Thành tựu công nghệ sinh học trong y học

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học ngành y tế đã tiến hành hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học có giá trị góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân và tiếp cận trình độ khoa học công nghệ của thế giới.

Lĩnh vực y tế dự phòng

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất vắc-xin phòng bệnh ở người, đảm bảo sản xuất các loại vắc-xin phục vụ Chương trình Tiêm chủng mở rộng; làm chủ được các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh. Khoa học, công nghệ đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI, đặc biệt đã đẩy lùi bệnh dịch nguy hiểm ở người như dịch tả, dịch hạch, sốt rét, bại liệt, uốn ván sơ sinh và gần đây là bệnh SARS, dịch cúm gia cầm H5N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Trong nhiều năm đã không để xảy ra các dịch bệnh lớn ngay cả trong và sau thiên tai bão lụt lớn. Trên 20 loại vắc- xin đã được nghiên cứu sản xuất trong nước như: Viêm não Nhật Bản, tả, viêm gan B, dại, viêm gan A, bại liệt, sởi, tiêu chảy do virus Rota, bạch hầu - ho gà - uốn ván, lao, thương hàn vi, viêm màng não mủ H.influenzae type b... Đến nay, sản xuất vắc-xin đã đảm bảo cung ứng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia 8 loại vắc-xin. Đây không chỉ là thành tựu công nghệ trong sản xuất vắc-xin mà còn thể hiện năng lực ứng dụng công nghệ sinh học trong y tế.

Sản xuất vắc-xin cúm gia cầm H5N1 tại Công ty Navetco.

Lĩnh vực chẩn đoán, điều trị bệnh

Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người như ghép tạng, can thiệp tim mạch, trị liệu tế bào, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân...

Với việc thực hiện thành công các ca ghép tim, gan, phổi từ người cho chết não và người cho sống, ngành y tế đã xây dựng được 3 trung tâm ghép tạng ở Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Ghép được các tạng quan trọng nhất và thường gặp trong lâm sàng [thận, tim, gan, tụy, phổi]. Chi phí cho ghép tạng ở Việt Nam có mức thấp nhất so với các nước trên thế giới [ít hơn từ 1/3 đến 1/2 lần], nhưng chi phí cho một ca ghép tạng vẫn còn cao [300 triệu cho 1 ca ghép thận, 1 tỷ cho 1 ca ghép tim, 1,5 tỷ cho 1 ca ghép gan].

Kỹ thuật chẩn đoán và can thiệp mạch: Đến nay trình độ can thiệp mạch trong lĩnh vực tim mạch ở nước ta đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, tính riêng can thiệp mạch cấp cứu đã cứu sống trung bình trên 3.000 ca/năm, từ khi kỹ thuật này được đưa vào ứng dụng; Điều trị can thiệp các bệnh tim bẩm sinh [thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, rò động mạch, hẹp động mạch] đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân. Kỹ thuật can thiệp mạch cũng được ứng dụng trong điều trị ở các cơ quan khác như: Cơ quan tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, sinh dục...

Phát triển các kỹ thuật nội soi và vi phẫu thuật nội soi trong chuyên khoa thần kinh sọ não, tai mũi họng, nhãn khoa, tiêu hóa, sản phụ khoa, phẫu thuật cột sống bằng công nghệ laser và nội soi...

Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế

Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dược chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu dược chất trong nước, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền; quy hoạch một số vùng chuyên canh để sản xuất dược liệu; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền; bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo trang thiết bị y tế công nghệ cao.

Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc phát hiện ra 3.948 loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm thực vật khác nhau. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển bền vững nguồn dược liệu, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm bằng các kỹ thuật hiện đại đã thu được các kết quả bước đầu. Đến nay, gần 20 giống dược liệu đã được nghiên cứu, khảo nghiệm thành công và được công nhận giống, giảm chi phí mỗi giống hàng chục tỷ đồng nếu nhập ngoại; ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, thay thế nhập khẩu và có khả năng xuất khẩu như công nghệ thuốc tiêm đông khô, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc điều trị hướng đích, công nghệ sinh khối tế bào tạo nguyên liệu làm thuốc... Những tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào công nghiệp dược cũng đóng góp rất lớn cho việc thực hiện chính sách thuốc thiết yếu, góp phần thực hiện thành công chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nước ta.


Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học ngành y tế đã tiến hành hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học có giá trị góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân và tiếp cận trình độ khoa học công nghệ của thế giới.

Lĩnh vực y tế dự phòng

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất vắc-xin phòng bệnh ở người, đảm bảo sản xuất các loại vắc-xin phục vụ Chương trình Tiêm chủng mở rộng; làm chủ được các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong dự phòng các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm, các bệnh mới phát sinh. Khoa học, công nghệ đã góp phần tích cực để khống chế, đẩy lùi và từng bước thanh toán một số dịch bệnh nguy hiểm ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI, đặc biệt đã đẩy lùi bệnh dịch nguy hiểm ở người như dịch tả, dịch hạch, sốt rét, bại liệt, uốn ván sơ sinh và gần đây là bệnh SARS, dịch cúm gia cầm H5N1, sốt xuất huyết, tay chân miệng... Trong nhiều năm đã không để xảy ra các dịch bệnh lớn ngay cả trong và sau thiên tai bão lụt lớn. Trên 20 loại vắc- xin đã được nghiên cứu sản xuất trong nước như: Viêm não Nhật Bản, tả, viêm gan B, dại, viêm gan A, bại liệt, sởi, tiêu chảy do virus Rota, bạch hầu - ho gà - uốn ván, lao, thương hàn vi, viêm màng não mủ H.influenzae type b... Đến nay, sản xuất vắc-xin đã đảm bảo cung ứng cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia 8 loại vắc-xin. Đây không chỉ là thành tựu công nghệ trong sản xuất vắc-xin mà còn thể hiện năng lực ứng dụng công nghệ sinh học trong y tế.

Lĩnh vực chẩn đoán, điều trị bệnh

Nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới; làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người như ghép tạng, can thiệp tim mạch, trị liệu tế bào, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân...

Với việc thực hiện thành công các ca ghép tim, gan, phổi từ người cho chết não và người cho sống, ngành y tế đã xây dựng được 3 trung tâm ghép tạng ở Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh. Ghép được các tạng quan trọng nhất và thường gặp trong lâm sàng [thận, tim, gan, tụy, phổi]. Chi phí cho ghép tạng ở Việt Nam có mức thấp nhất so với các nước trên thế giới [ít hơn từ 1/3 đến 1/2 lần], nhưng chi phí cho một ca ghép tạng vẫn còn cao [300 triệu cho 1 ca ghép thận, 1 tỷ cho 1 ca ghép tim, 1,5 tỷ cho 1 ca ghép gan].

Kỹ thuật chẩn đoán và can thiệp mạch: Đến nay trình độ can thiệp mạch trong lĩnh vực tim mạch ở nước ta đạt trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, tính riêng can thiệp mạch cấp cứu đã cứu sống trung bình trên 3.000 ca/năm, từ khi kỹ thuật này được đưa vào ứng dụng; Điều trị can thiệp các bệnh tim bẩm sinh [thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch, rò động mạch, hẹp động mạch] đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân. Kỹ thuật can thiệp mạch cũng được ứng dụng trong điều trị ở các cơ quan khác như: Cơ quan tiêu hóa, hô hấp, thần kinh, sinh dục...

Phát triển các kỹ thuật nội soi và vi phẫu thuật nội soi trong chuyên khoa thần kinh sọ não, tai mũi họng, nhãn khoa, tiêu hóa, sản phụ khoa, phẫu thuật cột sống bằng công nghệ laser và nội soi...

Lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế

Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu dược chất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu dược chất trong nước, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền; quy hoạch một số vùng chuyên canh để sản xuất dược liệu; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền; bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo trang thiết bị y tế công nghệ cao.

Khoa học và công nghệ đã góp phần quan trọng vào việc phát hiện ra 3.948 loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc thuộc 307 họ của 9 ngành và nhóm thực vật khác nhau. Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển bền vững nguồn dược liệu, tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc và bảo tồn nguồn dược liệu quý hiếm bằng các kỹ thuật hiện đại đã thu được các kết quả bước đầu. Đến nay, gần 20 giống dược liệu đã được nghiên cứu, khảo nghiệm thành công và được công nhận giống, giảm chi phí mỗi giống hàng chục tỷ đồng nếu nhập ngoại; ứng dụng thành công nhiều công nghệ tiên tiến để sản xuất thuốc có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn các nước tiên tiến, có khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa, thay thế nhập khẩu và có khả năng xuất khẩu như công nghệ thuốc tiêm đông khô, thuốc tác dụng kéo dài, thuốc điều trị hướng đích, công nghệ sinh khối tế bào tạo nguyên liệu làm thuốc... Những tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng vào công nghiệp dược cũng đóng góp rất lớn cho việc thực hiện chính sách thuốc thiết yếu, góp phần thực hiện thành công chăm sóc sức khỏe ban đầu ở nước ta.

Thanh Hiển [Theo Báo sức khỏe & đời sống]

Admin Sở Y Tế

Video liên quan

Chủ Đề