Thận thủy là gì

Làm gì khi tạng thận bị suy yếu?

833 lượt xem

Khi nói tới tạng thận hư suy sẽ có nhiều người nghĩ ngay tới bệnh lý về mặt y học hiện đại như sỏi thận, viêm thận, suy thận. Tuy nhiên, khái niệm thận hư của y học cổ truyền hoàn toàn khác so với suy thận của y học hiện đại.

Khi nói tới tạng thận hư suy sẽ có nhiều người nghĩ ngay tới bệnh lý về mặt y học hiện đại như sỏi thận, viêm thận, suy thận. Tuy nhiên, khái niệm thận hư của y học cổ truyền hoàn toàn khác so với suy thận của y học hiện đại.

1. Vai trò của Thận với sức khỏe con người
Thận là cơ quan giữ nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Nhưng khái niệm thận của y học hiện đại và y học cổ truyền lại khá khác nhau. Theo y học hiện đại,thận đơn thuần là cơ quan lọc máu, đào thải các chất độc qua nước tiểu. Còn theo y học cổ truyền, thận là một trong ngũ tạng của cơ thể có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thận là một danh từ để chỉ nhóm chức năng trong cơ thể, bao gồm chức năng chủ thủy bài tiết nước tiểu, chức năng nội tiết tố, chức năng sinh lý nam nữ và nhiều chức năng khác.
Theo Đông Y, vai trò của tạng thận được ví là cội nguồn của tạng phủ, gốc rễ của 12 kinh mạch, là cơ sở của sinh mệnh, là bể chứa tinh huyết. Chức năng của tạng thận trong Đông Y có liên quan đến hầu hết các cơ quan của cơ thể
+ Thận chủ thủy, phụ trách điều hòa sự thay cũ đổi mới phần nước và dịch trong cơ thể
+ Thận tàng tinh, quyết định sự sinh trưởng và phát dục của con người
Tinh ở đây được hiểu là vật chất cơ bản của hoạt động sống, bao gồm hai loại là tinh sinh dục để duy trì nòi giống và tinh từ đồ ăn thức uống tinh của lục phủ ngũ tạng. Tinh được tàng trữ ở thận được gọi là thận tinh hay thận âm. Tác dụng của thận tinh được gọi là thận khí hay thận dương. Thận khí có vai trò quan trọng quyết định sự sinh trưởng phát dục cho đến sự sinh nòi đẻ giống sau này của cơ thể.

Tạng Thận có vai trò quan trọng với sức khỏe con người

Theo quy luật của tạo hóa, trải qua thời gian năm tháng, cơ thể con người bị già cỗi đi, chức năng các cơ quan theo đó cũng suy yếu dần, nếu không được bồi bổ kịp thời sẽ dẫn tới các chứng bệnh cho cơ thể. Tạng thận cũng không nằm ngoài quy luật đó, khi tạng thận bị hư suy cũng gây ra các chứng trạng bệnh lý toàn thân ở cả nam giới và nữ giới gọi là chứngThận hư thận yếu.
Khi nói tới chứng thận hư thận yếu sẽ có nhiều người nghĩ ngay tới bệnh lý về mặt y học hiện đại ở thận như sỏi thận, viêm thận, suy thận. Tuy nhiên, khái niệm thận hư của y học cổ truyền hoàn toàn khác so với suy thận của y học hiện đại. Khái niệmhưở đây không phải là tổn thương về mặt thực thể hoặc thận bị thải loại, tổn thương màhưở đây là chức năng của thận bị suy giảm hoặc rối loạn. Thể thận hư trong YHCT gồm 2 thể chính là: Thận âm hư và Thận dương hư. Cụ thể:

  • Thận âm hư là phần âm bị thiếu
  • Thận dương hư là phần dương bị thiếu.

2. Biểu hiện của chứng thận hư thận yếu


Thận hư yếu do tuổi tuổi tác

Thông thường, nam giới sau tuổi 40, nữ giới sau tuổi 35 thì chức năng của thận bị suy giảm, thận khí rối loạn và suy yếu dần, mất cân bằng phần âm và phần dương trong cơ thể, dẫn tới tinh khí ngày càng giảm sút. Theo đó, chức năng chủ thủy và tàng tinh của thận cũng bị ảnh hưởng, gây ra chứng thận hư thận yếu với nhiều biểu hiện khác nhau.

  • Thận chủ thủy khi thận hư thận yếu thì các hoạt động tuần hoàn của nước trong cơ thể không được điều tiết bình thường, có thể ứ lại gây phù thũng hoặc rối loạn vấn đề bài tiết như đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu đêm nhiều, số lượng nước tiểu ít, tiểu rắt, tiểu són.
  • Thận tàng tinh, khi thận hư thận yếu thì chức năng sinh tinh, chứa tinh của tạng thận bị suy giảm, thận khí cũng rối loạn và suy yếu dần làm cho tinh thần mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, hay quên, tóc bạc sớm, đau lưng, mỏi gối, răng yếu, tóc rụng khô xơ.

Ở nam giớicó thể bị sinh lý yếu, suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương [bất lực, liệt dương], rối loạn xuất tinh [xuất tinh sớm, không xuất tinh, di mộng tinh], vô sinh.Ở nữ giớicó thể bị bốc hỏa, da sạm, tóc bạc, dễ rụng, rối loạn kinh nguyệt, khí hư, bạch đới, khó thụ thai.Khi có các hiện tượng này nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn.

3. Cách phòng và điều trị chứng thận hư thận yếu
Để phòng chống và điều trị chứngthận hư thận yếu, theo quan điểm của y học cổ truyền, cần phải tiến hành các biện pháp mang tính toàn diện. Nghĩa là ngoài việc đi khám, tuân thủ đơn kê điều trị, cần phải kết hợp giữa phương pháp không dùng thuốc [xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, rèn luyện sức khỏe thường xuyên, tích cực tập luyện khí công dưỡng sinh, châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, hạn chế sử dụng các chất kích thích: bia rượu, chè, cafe, thuốc lá] để tăng cường tuần hoàn thận khí, đồng thời phối hợp với biện pháp dùng thuốc.
Theo nguyên tắc điều trị bệnh của Đông y làhư đâu thì bổ đấyvì vậy để điều trị chứngthận hư thận yếuthì cần phải bổ thận. Với các trường hợp dương hư cần dùng thuốc bổ dương [dùng bài thận khí hoàn,], âm hư thì bổ âm [bài bát vị hoàn,].
Theo xu hướng hiện nay, các thầy thuốc YHCT ưu tiên sử dụng các bài thuốc kết hợp, có tác dụng song bổ, vừa bổ âm vừa bổ dương. Từ đó mà đạt được công năng bồi bổ thận khí toàn diện. Điển hình trong số đó là bài thuốc Sâm nhung bổ thận. Thành phần của bài thuốc có Nhân sâm và Nhung hươu, là hai vị thuốc quý trong tứ đại thượng dược sâm nhung quế phụ, đã được biết đến từ ngàn đời nay. Hai vị này có tác dụngbổ nguyên khí,cùng với hơn hai mươi loại thảo dược. Trong đó có

  • Đẳng sâm, bạch truật, liên nhục, hoài sơn, bạch linh và cam thảo ích khí kiện tỳ
  • Đương quy, hà thủ ô và thục địa bổ huyết; bách hợp và câu kỷ tử bổ âm
  • Ba kích, tục đoạn, cẩu tích, đỗ trọng, nhục thung dung và thỏ ty tử bổ dương
  • Viễn chí dưỡng tâm an thần
  • Trạch tả lợi thủy thẩm thấp
  • Cao ban long bổ tủy, ích huyết, sinh tinh.

Nét độc đáo của bài thuốcSâm nhung bổ thậnlà sự lựa chọn khôn khéo và kết hợp hài hòa giữa các vị thuốc vừa bổ khí dưỡng huyết vừa tư âm tráng dương, lấy bổ khí để tráng dương, lấy dưỡng huyết để tư âm, vừa bồi bổ thận dương vừa bồi bổ thận âm, từ đó mà đạt được công năng bồi bổ thận khí toàn diện, giúp tăng cường sinh lực, điều trị hiệu quả chứng thận hư thận yếu, tiểu đêm nhiều lần, chân tay tê mỏi, đau lưng, mỏi gối, tóc bạc sớm, sinh lý yếu.

Kết hợp y học cổ truyền và công nghệ hiện đại, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 3, với bề dày kinh nghiệm gần 60 năm sản xuất thuốc đông dược, đã cho ra đời sản phẩmSÂM NHUNG BỔ THẬN TW3với tác dụng vừa bổ âm vừa bổ dương. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nang cứng, tiện lợi dễ sử dụng, điều trị chứng thận hư thận yếu, dùng được cho cả nam và nữ. Sâm nhung bổ thận Tw3 là THUỐC điều trị không phải thực phẩm chức năng. Thuốc dùng được cho cả phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bài viết liên quan

09 DẤU HIỆU CẢNH BÁO THẬN GẶP NGUY HIỂM

ĐỌC NGAY: SUY THẬN ĂN GÌ ĐỂ SỚM CẢI THIỆN

Tìm hiểu về thận yếu và các phương pháp trị bệnh thận yếu

Video liên quan

Chủ Đề