Thế nào là đọc diễn cảm


trình ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí và sư phạm, quá trình thông tin và

giao tiếp.

Theo tác giả Lê Phương Nga  Đặng Kim Nga đã nêu ra trong cuốn

Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học cho rằng:  Đọc diễn cảm ở đây được

hiểu là đọc hay là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc

các yếu tố ngôn ngữ văn chương.

Còn theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang nêu ra trong cuốn Phương

pháp đọc diễn cảm, cho rằng:  Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm

xúc thẩm mĩ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động

riêng của người đọc với tác phẩm.

Từ những đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã đảm bảo tính chân thực và

màu sắc của cá nhân trong cảm thụ, thể hiện được cái tinh thần và cái hồn của

bài văn. Đọc diễn cảm đã tận dụng được các hình thức biểu hiện của người

đọc, thống nhất được nội tâm và ngoại hình, từ đó chinh phục được người

nghe.

Vì vậy có thể hiểu ngắn gọn về đọc diễn cảm như sau:

Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ, điệu bộ,

nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm

trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc

đến với người nghe.

1.2.2. Bản chất của việc đọc diễn cảm

Việc đọc nói chung và đọc diễn cảm là biến hình thức chữ viết của văn

bản thành hình thức âm thanh của tiếng nói, là làm cho người nghe hiểu được

ý của người viết. Các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra định nghĩa sau đây về đọc

diễn cảm.  Đọc tức là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức

âm thanh của ngôn ngữ để làm cho người nghe hiểu được điều mà tác giả nói

qua chữ viết.



13



Chữ viết là một phương tiện ghi âm, dù hoàn mĩ đến đâu cũng chỉ ghi

âm một cách khái quát. Khi đọc người đọc phải lệ thuộc vào văn bản, nhưng

sự lệ thuộc này cũng không hạn chế được sự sáng tạo của người đọc. Một câu

thơ, câu văn dù giữ nguyên số câu chữ, dấu chấm câu cũng có năm, bảy cách

đọc. Về vấn đề này nhà văn A.P.Tsêkhôp trong truyện ngắn Những cảm xúc

mãnh liệt đã từng nói: Tôi dám chắc rằng một từ nào cũng có đến một nghìn

nghĩa và sắc thái khi xem xét từ góc độ nó được đọc lên như thế nào. Đọc là

sự phân tích, nắm bắt, đoán nhận kí hiệu.

Đọc diễn cảm cũng là một nghệ thuật có đặc điểm riêng, nó không lặp

lại người khác, không chỉ truyền đạt trung thành, máy móc bài văn mà còn ghi

đậm dấu ấn cá nhân. Đọc như thế sẽ gây được chấn động tâm hồn trên cơ sở

những mĩ cảm ngôn ngữ văn học và khả năng biểu diễn. Lối đọc này sẽ có

sức hấp dẫn, lôi cuốn người nghe và làm sáng tỏ thêm nội dung, ý nghĩa của

tác phẩm văn chương. Rõ ràng đọc diễn cảm mang đầy đủ tính nghệ thuật của

nó.

Đọc diễn cảm là hình thức đặc biệt của đọc văn chương. Đặc biệt nó

vượt qua việc đọc những tín hiệu ngôn ngữ, từ kí hiệu chữ viết sang kí hiệu

âm thanh tạo ra năng lực đọc văn.

Đọc diễn cảm là hình thức riêng của việc đọc văn có sự tham gia bổ

sung, hỗ trợ của năng lực diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, tâm thế, dáng vẻ,

giọng điệu, ngữ điệu, âm sắc, màu sắc của cảm xúc ngôn ngữ. Cho nên đọc

diễn cảm là một nghệ thuật. Nghệ thuật đọc diễn cảm đòi hỏi phải có một quá

trình rèn luyện lâu dài và liên tục.

Vấn đề mối quan hệ qua lại giữa đọc diễn cảm với đọc biểu diễn nghệ

thuật rất phức tạp vì ngay trong nghệ thuật biểu diễn đọc có hai khuynh

hướng: một số nghệ sĩ diễn xuất thiên về biểu diễn, một số khác lại sử dụng

phong cách của người kể chuyện.



14



Thế nhưng trong nghệ thuật đọc không phải chỉ có hai khuynh hướng

trên. Xuren Kotrarian viết: Cuộc sống của con người thể hiện ở nhiều tính

cách muôn vẻ khác nhau. Cũng như những tính cách đó được thể hiện dưới

nhiều hình thức đa dạng trong nghệ thuật của người diễn viên. tưởng tượng

và rung động, đọc suông và kể lại, nhập vai và biểu diễn, trong

cuộc sống tất cả những cái đó gắn chặt với nhau, ít khi gặp những cái riêng

biệt dưới hình thức nguyên dạng không biến hóa, và nếu như có trường hợp

đơn điệu nào đó thì nó sẽ dẫn đến sự buồn tẻ và chán ngắt.

Nếu như trong nghệ thuật biểu diễn đọc không khẳng định một

trường phái nào, thì trong việc đọc diễn cảm lại càng không cần khẳng định

nó. Chỉ có sự khác nhau là đặc điểm riêng biệt của nhà trường phổ thông đòi

hỏi các phương pháp đọc cần phải được xem xét từ góc độ thích hợp đối với

từng trường hợp cụ thể, có nghĩa là có tính đến thể loại, khuynh hướng văn

học, thế giới quan và tư tưởng của tác giả, mà còn từ góc độ sư phạm của

những tác phẩm đó và sự dễ hiểu của chúng đối với từng lứa tuổi học sinh.

Từ những điều trình bày trên ta có thể khái quát lại về bản chất của

đọc diễn cảm như sau:

+ Đọc diễn cảm là lao động sáng tạo

+ Là biểu diễn nghệ thuật đọc

+ Truyền đạt mọi cái hay cho người nghe

+ Phát huy màu sắc của tác phẩm

+ Đó là một phương pháp sư phạm và là một khoa học

1.3. Các cơ sở lí luận của đọc diễn cảm

1.3.1. Cơ sở ngôn ngữ học của đọc diễn cảm

1.3.1.1. Ngữ điệu của lời nói

Trong khi nói về nghệ thuật đọc, người ta thường xác định rằng đó là

nghệ thuật của ngữ điệu. Sự tồn tại của các ngữ điệu đa dạng khác nhau đã



15



cho phép người ta phân biệt lời nói diễn cảm với lời nói không diễn cảm.

Người nói cần phải biết sử dụng thành thạo những phương tiện không có

tính ngôn ngữ nhưng lại rất quan trọng về mặt tâm lí để biểu hiện ý nghĩ.

Trước hết đó là ngữ điệu. Thế nào là ngữ điệu? Theo định nghĩa của nhà tâm

lí học thì ngữ điệu của lời nói là hệ thống âm thanh của câu nói chung. Ngữ

điệu bao gồm tất cả các dấu hiệu âm thanh phức tạp: sự thay đổi của giọng nói

cơ bản, độ vang to, âm sắc, độ dài. Ngoài ra còn có những chỗ nghỉ hơi,

những chỗ ngắt câu. Ngữ điệu biểu thị mối quan hệ tình cảm, ý chí của con

người trong quá trình giao tiếp với nhau nhưng không phải tất cả những tính

chất quan trọng của ngữ điệu đều được xem là cơ sở của sự diễn cảm. Ngữ

điệu không những diễn tả mối quan hệ tình cảm, ý chí của con người mà còn

được xác định bởi những mối quan hệ đó. Chính mối quan hệ giao tiếp này đã

góp phần xác định ngữ điệu của người đọc, có thể sôi nổi hơn, đam mê hơn,

có thể gần gũi thống thiết, bi lụy, âu sầu hơnNgười bắt chước ngữ điệu, trở

nên nực cười bởi vì ngữ điệu xuất hiện tự nhiên nhờ mối quan tâm đầy đủ và

hiểu biết của người đọc với đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học.

Bởi vậy Ôzarôpxki đã phản đối sự tìm tòi các ngữ điệu. Còn Ginkin thì

viết Nếu ai đặt câu hỏi rằng làm thế nào để tìm tòi được ngữ điệu và có thể

học ngữ điệu đúng và hay được không thì có thể trả lời sẽ không có. Không

thể đọc ngữ điệu được cũng giống như không thể học khóc, học cười, học

sung sướng, học đau khổ. Ngữ điệu của lời nói tự bản thân nó sẽ đến với

chúng ta trong hoàn cảnh nhất định.

Chúng ta không nên nghĩ đến nó, không nên quan tâm đến nó. Nhưng

sẽ có phương pháp tìm kiếm ngữ điệu khi nhiệm vụ đọc một đoạn văn nào đó

đặt ra cho chúng ta chứ không phải chúng ta đặt ra cho nó.

1.3.1.2. Cơ sở về âm thanh của ngôn ngữ khi đọc

1.3.1.2.1. Chính âm

Mục đích của dạy đọc cần hướng tới là đọc diễn cảm đó cũng chính là

nội dung của luyện đọc thành tiếng. Đọc đúng được thì mới có đọc diễn cảm,



16



vì vậy đọc đúng trước hết là đọc đúng chính âm, để dạy đọc đúng chúng ta

cần có hiểu biết về chính âm.

Chính âm là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và

hiệu lực về mặt xã hội. Chính âm sẽ quy định nội dung luyện phát âm ở tiểu

học. Hiện nay, trong trường học chưa có văn bản quy định về chuẩn chính âm.

Điều này làm cho việc xác định nội dung đọc thành tiếng ở tiểu học gặp nhiều

khó khăn, không tránh khỏi những lúng túng khi xác định nội dung đọc đúng,

đọc diễn cảm.

Vấn đề đặt ra là phải giải quyết như thế nào những nét khác biệt trên

bình diện ngữ âm giữa các phương ngữ, một hiện tượng có liên quan trực tiếp

đến việc xác định chuẩn chính âm. Trong bốn thập kỉ nay, giới Việt ngữ học

có nhiều quan điểm khác nhau về chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt, trong đó ý

kiến cho rằng nên lấy phương ngữ Bắc Bộ [chuẩn là Thủ đô Hà Nội] làm cơ

sở để xác định chuẩn mực ngữ âm tiếng Việt đồng thời bổ sung một số ngữ

âm tích cực của các phương ngữ khác. Đây là quan điểm được nhiều người

tán thành. Hiện nay trong trường học, một cách tự nhiên, hệ thống ngữ âm

được phản ánh trên chữ viết được coi là hệ thống ngữ âm chuẩn mực của

tiếng Việt hiện tại. Đó là cách phát âm lấy phương ngữ Bắc Bộ [tiêu biểu là

tiếng Hà Nội] bổ sung thêm ba phụ âm đầu của miền Trung, những âm được

biểu hiện trên chữ viết bằng các con chữ tr, s, r và hai vần ươu, ưu. Đây là

cách phát âm có sự khu biệt âm vị học tối đa của chữ viết để khắc phục những

âm đã mất đi hoặc đã bị biến dạng của tiếng địa phương.

1.3.1.2.2. Trọng âm

Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát âm ra âm tiết [tiếng]. Dựa

vào sự phát âm một tiếng mạnh hay yếu, kéo dài hay không kéo dài, đường

nét thanh điệu rõ hay không rõ, người ta chia các tiếng thành chuỗi lời nói,

thành tiếng có trọng âm [là tiếng có trọng âm mạnh] và không có trọng âm



17



[tiếng có trọng âm yếu]. Trọng âm mạnh rơi vào các từ truyền đạt thông tin

mới hoặc có tầm quan trọng trong câu. Trọng âm yếu đi với các từ không có

hoặc có ít thông tin mới. Đây là căn cứ để chúng ta đọc rõ, nhấn giọng hay

kéo dài những từ quan trọng trong bài.

Loại từ và hư từ mang trọng âm yếu. Thực từ mới có trọng âm. Trong

câu mỗi ngữ đoạn [mà đường ranh giới là những chỗ ngắt, nghỉ] được kết

thúc bằng một trọng âm, trừ khi ngữ đoạn kết thúc bằng một ngữ khí từ. Đây

là căn cứ quan trọng để xác định chỗ ngắt nghỉ trong câu văn, câu thơ, cũng là

căn cứ để xác định những chỗ cần luyện ngắt giọng trong bài.

1.3.1.2.3. Hoạt động ngôn ngữ

Khoa học hiện đại coi ngôn ngữ là một trong những hình thức hoạt

động của con người hoạt động ngôn ngữ còn những lời nói riêng biệt được

gọi là những hành động nói năng. Trong khoa học nghiên cứu những loại

phát sinh, ngôn ngữ xuất hiện và phát triển như một phương tiện để thông

báo, một phương tiện dùng để tác động đến những người xung quanh. Khi

một đứa trẻ nói từ bố thì từ đó không những chỉ dùng để gọi một người nào

đó, mà còn muốn người đó làm cho một việc gì cụ thể. Tùy theo từng hoàn

cảnh cụ thể, từ bố có nghĩa là: Bố ơi, dạy con tập xe hay Bố ơi, đưa con

đi học

Mục đích rõ ràng của hoạt động lời nói được xác định bằng những cách

phân chia sự nhấn giọng trong câu, bởi tính đa dạng của ngữ điệu, bởi sắc thái

nhịp điệu của giọng, tức là bởi tất cả những phương tiện bởi lời nói diễn cảm.

Ngoài ra trong khi trả lời và trong khi học thuộc lòng, học sinh thường máy

móc hoặc đọc lúng túng. Thói quen này của học sinh cần phải được khắc

phục. Cần phải làm sao cho khi đọc bài văn, học sinh phải truyền đạt được nội

dung đã được tiếp thu một cách cụ thể [như tư tưởng, hình ảnh, sự đánh giá và

ý định của tác giả], làm cho người nghe có thể hiểu được những điều đã nói



18



trong văn bằng những hình ảnh cụ thể, nghĩa là làm cho người đọc giao tiếp

với người nghe một cách chân thực và có mục đích rõ ràng. Đây là một thủ

thuật rất quan trọng, có tính chất tích cực, một mặt nó nâng cao được tính linh

hoạt và diễn cảm của ngôn ngữ, mặt khác là cho người nghe thêm chú ý và dễ

ghi nhớ.

1.3.1.2.4. Ngôn ngữ và tư duy

Tư duy là một quá trình tâm lí, có tính xã hội về sự tìm tòi và phát

triển những cái mới, là quá trình phản ánh thực tiễn một cách gián tiếp và khái

quát trong quá trình phân tích và tổng hợp, tư duy gắn một cách hữu cơ với

ngôn ngữ.

Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ đặc biệt trong quá trình hoạt động

của ngôn ngữ bên trong [ngôn ngữ câm]. Đặc điểm của nó là những cấu âm

ẩn kín mà từ đó những sự kích thích yếu ớt của vận động được chuyển vào

não để tư duy bình thường.

Thông thường người ta chia tư duy ra thành tư duy hình tượng và tư

duy khái niệm. Trong thực tế cả hai loại tư duy này có mối quan hệ lẫn nhau.

Nó có liên quan đến một quá trình rất quan trọng đối với sự sáng tạo  đó là

sự tưởng tượng.

1.3.1.2.5. Tính hình tượng của ngôn ngữ

Tưởng tượng là sự sáng tạo ra một hình ảnh, một khái niệm, một tư

tưởng mới, sau đó chúng được thể hiện vào sự vật hoặc trong hoạt động thực

tiễn. Trong lĩnh vực đọc diễn cảm thì đó là sự sáng tạo hình tượng hay khái

niệm được thể hiện bằng lời nói. Không có tưởng tượng thì không có một sự

sáng tạo nghệ thuật nào. Cơ sở sinh lí học của tưởng tượng là sự hình thành

những tổ hợp mới trên cơ sở những liên kết tạm thời được hình thành trong

những kinh nghiệm cũ. Vì vậy kinh nghiệm càng phong phú thì càng có nhiều

khả năng để tưởng tượng. Sự quan sát tất cả các hiện tượng có trong cuộc



19



sống là nền tảng của tưởng tượng. Tưởng tượng khác với quá trình ghi nhớ

bình thường ở chỗ hình ảnh thu nhận được nhờ những liên kết mới là hình ảnh

chưa có trong kinh nghiệm của chúng ta. Thiếu đi những yếu tố cần thiết

trong trí nhớ của người nói hay người tiếp thu thì sẽ gây khó khăn cho sự nảy

sinh hình tượng. Đó cũng là khó khăn của học sinh trong khi tiếp thụ văn học

cổ điển trước cách mạng.

Khi chúng ta đọc hay nghe một tác phẩm văn học, nếu như chúng ta

không nỗ lực gắng hết sức thì các hình tượng sẽ xuất hiện trong trí tưởng

tượng của chúng ta một cách tùy tiện. Hơn nữa những hình tượng đó có tính

chính xác và rõ ràng ở các mức độ khác nhau. Người đọc hay người kể cần

phải cố gắng gợi ra một cách có ý thức trong tưởng tượng của người nghe

những hình tượng cụ thể và rõ ràng hoặc như người ta thường gọi chúng là

năng lực nhìn thấy. Nhưng điều đó chỉ thấy được khi chính bản thân người

nói hay người đọc nhìn thấy một cách cụ thể và rõ ràng tất cả những gì mà

mình kể ra. Trong trí tưởng tượng của người đọc hay người kể chuyện cần

phải đưa ra một cuốn phim về các hình ảnh tưởng tượng mà người đọc sẽ mở

ra trước mặt người nghe.

Với ý nghĩa trên chúng ta cần phải ghi nhớ lời khuyên của

K.X.Xtanhixlapxki không phải nói vào tai, mà phải nói vào mắt. Quá trình

tưởng tượng sẽ mở rộng kinh nghiệm cá nhân của người nói và người nghe.

Tưởng tượng có một ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức và thực hiện hoạt

động, và chính bản thân sẽ được hình thành trong các hình thức hoạt động

khác nhau, trong đó có cả việc đọc tác phẩm văn học nghệ thuật.

1.3.1.2.6. Tính biểu cảm của của lời nói và của việc đọc diễn cảm

Đôi khi thầy giáo thường bảo học sinh: Hãy đọc cho có tình cảm

mà không biết rằng mình đã đặt ra cho học sinh một nhiệm vụ không thể nào

thực hiện được và đã đẩy học sinh vào con đường bắt chước một cách giả tạo.

Lĩnh vực cảm xúc là lĩnh vực không chịu sự ra lệnh trực tiếp.



20



Phản ứng tình cảm của con người là một hành động phản xạ phức tạp

trong đó bao gồm nhiều yếu tố vận động và sinh dưỡng kết hợp hữu cơ với

nhau. Cảm xúc nảy sinh khi có nhu cầu và có những hoạt động để thỏa mãn

nhu cầu.

Vai trò quyết định trong sự khởi động của các phản ứng tình cảm là ở

vỏ bán cầu đại não, ở đó xuất hiện sự liên kết các tín hiệu bắt nguồn từ các bộ

phận bên trong cơ thể với những tín hiệu vận động. Như vậy tình cảm cũng

như những quá trình tâm lí khác do trung tâm của não bộ điều khiển. Tình

cảm của con người thể hiện trong những hành động vận động muôn vẻ như

điệu bộ, cử chỉ, những sự vận động của cơ thể và những sự thay đổi của giọng

nói, lời nói. Sự thay đổi này không phải lấy ý chí để dập tắt. Nó mang tính tự

nhiên. Nói như Ximônôp Trong đọc diễn cảm thì hệ thống cảm xúc cá nhân

có được nhờ tương giao với tác phẩm văn học, phải chiếm ưu thế hơn hệ

thống khái niệm.

Muốn đọc cho được tình cảm thì phải truyền đạt được tình cảm, như một

nhà tâm lí học đã nói: không thể ra lệnh cho tình cảm mà phải đi đến tình cảm

bằng nhiều con đường khác nhaukhi trạng thái tâm lí có khả năng làm nảy

sinh mối quan hệ tình cảm của con người đối với các hiện tượng xung quanh

xuất hiện thì mối quan hệ biểu cảm được tạo nên và đó sẽ là cảm xúc.

1.3.2. Cơ sơ giao tiếp của đọc diễn cảm

Từ diễn cảm có chứa một ý nghĩa là diễn xuất, là thể hiện ra bên ngoài

những cảm xúc.

Giao tiếp hằng ngày đòi hỏi phần lớn phải sử dụng ngôn ngữ nói và

những yếu tố phi ngôn ngữ như: ánh mắt, nụ cười, nét mặt, lắc đầu, thở

dài,Những sự xúc cảm đó chỉ sinh ra trong tình huống giao tiếp và trong

mục đích giao tiếp. Nó bắt nguồn từ ý đồ chủ quan của ngôn ngữ giao tiếp [có



21



ngôn ngữ phát tin và người nhận]. Đó là xúc cảm tự nhiên và cục bộ thực

dụng theo mục đích giao tiếp.

Đọc diễn cảm cũng là hình thức giao tiếp, nó nhắm tới đối tượng nghe

mình đọc. Nguồn xúc cảm trong khi đọc văn là nguồn xúc cảm thẩm mĩ phát

sinh từ hai chủ thể: chủ thể nhà văn gửi trong tác phẩm với thế giới tâm hồn

xúc động và thế giới thẩm mĩ cảm nghệ thuật của tác phẩm. Ngôn ngữ đọc

khác với ngôn ngữ nói ở chỗ nó chịu sự chi phối của văn bản [nghĩa văn bản

đến nghệ thuật văn bản  đến ý tưởng, nội dung tư tưởng tác giả tiềm ẩn sâu

trong văn bản hoặc tác phẩm].

Lời nói hằng ngày tự nhiên cũng có những thuộc tính như diễn cảm,

tạo hình, đôi khi cả tính hình tượng. Giao tiếp hàng ngày chỉ là đơn nghĩa như

vậy, chỉ là phẩm chất thẩm mĩ do liên tưởng so sánh hàng ngày mà có.

Ngôn ngữ hình tượng phải trải qua tưởng tượng để tạo ra hình ảnh, nó

có giá trị thẩm mĩ [không chỉ là thuộc tính phẩm chất như ở lời nói giao tiếp].

Song vấn đề là ở mối tương quan giữa các chức năng. Chức năng chủ yếu

quyết định trong tất cả các phong cách ngôn ngữ vẫn là chức năng giao tiếp.

Những phẩm chất thẩm mĩ trong giao tiếp hàng ngày nếu có cũng chỉ đóng

vai trò phụ thuộc thứ yếu. Còn trong ngôn ngữ nghệ thuật tác phẩm văn học

thì chức năng thẩm mĩ xuất hiện ở bình diện thứ nhất, nó đẩy chức năng giao

tiếp xuống bình diện thứ hai.

Sự phản ánh thế giới trong tác phẩm văn học đi đôi với sự hư cấu

trong sáng tạo nghệ thuật cho nên từ đó nảy sinh ra khả năng thông tin kép

vừa hướng vào khách thể thẩm mĩ của tác phẩm văn học, vừa hướng vào tác

giả [chủ thể sáng tạo], hướng về những đặc điểm trong cách quan sát, cảm thụ

chiếm lĩnh và diễn tả thế giới đời sống trong tác phẩm của tác giả. Quan niệm

nghệ thuật của chủ thể nhà văn về thế giới hiện thực làm nên nội dung quan

niệm trong tác phẩm văn học hay còn gọi là hạ văn bản. Đọc diễn cảm phải

chú ý đến nội dung tư tưởng của nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.



22



Đọc diễn cảm cho một đối tượng nghe về một số đối tượng thẩm mĩ.

Phải tạo dựng được mối quan hệ khăng khít với tác phẩm và với người nghe.

Do đó có hai công đoạn: cảm thụ + hiểu biết tác phẩm và truyền thụ + hiểu

biết người nghe.

Vì vậy để đọc diễn cảm tốt cần phải thực hiện việc đọc diễn cảm trong

các giờ văn học giúp cho việc cảm thụ, tiếp nhận văn học tốt hơn, giúp hiểu

sâu sắc nghệ thuật viết văn tạo ra sức hấp dẫn và hiệu quả dạy văn. Việc đọc

diễn cảm trong quá trình dạy tiếng Việt làm cho các em thấy rõ sự phong phú

và khả năng vận dụng ngôn ngữ dân tộc vào các lĩnh vực. Qua đó các em thấy

rõ mối quan hệ đồng bộ, hệ thống, cụ thể của tiếng mẹ đẻ.

1.3.3. Cơ sở sinh lí học và tâm lí học của đọc diễn cảm

Muốn giải quyết vấn đề cần phải dạy đọc diễn cảm cho ai, nhất thiết

phải chú ý đến vấn đề tâm lí học và sinh lí học. Thực tế trong các giờ dạy đọc

hiện nay cho thấy chỉ có thể dạy đọc một cách diễn cảm cho một số học sinh

có năng khiếu mà thôi. Nhà trường hiện nay là nhà trường chung cho tất cả

con em chúng ta và chưa có một văn bản nào đưa ra vấn đề chia học sinh ra

làm hai loại: loại có năng khiếu và loại không có năng khiếu. Nhưng thực tế

trong giờ thực hành lại có sự phân chia đó. Thường thường một lớp học chỉ

một số em biết đọc diễn cảm, còn đa số các em khác thì không biết đọc diễn

cảm và thầy cô giáo cũng chỉ chú trọng tới một vài em có năng khiếu đó.

Vì vậy một vấn đề cấp bách được đặt ra là có thể đọc diễn cảm cho tất

cả các em học sinh được không, và có cần thiết phải làm điều đó không ?

Khoa học hiện đại đã phân tích các hiện tượng như khả năng, năng khiếu,

thiên tài, trực giác và khí chất như thế nào.

Không nên phủ nhận một sự thật là có những trẻ em có năng khiếu và

những học sinh không có năng khiếu. Tâm lí học hiện đại thừa nhận có sự

khác nhau về năng lực của học sinh, nhưng không cho điều đó là hiện tượng



23



Chủ Đề