Thanh lọc có thể trước khi mang thai

Những điều bạn cần chuẩn bị trước khi mang thai

16 Jun 2020

Trước khi mang thai, có dự định mang thai bạn cũng cần lưu ý rất nhiều yếu tố để có một thai kỳ an vui và khỏe mạnh?

Bạn chưa bao giờ mang thai. Bạn không biết cần phải chuẩn bị những gì giúp bạn khỏe mạnh nhất để sẵn sàng chào đón sự ươm mầm một sinh linh. Dưới đây là những việc bạn cần làm để chuẩn bị cho điều đó.

Bạn cần chuẩn bị gì trước khi mang thai

1.Hẹn gặp bác sĩ của bạn

Bạn sẽ gặp bác sĩ rất nhiều lần trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn có biết rằng việc gặp gỡ bắc sỹ trước khi mang thai cũng vô cùng cần thiết. Dù bạn đã từng mang thai trước đây hay chưa. Nếu bạn có những vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai, hoặc khiến cho thai kỳ của bạn có những rủi ro. Khám sàng lọc trước mang thai là cực kì cần thiết để mọi thứ nằm trong tầm kiểm soát từ ngay lúc này.

Nếu gia đình bạn có những người bị bệnh như xơ nang hoặc bệnh hồng cầu hình liềm. Bạn có thể cũng cần được tư vấn di truyền hoặc các xét nghiệm tầm soát trước mang thai.

2.Khám răng lợi

Có một mối liên quan giữa sức khỏe răng miệng tốt và một thai kỳ khỏe mạnh. Người ta cho rằng bệnh nha chu có liên quan với sinh non và trẻ sơ sinh nhẹ cân. Do đó, bạn cần đi khám nha sĩ trước khi mang thai để xử lý mọi vấn đề về răng miệng.

3.Bỏ hút thuốc và cai rượu bia

Có thể bạn đã biết rằng thuốc lá và rượu bia trong thai kỳ chưa bao giờ là tốt. Nó có hại cho sự phát triển của em bé và có thể khiến bé bị bệnh khi lớn lên.

Nhưng ngay cả trước khi mang thai, hút thuốc và uống rượu bia cũng có thể khiến bạn khó có thai hơn và tăng nguy cơ bị sảy thai trong thai kỳ. Bạn cần phải trao đổi với bác sĩ để tìm ra một giải pháp giúp bạn từ bỏ những thói quen này.

4.Bớt uống cafe

Uống hơn 2 ly cafe mỗi ngày có thể khiến bạn khó thụ thai và tăng tỷ lệ bị sảy thai. Bạn có thể chuyển qua dùng các loại cafe đã loại bỏ cafein để không phải chịu đựng cơn thèm cafe trong một vài tuần đầu tiên của thai kỳ.

5.Ăn uống khoa học

Không có khoảng thời gian nào tốt hơn lúc này để bạn bỏ ăn vặt. Bạn cần ăn nhiều hoa quả, rau, ngũ cốc và chất đạm động vật mỗi ngày.

Một chế độ ăn lành mạnh trước khi mang thai có thể giúp bạn bớt nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.

6.Tăng cân

Tăng cân có thể làm tăng nguy cơ những vấn đề như đái tháo đường thai kỳ hay tăng huyết áp trong thai kỳ [tiền sản giật].

Nói chung giảm cân trong thai kỳ cũng không phải là một ý tưởng tốt, nếu bạn muốn giảm cân, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ.

7.Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine

Một số bệnh trong thai kỳ ngoài làm bạn bị ốm còn có thể ảnh hưởng tới em bé trong bụng bạn. Hãy hỏi bác sĩ những loại vaccine nào bạn cần tiêm ngay bây giờ và những loại nào bạn cần trong tương lai. Một số loại vaccine sẽ được tiêm trong thai kỳ và nó có thể bảo vệ em bé chống lại các mầm bệnh.

8.Xem xét các loại thuốc bạn đang sử dụng

Bạn cần cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng. Bao gồm thuốc được kê đơn, thuốc không cần đơn, thậm chí là vitamin và thảo dược. Điều này là vô cùng quan trọng vì một số loại có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Và ngay bây giờ, bạn cần sử dụng một số Vitamin và acid Folic để làm giảm nguy cơ dị tật cho em bé trong tương lai.

9.Lựa chọn kỹ các loại hải sản

Chắc chắn rằng bạn đã từng nghe rằng chúng ta nên tránh những loại cá mà có nhiều thủy ngân trong thai kỳ. Khi bạn ăn vào những loại cá chứa thủy nhân, có thể cần tới 1 năm để loại bỏ chúng ra khỏi máu của bạn.

Bạn nên ăn cá 2 lần một tuần, nhưng nên bỏ qua các loại cá chứa nhiều thủy ngân, như cá kiếm, cá ngói, cá thu vua và cá mập.

10. Bắt đầu tập thể dục

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một cân nặng hợp lý, mà nó còn giúp bạn giữ dáng sau khi sinh. Ngay bây giờ, khi bạn đang có dự định mang thai, hãy tham gia các lớp học tiền sản mà đảm bảo an toàn cho các bà mẹ tương lai.

Nguồn: //www.webmd.com/baby/guide/your-pre-pregnancy-to-do-list#1

Xem thêmcác kiến thức về thai kỳ, sản khoatại đây

Bài viết mới nhất

  • 3 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ SUY TUYẾN THƯỢNG THẬN NGUYÊN PHÁT
  • HỘI CHỨNG BÀN CHÂN PHẲNG CÓ CẦN ĐIỀU TRỊ KHÔNG?
  • HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • CHO TRẺ BÚ ĐÚNG CÁCH VÀ CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT
  • VẤN ĐỀ LẠM DỤNG TÌNH DỤC Ở TRẺ EM VÀ 4 ĐIỀU BA MẸ NÊN LÀM ĐỂ GIÚP TRẺ PHÒNGTRÁNH

Bài viết xem nhiều nhất

  • Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
  • Quan Hệ Khi Đang Hành Kinh Có Thai Hay Không
  • 5 Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Nghẹt Mũi Dễ Thở Hơn
  • Đầy hơi ở trẻ nhỏ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị
  • Nhận Biết Tình Trạng Phân Và Nước Tiểu Của Trẻ Sơ Sinh

Bài viết liên quan

Những thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai

26 Jul 2018

Những thay đổi của cơ thể khi mang thaituần đầu... tháng đầu.. Mang thai đói liên tục, nóng trong bụng, bùng cồn cào khi mang thai... ...

Xem thêm

Đái tháo đường thai kỳ là gì - Các mẹ bầu cần lưu ý

30 Jul 2018

Đái tháo đường thai kỳ là gì? Các tiêu chuẩn chẩn đoán đường huyết thai kỳ, chỉ số tiểu đường thai kỳ là bao nhiêu? ...

Xem thêm

11 Khuyến Cáo Của Bác Sỹ Dành Cho Bạn Gái Chuẩn Bị Mang Thai

31 Jul 2018

Như các bạn đã biết mang thai là một điều thiêng liêng đối với người phụ nữ con gái.... Việc chuẩn bị mang thai với biết bao nhiêu ...

Xem thêm

Lịch khám thai định kỳ chuẩn - Phòng khám thai Đà Nẵng tại Pasteur

31 Jul 2018

Bài viết sau đây xin gửi đến các mẹ bầu lịch khám thai định kỳ mới nhất và địa chỉ phòng khám thai ở Đà Nẵng tại ...

Xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề