Target nghĩa là gì

Target là gì? Vai trò và cách target thị trường mục tiêu doanh nghiệp

Target thường được nhắc đến trong các chiến dịch kinh doanh của các công ty hoặc đôi khi bạn sẽ bắt gặp từ này khi đang đọc các bài báo về kinh doanh, thị trường trên điện thoại hoặc máy tính. Hãy cùng tìm hiểu target là gì và cách Target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp nhé!

1.Target là gì?

Target trong tiếng Việt nghĩa là mục tiêu. Từ này được sử dụng trong kinh doanh mang ý nghĩa là việc xác định các đối tượngthị trường mục tiêu của doanh nghiệp, khoanh vùng các nhóm người có chung đặc điểm và mối quan tâm tới sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

Mục đích của target là phục vụ cho việc triển khai chiến lược marketing hoặc chiến lược kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất.

Hiểu đơn giản, target là việc mà công ty phân tích đối tượng khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp đó cần phải hướng tới.

Chạy Target là gì?

Chạy Target nghĩa là việc công ty huy động mọi nguồn lực trong một chiến dịch nào đó để có thể hoàn thành target mà công ty đề ra vào một thời điểm được đặt ra từ trước.

Có thể chạy Target bằng nhiều cách khác nhau như:

- Dựa vào tình hình hiện tại được phân tích để kịp thời đưa ra các phương án, chiến lược phù hợp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành mục tiêu.

- Tập trung cao độ vào công việc.

- Thành lập các team trong công ty và phân công các công việc một cách rõ ràng để hoàn thành các giai đoạn của mục tiêu đó.

- Nhờ sự hỗ trợ từ các nguồn lực khác bên ngoài.

Thưởng Target là gì?

Thưởng target là phần thưởng mà doanh nghiệp gửi cho công sức mà người hoàn thành target đã bỏ ra.

Nó mang ý nghĩa như một động lực để mọi người cố gắng nỗ lực hơn nữa để đạt các mục tiêu chung và phát triển mục tiêu đó tốt hơn.

Và đôi khi, bạn cũng có thể tự thưởng cho mình khi đạt được Target của bản thân để tự tạo động lực cho chính mình.

2. Target Facebook Ads là gì?

Target trong Facebook Ads là bạn phân tích các dữ liệu về các đối tượng trên facebook mà bạn nhắm tới về các thông tin như:

- Vị trí địa lý: đối tượng khách hàng bạn đang nhắm đến đang sinh sống ở đâu.

- Độ tuổi: Độ tuổi của khách hàng tiềm năng là bao nhiêu, có nhu cầu mua sản phẩm dịch vụ của bạn hay không?

- Sở thích: Các sở thích của đối tượng thông qua các hoạt động trên Facebook mà đối tượng chia sẻ. Đây là yếu khá quan trọng để lập Target, vì bạn phân tích sai có thể chọn sai đối tượng.

- Mức thu nhập: Thông thường mức thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng và tác động tới chiến lược marketing mà bạn đang xây dựng,..

Dựa vào các dữ liệu phân tích được, bạn có thể xây dựng target này trên trình quản lý Facebook Ads.

3. Vai trò của Target

Đối với các doanh nghiệp, việc đặt target cụ thể cho từng chiến dịch hoặc sản phẩm/dịch vụ của mình là vô cùng quan trọng. Nó đóng các vai trò như:

- Giúp bạn có thể xác định và tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu một các chính xác, từ đó có thể xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và giảm thiểu được các chi phí không cần thiết.

- Hỗ trợ bạn đề ra các phương án cụ thể nhằm giảm thiểu các hậu quả từ các cuộc cạnh tranh với đối thủ.

- Khi target đúng đối tượng, bạn có thể tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn cho những khách hàng không tiềm năng hoặc không có nhu cầu đối với sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh.

Nhờ có target, doanh nghiệp có thể chủ động trong mọi thứ vì đã xây dựng được các kế hoạch sẵn, giúp cho chiến lược kinh doanh trở nên hiệu quả hơn. Giúp cho doanh nghiệp tập trung tối đa công suất làm việc hướng đến mục tiêu.

4. Cách target thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp

Target khách hàng mục tiêu và tìm kiếm insight khách hàng luôn là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp.

Việc target đúng đối tượng mục tiêu còn liên quan xuyên suốt đến các quá trình marketing khác như: Viết content cho website, social media, PR, visual content, chiến dịch marketing, Và để target đúng thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp cần:

Phác thảo chân dung khách hàng

Phác thảo chân dung khách hàng tức hình dung tổng thể những người có khả năng quan tâm và mua sản phẩm của bạn. Ở họ sẽ có những đặc điểm chung nhận dạng nhất định.

Do vậy, bạn cần nhận diện được nhóm khách hàng tiềm năng theo các thông tin như: Họ là ai? Ở đâu? Làm công việc gì?,...

Sau khi có các dữ liệu thực tế về nhân khẩu học, về hành vi mua hàng của khách hàng, bạn cần xem xét về các động cơ và mối quan tâm để xác định những đối tượng này như:

- Độ tuổi: Khách hàng của bạn nằm trong độ tuổi nào? Với những độ tuổi khác nhau thì họ sẽ có những phản ứng khác nhau với sản phẩm/dịch vụ.

- Giới tính: Bởi nhu cầu và sở thích của nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, mục tiêu và động cơ mua hàng cũng sẽ khác nhau.

- Mức thu nhập: Mức thu nhập của họ khoảng bao nhiêu? Liệu họ có khả năng chi trả cho sản phẩm của bạn không?

- Nghề nghiệp của họ là gì? Học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, công nhân,....? Liệu sản phẩm của bạn có cần thiết với họ không?

- Địa điểm: Nơi họ sống là nông thôn hay thành thị cũng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ,...

Tình trạng hôn nhân, dân tộc, sở thích, Cũng là những yếu tố cần nghiên cứu để xác định chân dung khách hàng.

Tiến hành nghiên cứu và xác định quy mô thị trường mục tiêu

Tại bước này, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường mục tiêu bao gồm thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp. Nghiên cứu ban đầu sẽ liên quan đến việc tìm hiểu thói quen mua hàng bằng cách:

- Khảo sát trực tiếp hoặc giấy, email hoặc trên các website.

- Phỏng vấn: tại nơi tập trung nhiều người những người mua hàng hoặc quan tâm đến sản phẩm tại gian hàng của bạn.

- Tập trung vào một nhóm người nhất định: Nhận feedback từ một nhóm người tiêu dùng phù hợp với hồ sơ khách hàng của bạn bằng câu hỏi Q&A.

- Xác định rõ quy mô thị trường mục tiêu: Ở đây xác định mô thị trường tức là xem xét độ lớn của thị trường mà bạn đang nhắm là phạm vi và số lượng. Quy mô thị trường nhắm tới tuỳ vào nguồn lực và mục tiêu doanh nghiệp.

Bạn cần xem xét các quy mô về nguồn lực, mức độ nhu cầu mà doanh nghiệp có thể phục vụ để không vô tình chọn một thị trường quá lớn, không khả thi khiến doanh nghiệp không thể đáp ứng nổi.

Hiện nay đã có nhiều công cụ để nghiên cứu và xác định quy mô thị trường như: Facebook Power Editor, Google Trends, Google Keyword Planner,

Đánh giá

Sau khi định hình chân dung khách hàng và thực hiện các nghiên cứu xác định quy mô khách hàng mục tiêu, ta cần đánh giá lại một lần nữa các dữ liệu đã phân tích, nhằm để xác định một cách chắc chắn thị trường đó là phù hợp với chiến lược bạn đang thực thi.

Ngoài ra, cần nghiên cứu tất cả các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc thị trường mà doanh nghiệp đang nhắm đến để có những phương án cạnh tranh và xây dựng chiến lược hiệu quả.

Một số mẫu điện thoại đang kinh doanh tại Thế Giới Di Động

Thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về Target và cách để Target thị trường mục tiêu rồi phải không nào? Hẹn gặp bạn ở bài viết tiếp theo nhé!

Chủ Đề