Thành phố Chí Linh Hải Dương có bao nhiêu xã phường?

[Dân trí] - Chiều 10/1, UB Thường vụ Quốc hội thông qua các Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, thành lập thị trấn Thường Thới Tiền của huyện này; nhập đơn vị hành chính và lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương.

 

UB Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc thành lập mới 2 đô thị là thị trấn Thường Thới Tiền tại tỉnh Đồng Tháp, thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương

Cụ thể, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất với việc điều chỉnh địa giới hành chính hai xã thuộc huyện Hồng Ngự và thành lập thị trấn Thường Thới Tiền, thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Ðồng Tháp, nay thành lập thị trấn Thường Thới Tiền trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Thường Thới Tiền và xã Thường Phước 2.

Sau khi thành lập, thị trấn Thường Thới Tiền có 15,82 km2 diện tích tự nhiên, dân số 17.496 người.

Địa giới hành chính thị trấn Thường Thới Tiền được xác định: Đông giáp xã Thường Lạc; Tây và Bắc giáp xã Thường Phước 2; Nam giáp xã Long Khánh A và phường Long Thạnh [thuộc thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang], trong đó xã Thường Phước 2 có 30,04 km2 diện tích tự nhiên, dân số 8.840 người.

Như vậy, huyện Hồng Ngự có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm 10 xã và 1 thị trấn.

Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 9 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố [thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc]; 144 đơn vị hành chính cấp xã gồm 119 xã, 17 phường và 8 thị trấn.

UB Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất việc nhập đơn vị hành chính cấp xã, thành lập sáu phường thuộc thị xã Chí Linh và thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, tới đây sẽ sáp nhập toàn bộ toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Kênh Giang và toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của xã Văn Đức và đổi tên thành xã Văn Đức.

Đồng thời, thành lập 6 phường thuộc thị xã Chí Linh. Đó là các phường Hoàng Tiến; An Lạc; Đồng Lạc ; Tân Dân ; Cổ Thành ; Văn Đức trên cơ sở toàn bộ  diện tích tự nhiên và dân số của các xã cùng tên. Riêng phường Văn Đức được thành lập trên cơ sở xã Văn Đức sau khi đã sáp nhập xã Kênh Giang vào Văn Đức.

Từ đó, thành phố Chí Linh được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Chí Linh. Địa giới hành chính thành phố được xác định: Đông giáp thị xã Đông Triều tỉnh Quảng Ninh; Tây giáp huyện Quế Võ và Gia Bình tỉnh Bắc Ninh; Nam giáp huyện Nam Sách và Kinh Môn; Bắc giáp huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

Như vậy, sau khi sáp nhập 2 xã; thành lập 6 phường và thành lập thành phố Chí Linh; đô thị này có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường: Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An, Đồng Lạc, Tân Dân, An Lạc, Văn Đức, Cổ Thành, Hoàng Tiến và 5 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ.

Tỉnh Hải Dương, theo đó, có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 10 huyện và 2 thành phố [thành phố Hải Dương, thành phố Chí Linh]; 264 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 220 xã, 31 phường và 13 thị trấn.

Các nghị quyết vừa được thông qua sau khi được Chủ tịch Quốc hội ký chứng thực, sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3/2019.

Thành phố được chia thành 14 phường [An Lạc, Bến Tắm, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Phả Lại, Sao Đỏ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức] và 5 xã [Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ], trong đó có 13 xã, phường là miền núi, chiếm 76% diện tích và 56% dân số của toàn thành phố.

Theo Nghị quyết 623/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Chí Linh. Như vậy Chí Linh sẽ trở thành thành phố thứ 2 của tỉnh Hải Dương. Thành phố Chí Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 14 phường: Bến Tắm, Phả Lại, Sao Đỏ, Chí Minh, Cộng Hòa, Hoàng Tân, Thái Học, Văn An, Đồng Lạc, Tân Dân, An Lạc, Văn Đức, Cổ Thành, Hoàng Tiến và 05 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ.

Trong đó, 37 xã thuộc diện phải sáp nhập, 23 xã liên quan liền kề. TP Chí Linh và huyện Thanh Miện không có đơn vị hành chính cấp xã phải sắp xếp. Sau đây là danh sách những đơn vị dự kiến phải sắp xếp:

Huyện Bình Giang: Xã Bình Minh sáp nhập với xã Thái Học. 

Huyện Thanh Hà: Xã Việt Hồng sáp nhập với xã Cẩm Chế; xã Thanh Xá sáp nhập với Thanh Thủy; xã Thanh Khê sáp nhập với thị trấn Thanh Hà; xã Vĩnh Lập sáp nhập với xã Thanh Cường. 

Huyện Cẩm Giàng: Xã Thạch Lỗi sáp nhập với thị trấn Cẩm Giang; xã Cẩm Điền sáp nhập với xã Cẩm Phúc. 

Huyện Kim Thành: Xã Cổ Dũng sáp nhập với xã Thượng Vũ; xã Cộng Hòa sáp nhập với xã Lai Vu; xã Bình Dân sáp nhập với xã Liên Hòa; xã Phúc Thành và 1 phần thôn Quỳnh Khê [xã Kim Xuyên] sáp nhập với thị trấn Phú Thái. 

Huyện Ninh Giang: Xã Đồng Tâm sáp nhập với thị trấn Ninh Giang; xã Hồng Phúc sáp nhập với xã Kiến Quốc; xã Vạn Phúc sáp nhập với xã Hồng Đức; xã Đông Xuyên sáp nhập với xã Ninh Hải. 

Huyện Tứ Kỳ: Xã Ngọc Kỳ sáp nhập với xã Tái Sơn; xã Quảng Nghiệp sáp nhập với xã Dân Chủ; xã Phượng Kỳ sáp nhập với xã Cộng Lạc. 

Huyện Nam Sách: xã Nam Trung sáp nhập với xã Nam Chính; xã Nam Hồng sáp nhập với thị trấn Nam Sách; xã Phú Điền sáp nhập với xã An Lâm; xã Thanh Quang sáp nhập với xã Quốc Tuấn. 

Huyện Gia Lộc: xã Tân Tiến sáp nhập với xã Gia Lương; xã Gia Tân sáp nhập với xã Gia Khánh; xã Nhật Tân sáp nhập với Đồng Quang; xã Quang Minh sáp nhập với xã Đức Xương. 

Thị xã Kinh Môn: Xã Hoành Sơn sáp nhập với phường Duy Tân. 

TP Hải Dương: Phường Trần Hưng Đạo, phường Quang Trung và phường Nguyễn Trãi sáp nhập với nhau; phường Phạm Ngũ Lão và phường Trần Phú sáp nhập với phường Lê Thanh Nghị.

Trên cơ sở dự kiến phương án sắp xếp, UBND cấp huyện xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của địa phương giai đoạn 2023 - 2025 trình Ban Thường vụ cùng cấp, hoàn thiện gửi UBND tỉnh Hải Dương [qua Sở Nội vụ]. 

Căn cứ phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của UBND cấp huyện, Sở Nội vụ xây dựng phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh báo cáo UBND tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương. 

Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hải Dương hoàn thiện phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh, xin ý kiến Bộ Nội vụ.

Căn cứ phương án tổng thể đã được Bộ Nội vụ và các cơ quan Trung ương cho ý kiến, UBND cấp huyện xây dựng Đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn; UBND cấp huyện chỉ đạo cấp xã có đơn vị sắp xếp, sáp nhập tổ chức lập, niêm yết danh sách và lấy ý kiến cử tri. 

Sau khi hoàn thiện lấy ý kiến cử tri, UBND cấp xã hoàn thiện hồ sơ, trình HĐND cùng cấp xem xét thông qua. 

Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện hoàn thiện hồ sơ, đề án, tổng hợp báo cáo trình HĐND cùng cấp xem xét thông qua; hoàn thiện hồ sơ, đề án trình Sở Nội vụ thẩm định để báo cáo UBND tỉnh Hải Dương. 

UBND tỉnh Hải Dương báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương, hoàn thiện hồ sơ trình HĐND tỉnh Hải Dương xem xét thông qua.

Căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh Hải Dương hoàn thiện hồ sơ, đề án, tờ trình gửi Bộ Nội vụ cùng các cơ quan Trung ương thẩm định trình cấp có thẩm quyền Trung ương xem xét, phê duyệt...

Hoàn thành hướng dẫn thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Theo Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương, đến ngày 31/8, các sở, ngành đã hoàn thành việc ban hành hướng dẫn thực hiện các nội dung liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc lĩnh vực của mình, bảm đảm theo kế hoạch của UBND tỉnh.

Cụ thể, Sở Nội vụ tỉnh Hải Dương hướng dẫn kiện toàn tổ chức bộ máy và giải quyết dôi dư đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và việc công nhận đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025.

Sở Tài chính tỉnh Hải Dương hướng dẫn lập dự toán định mức chi, việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, việc xử lý tài sản, trụ sở công tại các đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, kinh phí chuyển đổi các loại giấy tờ do thay đổi địa giới hành chính.

Sở Xây dựng tỉnh Hải Dương hướng dẫn rà soát điều chỉnh quy hoạch đô thị đối với các đơn vị hành chính đô thị dự kiến có liên quan để sắp xếp đơn vị hành chính. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn bổ sung nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trong huyện, hướng dẫn rà soát, điều chỉnh các quy hoạch của địa phương theo Luật Quy hoạch và các quy định của pháp luật về quy hoạch đối với các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 – 2025.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương hướng dẫn cung cấp số liệu diện tích tự nhiên của từng xã theo từng huyện, thị xã, thành phố, hướng dẫn điều chỉnh hồ sơ địa chính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do thay đổi đường địa giới hành chính và tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã.

Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực hộ tịch và lý lịch tư pháp, việc áp dụng pháp luật về các nội dung liên quan khi thực hiện thay đổi địa giới và tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp.

Công an tỉnh Hải Dương hướng dẫn rà soát, cung cấp số liệu nhân khẩu thực tế cư trú tại đơn vị hành chính cấp xã theo từng huyện, thị xã, thành phố, hướng dẫn việc thu hồi con dấu cũ, khắc con dấu mới của cơ quan, tổ chức, đơn vị tại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp, việc chuyển đổi địa chỉ cư trú của công dân do thay đổi địa giới và tên gọi của đơn vị hành chính cấp xã do thực hiện sắp xếp.

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương hướng dẫn xác định các đơn vị hành chính cấp xã là đơn vị trọng điểm về quốc phòng.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương hướng dẫn thực hiện các chính sách theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 tại các đơn vị thực hiện sắp xếp, việc công nhận đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương hướng dẫn công nhận là huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn đối với đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp, điều chỉnh các chính sách thuộc lĩnh vực lao động - xã hội và chính sách đối với người có công tại đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sắp xếp.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương hướng dẫn điều chỉnh và thực hiện xác định đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp có di tích được công nhận, xếp hạng là di sản văn hóa hoặc di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.

Trên cơ sở hướng dẫn cụ thể của các sở, ngành, các địa phương căn cứ để triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn giai đoạn 2023-2025.

Không thu phí chuyển đổi các loại giấy tờ khi sáp nhập đơn vị hành chính

Hướng dẫn công tác quản lý, sử dụng tài sản công khi tiến hành sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã Sở Tài chính tỉnh Hải Dương vừa ban hành tập trung vào một số nội dung chính như bàn giao, tiếp nhận tài liệu, hồ sơ, quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công sau khi sáp nhập, lưu ý về việc đầu tư cải tạo, sửa chữa trước khi sáp nhập để tránh lãng phí đầu tư công.

Hải Dương có bao nhiêu thành phố thị xã huyện?

Trải qua nhiều lần hợp nhất, chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính, đến nay Hải Dương có 10 huyện [Bình Giang, Cẩm Giàng, Gia Lộc, Kim Thành, Kinh Môn, Nam Sách, Ninh Giang, Thanh Hà, Thanh Miện, Tứ Kỳ], 1 thị xã [Chí Linh] và 1 thành phố đô thị loại II [thành phố Hải Dương], với tổng số 229 xã, 23 phường, 13 thị ...

Ở Hải Dương có sóng gì?

Hải Dương có 14 tuyến sông Trung ương [sông Thái Bình, Luộc, Kinh Thầy...] cùng 6 tuyến sông địa phương [sông Sặt, Cửu An, Đình Đào, Tứ Kỳ...] với tổng chiều dài khoảng 430 km.

Hải Dương có bao nhiêu dân tộc?

Hiện nay, tỉnh Hải Dương có hơn 10 dân tộc thiểu số sinh sống tại một số huyện, thành phố như: TP Chí Linh, huyện Kinh Môn, với tổng dân số ước tính hơn 2000 người, trong đó dân tộc Sán Dịu có gần 1000 khẩu, Hoa có hơn 500 khẩu, Tày có hơn 300 khẩu, các dân tộc thiểu số Nùng, Dao, Thái, Khơ Me…

Chị Linh có bao nhiêu dân tộc?

Chí Linh là vùng địa linh nhân kiệt, nơi quần cư của 15 dân tộc anh em như Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơ me, Mường, Nùng, Mông, Dao, Sán Dìu...

Chủ Đề