Tập tính sống của chuột túi là

Chuột túi có đôi chân sau mạnh mẽ, cái đuôi dài, chắc khỏe cùng phần chân trước nhỏ hơn. Chúng thuộc chi Macropus, dịch ra có nghĩa là “chân to“. Nhờ đôi bàn chân có kích thước khủng này mà chuột túi có thể nhảy tới khoảng cách 9 mét chỉ với 1 lần bật chân và di chuyển với vận tốc 48km/giờ. Cái đuôi của loài này hỗ trợ việc cân bằng cơ thể khi nhảy. Chúng cũng là loài có chiều cao lớn nhất trong những loài có túi với chiều cao hơn 2 mét.

Vì là động vật ăn cỏ nên chuột túi phát triển cho mình một bộ hàm riêng biệt. Răng cửa của nó có thể nhai cỏ gần mặt đất, còn răng hàm làm nhiệm vụ cắt và nghiền cỏ làm nhiều mảnh. Chất hóa học có tên “điôxít silic” trong cỏ có khả năng mài mòn nên sau một thời gian, hàm răng của chuột túi sẽ dần dần rụng ra và được thay thế bởi những cái răng mới mọc. Quá trình thay răng này được gọi là “polyphyodonty” và chỉ xuất hiện trong các loài động vật có vú như voi biển và lợn biển

Tập tính

Chuột túi chủ yếu phát triển ở miền Đông nước Úc. Lòai này sống theo bầy đàn khoảng từ 50 cá thể trở lên. Nếu bị đe dọa, chuột túi sẽ dậm mạnh chân mình xuống đất để cảnh báo đối phương. Chúng chiến đấu với kẻ thù bằng cách đá và đôi khi còn cắn vào người đối thủ

Bên cạnh con người và những chú chó dingo, chuột túi còn có một vài kẻ thù đến từ tự nhiên như nhiệt độ nóng bức, hạn hán, khan hiếm thức ăn, hay môi trường sống biến mất.

Chuột túi có thói quen dành cả ngày để nghỉ ngơi trong những bóng râm, chỉ đến đêm và sáng sớm chúng mới di chuyển và kiếm ăn.

Sinh sản

Thông thường, chuột túi chỉ đẻ 1 con mỗi lứa. Chuột túi cái có một chiếc túi trên bụng của mình, đó cũng là nơi mà chúng nuôi con non. Những “bé” chuột túi con mới sinh ra dài khoảng 2,5 cm, chỉ tương đương với một quả nho nhỏ. Nhờ phần lông túi dày và an toàn, con non chỉ việc nằm trong bụng mẹ nó và đi du ngoạn khắp nơi, chẳng phải lo nghĩ gì. Vì không thể bú hoặc nuốt nên chuột túi mẹ phải bơm sữa xuống cổ họng của con non. Sau khoảng 4 tháng, thỉnh thoảng, những con non mới dám bước ra khỏi túi, bắt đầu gặm cỏ và ăn các cây bụi nhỏ. 10 tháng tuổi qua đi, chúng sẽ đủ chín chắn và trưởng thành để tự sống một mình mà không cần tới sự chăm sóc của mẹ mình

Tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên là 6 năm nhưng khi được nuôi nhốt có thể lên tới 20 năm tùy theo từng loài.

Chế độ ăn

Các loài chuột túi khác nhau có chế độ ăn khác nhau, tuy nhiên, tất cả cá thể đều ăn thực vật. Ví dụ như chuột túi xám phía Đông ăn được đa số các loại cỏ. Những con non mới chập chững vào đời tiêu thụ một lượng nấm có tên “hypogeal“. Trong khi một số loài khác như chuột túi đỏ thì lại chủ yếu chỉ ăn các bụi cây.

Vai trò của chuột túi trong đời sống

Kangaroo là biểu tượng của nước Úc và chúng cũng được xuất hiện trên huy hiệu liên bang, hãng hàng không quốc gia Úc: Quantas, không quân Hoàng gia Úc và cả một số đơn vị tiền tệ khác. Chuột túi cũng đóng vai trò quan trọng trong nền văn hóa và là hình ảnh tiêu biểu của nơi đây.

Chuột túi hoang dã bị săn bắn để lấy thịt, da và để ngăn chặn chúng ăn cỏ trên những cánh đồng. Mặc dù gây tranh cãi nhưng thịt loài này được chứng minh là tốt cho con người hơn so với các loại thịt truyền thống khác vì có lượng chất béo thấp

Xem thêm: 25 sự thật về Kangaroo khiến bạn bất ngờ

Hình ảnh

Hình ảnh con chuột túi

Có thể bạn chưa biết, bán đầu chuột túi Úc có tên là Kanguru mãi đến sau này  nhà khoa học John B. Haviland mới đổi thành Kangaroo.

2. Đặc điểm của chuột túi úc

Chuột túi Úc là loài chuột duy nhất di chuyển bằng cách nhảy bằng 2 chân sau. Loài chuột túi này có kích thước vô cùng to lớn khi trưởng thành chiều dài cơ thể có thể đạt từ 85 – 105cm và cân nặng trung bình dao động từ 18 – 90kg.

  • Chuột túi Kangaroo có phần đầu gần giống với hươu và nai.
  • Phần mõm của chuột tương đối lớn, vuông, hàm răng đều, mũi đen.
  • Đôi mắt to tròn thường có màu nâu hoặc màu đen.
  • Chuột có đôi tai to và dựng đứng.
  • Loài chuột này có 4 chân, 2 chân trước ít phát triển và ngắn hơn 2 chân sau.

Chuột túi Kangaroo khi còn nhỏ sẽ không có lông chỉ đến tuổi trưởng thành thì  bộ lông mới phát triển và trở nên dày và xù.

Tùy vào từng dòng chuột túi sẽ có những màu sắc khác nhau nhưng đa phần là màu nâu vàng, đỏ, đen.

Chuột túi có khả năng nhảy và đi bằng 2 chân tương tự như con người, chiếc đuôi lớn đằng sau sẽ có nhiệm vụ giữ thăng bằng khi nhảy cao

Tốc độ nhảy trung bình của chuột túi Kangaroo là khoảng 25km/h, tốc độ tối đa có lên đến 70km/h.

Loài chuột này khi sống ở ngoài tự nhiên có tuổi thọ trung bình khoảng 6 năm tuổi. Nếu sống trong môi trường nuôi nhốt thì có thể sống đến 20 năm.

♻️♻️♻️ TÌM HIỂU: Chuồng nuôi chuột Hamster

3. Chuột túi Kangaroo ăn gì?

Chuột Kangaroo là loài động vật chuyên hoạt động vào ban đêm đặc biệt là vào mùa hè nóng nực. Vào những ngày thời tiết mát mẻ chúng có thể kiếm ăn vào cả buổi sáng.

Thức ăn của chuột túi thường là thực vật như lá cây, nấm… cũng có thể là các loài côn trùng, sâu bọ.

Chuột túi Kangaroo là loài động vật có cấu tạo hệ tiêu hóa gần giống với  bò, cừu. Chính vì vậy, lượng thức ăn đã ăn rồi chúng vẫn có thể nôn ra, nhai lại và tiêu hóa thêm lần nữa.

🔔🔔🔔 XEM NGAY: Tập tính sinh sản của chuột Cống

4. Đặc điểm sinh sản của chuột túi Kangaro?

Chuột túi là loài động vật sinh sản bằng hình thức giao phối, đẻ con và nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Về cơ bản, Chu kỳ sinh sản của chuột gần giống với con người, chuột mẹ sẽ mang thai khoảng 30 ngày

Khi con non sinh ra thường không có lông, màu đỏ, trọng lượng cơ thể chỉ khoảng 0.8 – 1 gram và chiều dài khoảng 2.54 cm.

Sau khi vừa ra đời, chuột con sẽ nằm trong túi mẹ trong khoảng 8 tháng rồi mới chui ra bên ngoài. Ngay khi tách con, chuột mẹ hoàn toàn có thể bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới ngay lập tức.

✅✅✅ XEM TIẾP: Mua chuột lang giống ở đâu tại Hà Nội

5. Chuột túi úc kangaroo sống ở đâu?

Chuột túi Kangaroo là loài động vật có sức khỏe tốt, dễ thích nghi với mọi môi trường sống. Giống chuột này xuất hiện rất nhiều tren các sa mạc tại Úc và thường sống thành bày đàn.

6. Phân loại chuột túi

Trong chi của chuột túi có rất nhiều loài nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra 4 loài Kangaroo phổ biến nhất.

Chuột túi Kangaroo đỏ

Chuột Kangaroo đỏ có tên gọi khoa học Macropus rufus, chúng được miêu tả và đặt tên bởi Desmarest vào năm 1822.

Chuột túi đỏ có môi trường sống khá phong phú, chúng xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Chuột túi Kangaroo đỏ thường được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía tây New South Wales cũng như các trên các vùng đất khô cằn.

👉👉👉 XEM THÊM: Các giống chuột cảnh nổi tiếng nhất hiện nay

Chuột túi xám miền tây

Chuột túi xám miền tây hay còn gọi là kangaroo đen mặt, chuột túi mallee, giống chuột này có tên khoa học là Macropus fuliginosus. 

  • Chuột túi xám tây được tìm thấy nhiều nhất ở khu vực tây Úc và lưu vực sông Murray.
  • Chuột túi xám tây khi trưởng thành cơ thể nặng khoảng 54kg, chiều cao khoảng 1m.
  • Giống chuột này cũng có bộ lông tương đối dày và thô ráp màu xám, nâu hoặc đen

Chuột túi antilopinus

Chuột túi antilopinus có tên khoa học là Macropus antilopinus, loài chuột này có kích thước lớn và chỉ nhẹ hơn một chút so với dòng chuột túi đỏ và chuột túi xám đông.

Khi nhìn từ xa thì giống chuột này tương đối giống với loài linh dương. Chuột túi antilopinus thường sinh sống ở khu vực miền bắc và miền tây của nước Úc.

🔥🔥🔥 XEM CHI TIẾT: Chuột Hamster Robo ăn gì

7. Mối quan hệ giữ chuột túi kanguru với con người

Chuột túi vốn là động vật rất hiền lành, thân thiện với con người và môi trường. Cụ thể:

Chuột túi là biểu tượng của nước nào?

Chuột túi được coi như là biểu tượng văn hóa đối với người dân nước Úc. Loài vật này xuất hiện ở trên huy hiệu, tiền úc, hãng hàng không và các đội bóng.

⚠️⚠️⚠️ HƯỚNG DẪN: Cách bẫy chuột nhắt tại nhà

Thực phẩm và các sản phẩm từ chuột túi Kangaroo

Kangaroo là một trong những loài động vật có khả năng sinh sản phát triển nhanh. Chính vì vậy, để tránh làm mất cân bằng sinh thái thì người dân Úc thường sử dụng chuột để làm thực phẩm và vật dụng trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Thịt chuột túi:

Phần thịt của chuột túi được coi là nguồn thực phẩm vô cùng quan trọng đối với người dân Úc. Theo nghiên cứu, trong thịt của Kangaroo chứa rất nhiều Protein, lượng chất béo chỉ khoảng 2%, vitamin và khoáng chất vô cùng phong phú.

Chính vì vậy, việc sử dụng thịt chuột sẽ giúp ngăn chặn, giảm thiểu chứng bệnh béo phì và hiện tượng xơ vữa động mạch.

Hiện nay, thịt của Kangaroo được xuất khẩu sang rất nhiều quốc gia trên thế giới.

  • Da chuột túi:

Phần da của chuột túi khá dày và rất dai nên được sử dụng nhiều để làm bóng đá và bóng bầu dục.

Trên đây là toàn bộ thông tin về những chú chuột túi Kangaroo – Những chú chuột có kích thước lớn nhất trên thế giới.

Chủ Đề