Tắm nắng cho bé lúc nào là tốt nhất năm 2024

Việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cơ thể bé tự tổng hợp được vitamin D. Vậy, nên tắm nắng cho trẻ lúc nào và tắm nắng như thế nào đúng cách? Hãy để Nature’s Way giải đáp giúp mẹ nhé!

I. NÊN TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH LÚC MẤY GIỜ?

Tắm nắng rất tốt cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Theo đó, khi da bé được tiếp xúc với nguồn ánh nắng mặt trời sẽ kích thích sản sinh ra vitamin D cơ thể cần, giúp hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng bệnh vàng da sơ sinh. Hơn nữa, việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh còn giúp con tránh được chứng hăm tã, vì ánh nắng mặt trời mang lại tác dụng kháng khuẩn.

Thông thường, sau sinh khoảng 1-2 tuần ba mẹ đã có thể cho trẻ tắm nắng. Thời gian tắm nắng tốt nhất nên là từ 6-9 giờ sáng – thời điểm nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím còn yếu. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành thích hợp để cho bé tắm nắng và tận hưởng thời tiết buổi sớm.

Lưu ý, tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, ba mẹ có thể chọn khung giờ tắm nắng lý tưởng cho bé như gợi ý sau:

  • Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ.
  • Mùa thu: Trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng.
  • Mùa đông: Điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.

II. CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH ĐÚNG CHUẨN

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh rất quan trọng, nhưng không phải cứ đưa bé ra phơi nắng là được. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách, ba mẹ hãy thực hiện như sau:

  • Thứ nhất: Trang phục khi cho bé đi tắm nắng

Nên cho trẻ mặc đồ khi tắm nắng thay vì chỉ mặc mỗi bỉm không. Đối với mùa hè, có thể ưu tiên mặc cho bé những trang phục cộc tay và mỏng để da bé có cơ hội tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn. Mùa thu và động thời tiết trở lạnh thì cần mặc đủ ấm trước khi phơi nắng cho trẻ sơ sinh.

  • Thứ hai: Cách bế bé ra tắm nắng

Bé nên được bế trong khi đang tắm nắng để đảm bảo an toàn nhất. Đối với nhóm trẻ sơ sinh thì bế ngọn trong thư tế bế ngửa tay để bé nằm thoải mái nhất. Khi bé lớn, có thể bế vác để bé vừa thoải mái vừa tiếp xúc được với ánh nắng nhiều hơn.

Lưu ý, không bế bé ngay lập tức ra trời nắng, nên để bé làm quen dần với môi trường có ánh sáng mạnh bằng việc đứng ở hiên nhà trước, sau mới phơi nắng. Hạn chế việc để ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào mắt bé sẽ gây khó chịu và không tốt cho mắt.

Trường hợp không có không gian trong lành cho bé tắm nắng, hãy để bé phơi nắng ngay trong phòng. Ba mẹ hãy tắm nắng cho bé bằng cách để bé nằm cạnh cửa sổ nơi có ánh nắng chiếu vào. Nhớ không để nắng hắt trực tiếp vào mắt trẻ.

  • Thứ ba: Tắm trong bao lâu

Các bác sĩ khuyến nghị, trẻ sơ sinh nên được ra ngoài phơi nắng từ 20-30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.

Lời kết:

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh tưởng chừng rất dễ thực hiện. Nhưng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cao nhất cho bé, ba mẹ nhớ tuân thủ theo những hướng dẫn đã được chia sẻ. Trong hành trình chăm sóc bé yêu, còn khúc mắc điều gì hãy mạnh dạn để lại câu hỏi Nature’s Way sẽ giúp mẹ giải đáp nhé!

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là một vấn đề mà các bậc phụ huynh rất quan tâm. Cần lưu ý, tắm nắng đúng cách, đúng thời điểm để giúp trẻ nhận được những lợi ích sức khỏe tốt nhất. Ngược lại, thực hiện sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mang lại những lợi ích gì?

Nếu trẻ được sinh đủ tháng, đủ ngày và không gặp phải những vấn đề sức khỏe thì cha mẹ có thể tắm nắng cho trẻ sơ sinh từ 15 đến 30 phút mỗi ngày. Nếu cảm thấy lo lắng, có thể đợi cho đến khi trẻ đạt 7 đến 10 ngày tuổi mới cho tắm nắng. Đối với những trẻ dưới một tháng tuổi, mẹ cần lưu ý tắm nắng đúng cách để tránh gây cảm lạnh cho bé. Cần giữ ấm, vùng lưng và ngực của trẻ và chỉ phơi nắng phần bụng, tay và chân của con.

Tắm nắng giúp trẻ hạn chế nguy cơ còi xương

Ánh nắng mặt trời có chứa nhiều vitamin D. Đây là loại vitamin rất cần thiết trong quá trình hấp thu canxi, phát triển xương và sự tăng trưởng của trẻ. Nếu được tắm nắng thường xuyên và đúng cách, trẻ có thể hạn chế nguy cơ còi xương, cải thiện sớm chứng vàng da sau sinh.

Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời còn có tính kháng khuẩn rất hiệu quả, có thể giúp bé ngăn ngừa tình trạng hăm tã. Ngược lại, nếu không được tắm nắng, không được cung cấp đầy đủ vitamin D, trẻ sẽ có nguy cơ bị kích ứng da, nhiễm trùng, tăng nguy cơ còi xương,...

2. Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào?

Các bậc phụ huynh có thể tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng hoặc buổi chiều trong ngày. Cụ thể như sau:

- Tắm nắng vào buổi sáng:

Buổi sáng cũng là thời gian rất thích hợp để tắm nắng cho trẻ. Lúc này, ánh nắng rất dịu nhẹ và tia cực tím còn yếu, không gây tổn thương da của trẻ. Hơn nữa, không khí buổi sáng cũng rất trong lành và dễ chịu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của trẻ. Lần tắm nắng đầu tiên, chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và sau đó nên tăng dần thời gian tắm nắng lên 20 đến 30 phút mỗi ngày.

Nên tắm nắng cho trẻ khi ánh nắng mặt trời còn dịu nhẹ

Thời điểm tắm nắng cụ thể ở mỗi mùa sẽ khác nhau:

+ Mùa hè: Mẹ nên tắm nắng cho trẻ từ 7 đến 9 giờ sáng, tùy vào lượng ánh nắng ở mỗi vùng miền nhận được.

+ Mùa thu: Mẹ có thể tắm nắng cho trẻ muộn hơn so với mùa hè. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tắm nắng sau 9 giờ sáng.

+ Mùa đông: Đây là mùa lạnh, thường ít nắng và mặt trời lên khá muộn. Tốt nhất, hãy chờ đến khi thời tiết ấm hơn mới cho trẻ tắm nắng.

- Tắm nắng cho trẻ vào buổi chiều

Nếu không có thời gian để tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng, cha mẹ hoàn toàn có thể tắm nắng cho con vào buổi chiều. Nên tắm nắng cho trẻ khi ánh nắng đã yếu đi và dịu hơn, tốt nhất là sau 4 giờ chiều.

3. Không nên tắm nắng cho trẻ vào thời điểm nào?

Cha mẹ nên lưu ý về một số thời điểm không nên tắm nắng cho trẻ để tránh gây tổn thương đến làn da của bé và tránh nguy cơ mắc bệnh:

- Từ sau 9 giờ sáng đến khi ánh nắng chiều còn mạnh, không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng, đặc biệt tránh tắm nắng. Nguyên nhân vì đây chính là thời điểm tia cực tím xuất hiện nhiều nhất.

Không nên cho trẻ tắm nắng trên biển

- Tắm biển khi ánh nắng đang gay gắt: Đây là thời điểm trẻ sơ sinh và những trẻ dưới 9 tuổi không nên phơi nắng.

- Thời tiết quá nóng bức hoặc quá lạnh cũng là những thời điểm mẹ cần tránh cho bé tắm nắng để phòng tránh nguy cơ bệnh tật.

- Khi thời tiết giao mùa và thay đổi thất thường, trẻ sẽ dễ bị bệnh nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Do đó, mẹ nên hạn chế cho con tắm nắng vào thời điểm này.

4. Một số lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Ngoài thời điểm tắm nắng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng cần lưu ý một số vấn để sau để đảm bảo sức khỏe cho trẻ:

- Có thể tắm nắng cho trẻ mỗi ngày khi trẻ đạt từ 1 đến 2 tuần tuổi.

- Những ngày đầu, mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ khoảng 10 phút. Sau đó, khi trẻ đã dần thích nghi, có thể tăng thời gian tắm nắng lên, nhưng không nên tắm lâu hơn 20 phút.

Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt trẻ

- Lựa chọn vị trí tắm nắng là một không gian sạch sẽ, thoáng mát, tránh gió lùa và không ồn ào.

- Phải để ánh nắng chiếu trực tiếp lên da mới đảm bảo nhận được tác dụng sức khỏe. Do đó, mẹ không nên phơi nắng cho trẻ qua cửa kính. Khi tắm nắng, có thể cởi quần áo cho trẻ.

- Nên để nắng chiếu lên 2 chân, 2 tay và bụng trẻ. Không để nắng chiếu vào mặt, mắt và đầu của trẻ để tránh gây ảnh hưởng đến não và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

- Sau khi tắm nắng cần lau mồ hôi cho trẻ và bổ sung nước cho trẻ.

- Nếu trẻ bị ốm thì không nên cho trẻ tắm nắng.

Với những thông tin chi tiết trên đây, hi vọng các bậc phụ huynh đã hiểu rõ hơn về những lợi ích sức khỏe khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh. Trong đó bao gồm phòng tránh bệnh còi xương và một số vấn đề về sức khỏe cũng như sự phát triển hệ thống xương của trẻ.

Vấn đề tắm nắng tưởng chừng như rất đơn giản, tuy nhiên, nếu không tìm hiểu và trang bị những kiến thức cơ bản, cha mẹ sẽ rất dễ thực hiện sai cách và gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm cho trẻ. Hãy cho trẻ tắm nắng đúng thời điểm và đúng giới hạn thời gian để việc tắm nắng phát huy hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý, ngoài việc tắm nắng thì cha mẹ còn có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng một số cách khác như cung cấp các thực phẩm có chứa nhiều vitamin D hay uống bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nếu còn những thắc mắc về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh hoặc các vấn đề khác trong quá trình nuôi dưỡng trẻ hay có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết.

Chủ Đề