để chữa dứt điểm táo bón, cha mẹ cần kiên trì từ 2-3 tháng, có trẻ mất 6 tháng đén 1 năm. Sai lầm nhiều bậc phụ huynh hay mắc phải là khi thấy con đỡ không điều trị tiếp khiến trẻ bị rất lâu.

BS cũng lưu ý, với những trường hợp 5-7 ngày không đại tiện, cha mẹ không nên tự ý mua các dụng cụ thụt tháo tại các hiệu thuốc, vì không có tác dụng.

Thay vào đó, cần đưa trẻ đến BV để thực hiện với các dụng cụ chuyên biệt và chỉ làm duy nhất 1 lần trong trường hợp bất đắc dĩ.

Không cần phải mất quá nhiều tiền mua các loại thuốc đắt tiền, một số loại thực phẩm đơn giản cũng có thể giúp chấm dứt hoàn toàn căn bệnh táo bón.

Với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, non nớt, trẻ rất dễ mắc phải bệnh táo bón. Vậy những thói quen nào là nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ?

Táo bón là bệnh rất thường gặp, nhất là ở người già và trẻ em. Hiện nay, bệnh cũng hay gặp ở tuổi trẻ, đặc biệt là những người làm việc nơi công sở. 

Táo bón là vấn đề về tiêu hóa rất thường gặp, gây khó chịu và đau đớn cho người mắc bệnh. Táo bón nếu để lâu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới bị trĩ, nguy hiểm hơn là ung thư ruột.

Thúy Hạnh

Để cung cấp các chất dinh dưỡng cũng như giúp việc tiêu hóa tốt hơn cho trẻ những bậc phụ huynh đã cố gắng cho trẻ ăn rất nhiều rau xanh. Tuy nhiên có một thực tế đó là mặc dù ăn rất nhiều rau xanh song trẻ vẫn rơi vào tình trạng thiếu chất đồng thời vẫn mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa trong đó có bệnh táo bón. Vậy tại sao ăn nhiều rau nhưng trẻ vẫn mắc bệnh?

Theo các bác sỹ cho biết táo bón là một bệnh lý về đường tiêu hóa khá phổ biến và đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có liên quan chặt chẽ đến thực đơn ăn uống chính vì vậy để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cho trẻ cũng như giúp trẻ có được hệ dưỡng chất đầy đủ các bác sỹ cho biết các bậc phụ huynh nên chú ý bổ sung rau xanh trong thực đơn hàng ngày của bé. Tuy nhiên ngay cả đối với những trường hợp bé được ăn nhiều loại rau, hoa quả tuy nhiên vẫn mắc táo bón hay các vấn đề khác như hội chứng ruột kích thích, khó tiêu…Lý giải hiện tượng này các bác sỹ cho biết có rất nhiều yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh của trẻ tăng cao.

Nguyên nhân

1. Nguyên nhân do sữa

Đây được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng táo bón ở trẻ. Lý giải nhận định này các bác sỹ cho biết việc sử dụng một số loại sữa không phù hợp hoặc các bậc cha mẹ cho trẻ uống với mức độ đặc hơn so với hướng dẫn sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh về tiêu hóa. Nếu nguyên nhân xuất phát từ loại sữa đang sử dụng các bậc cha mẹ có thể khắc phục bằng cách thay đổi loại sữa, pha đúng theo hướng dẫn và cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả, nước ép, sinh tố.

2. Nguyên nhân do thói quen đại tiện

Thông thường trẻ em vì mải chơi nên nhiều khi không đi cầu theo một thời gian cố định. Việc nhịn đi đại tiện trong một thời gian dài và lâu khiến phân bị lưu trữ lại trong ruột rất lâu. Khi phân được giữ lại trong cơ thể đại tràng sẽ hấp thụ nước trong phân dẫn đến tình trạng phân trở nên khô cứng khi đi cầu trẻ thường phải rặn rất lâu gây đau, khó chịu hoặc chảy máu.

Nếu nguyên nhân xuất phát từ thói quen này thì các bậc cha mẹ nên luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh hàng ngày, khuyến khích trẻ chủ động đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu, tránh nhịn quá lâu.

3. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Đối với những trẻ đang trong quá trính sử dụng các loại thuốc thì cũng có thể gây ra những tác dụng phụ như mệt mỏi, chán ăn và táo bón. Trong trường hợp nguyên nhân là do các loại thuốc cha mẹ nên trao đổi với bác sỹ về những tác dụng phụ của các loại thuốc đang sử dụng đồng thời có thể đề nghị đổi thuốc hoặc giảm liều lượng đối với các loại thuốc có thể gây nóng trong. Bên cạnh đó trong quá trình uống thuốc mọi người nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả như bưởi, cam, đu đủ, thanh long…để giúp thanh lọc cơ thể.

Trên đây là một số nguyên nhân lý giải tại sao mặc dù trẻ đã ăn rất nhiều rau xanh nhưng vẫn bị táo bón. Hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về nguyên nhân gây bệnh đồng thời có được kế hoạch chăm sóc cho con em một cách tốt nhất.

Chất xơ hòa tan [Inuline, FOS, GOS]

FOS [Fructo Oligo-saccharides] còn gọi là Probiotic [hay chất xơ], là những đường đa phân tử [carbohydrates] có cấu tạo là chuỗi 3-10 đơn vị đường đơn như: galactose, fructose, glucose… Các Oligo-saccharide này không được thủy phân trong ruột non nên còn được gọi là chất xơ trong khẩu phần ăn.

Chất xơ trong khẩu phần ăn có thể được phân chia thành polysaccharide, lignin và oligo-saccharide [inuline, fructan [FOS], galactan [GOS]] mà không bị tiêu hóa bởi các men của ruột non và chủ yếu do lớp tế bào thực vật hay lớp vỏ tế bào thực vật.

Công dụng của Chất Xơ Hòa Tan

Chống táo bón: Quá trình lên men sản sinh ra khí hơi và nước có tác dụng làm cho phân mềm và xốp, giúp phòng chống táo bón. Đồng thời giúp tăng cường khả năng kháng vi khuẩn bằng cách giảm bớt số vi khuẩn nội sinh trong đường ruột qua việc đào thải phân mỗi ngày.

Chống ung thư niêm mạc ruột, tăng sức đề kháng của cơ thể và kích thích miễn dịch đường tiêu hóa: Chất xơ có tác dụng chống ung thư, làm giảm tiếp xúc các chất gây ung thu với niêm mạc ruột bằng cách pha loảng và giảm thời gian vận chuyển. Điều này làm giảm thời gian tiếp xúc của niêm mạc với chất độc và acid mật thư cấp. Một số loại chất xơ hòa tan như: Inuline, FOS, GOS có chức năng tiền sinh học. Với ảnh hưởng kích thích lớn lên hệ vi khuẩn đường ruột Bifidobacteria và vi khuẩn sữa [Lactobacili] có lợi trong ruột, nhờ đó làm tăng sức đề kháng tự nhiên của cơ thể với các tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Ngăn cản tiêu chảy: Mặc dù quá trình lên men ở ruột già, các carbohydrate tiền sinh học tạo ra SCFA kích thích sự tăng trưởng của nhiều hệ vi khuẩn cùng với ảnh hưởng chọn lọc của Bifidobacteria và Lactobacili. Những ảnh hưởng này có thể ngăn cản tiêu chảy.

Phòng ngừa tăng cholesterol máu: Chất xơ cần thiết để duy trì chức năng bình thường của ống tiêu hóa. Nguồn chất xơ thay đổi đáng kể về cấu trúc hóa học, về tinh chất sinh lý và thành phần chất mang chất xơ trong thức phẩm. Phản ứng trong cơ quan tiêu hóa phụ thuộc vào tinh chất sinh lý hay hấp thụ và khả năng lên men trong hệ tiêu hóa. Các phản ứng sinh lý liên quan đến chất xơ bao gồm: Giảm mức Cholesterol và Triglycerid trong huyết tương, giảm đáp ứng đường huyết với các bữa ăn có chứa carbohydrate và giảm hiệu lực dinh dưỡng của dưỡng chất.

Video liên quan

Chủ Đề