Thế nào là lỗi vô ý vì cẩu thả

Phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ

Lỗi vô ý do cẩu thả là gì? Sự kiện bất ngờ là gì? Phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ? Những điểm cần lưu ý để phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ?

Theo quy định của pháp luật hình sự thì các hành vi như: lỗi cố ý, lỗi vô ý do quá tự tin, vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ, gây ra lỗi thì phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng vẫn có trường hợp không phải cứ gầy ra lỗi là phải chịu trách nhiệm hình sự sự kiện bất ngờ. Nhưng đối với các hành vi gây ra lỗi như sự lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ là hai hành vi gây ra lỗi rất khó phân biệt. Cho nên, Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ cụ thể:

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

1. Lỗi vô ý do cẩu thả là gì?

Lỗi vô ý do cẩu thả dưới góc độ pháp lý được hiểu là trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả năng gây ra hậu quả đó mặc dù được điều kiện khách quan buộc họ phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.

Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.

Theo quy định của pháp luật về lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi quy định tại Điều Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.

Xem thêm: Lỗi vô ý là gì? Một số vấn đề lưu ý về lỗi vô ý do quá tự tin

Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức [không nhìn trước nhìn sau] làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.

Như vậy, Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. Phải thấy trước ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. Có thể thấy trước có thể hiểu là với độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hóa, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội, của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.

2. Sự kiện bất ngờ là gì?

Dưới góc độ pháp lý thì sự kiện bất ngờ được hiểu là người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Sự kiện bất ngờ là một sự kiện xảy ra trên thực tế gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng người thực hiện hành vi không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi đó không có mối liên hệ về lý trí, ý chí của người thực hiện hành vi. Họ không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, cũng như hậy quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra và họ cũng không bị buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó.

Sự kiện bất ngờ là một trong các trường hợp được quy định miễn trách nhiệm hình sự tại Chương IV Bộ luật hình sự.

Sự kiện bất ngờ là trường hợp một người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội mà không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó, tức là người có hành vi nguy hiểm không có lỗi trong việc gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu nguy hiểm cho xã hội.  Sự kiện bất ngờ được quy định trong Bộ luật Hình sự, thể hiện sự phù hợp với tình hình thực tế. Trong thực tiễn xét xử, sự kiện bất ngờ xảy ra không phải ít và cũng không ít trường hợp do không thể đánh giá đúng điều kiện của chế định này nên đã kết án oan hoặc bỏ lọt tội phạm.

Trong hoàn cảnh cụ thể đó, bất kỳ ai cũng không thể thấy trước được hành vi của mình sẽ gây hậu quả nguy hiểm, còn về mặt chủ quan phải xem xét các đặc điểm về nhân thân của người có hành vi gây ra hậu quả như: tuổi, trình độ hiểu biết, tình trạng sức khỏe và những đặc điểm khác có ảnh hưởng đến nhận thức của họ. Chính vì vậy mà có thể với người này thì có thể là không thể thấy trước hậu quả nhưng với người khác lại không thuộc trường hợp này.Sự kiện bất ngờ là sự kiện mà người có hành vi gây ra lỗi không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó.

Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, nên giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý do cẩu thả, nên giữa sự kiện bất ngờ với lỗi vô ý vì cẩu thả có những điểm tương đối giống nhau. Thông thường nếu không có căn cứ xác định người này có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì sẽ thuộc trường hợp do sự kiện bất ngờ. Do đó, khi xem xét trường hợp sự kiện bất ngờ đòi hỏi người xem xét phải có một sự am hiểu pháp luật nhất định, nếu không sẽ áp dụng không đúng pháp luật.

3. Phân biệt lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ

Lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ là 2 vấn đề khá khó để phân biệt một cách rạch ròi nhất. Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản để phân biệt 2 vấn đề này:

Theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 [sau đây gọi là Bộ luật Hình sự] vô ý phạm tội do cẩu thả là : trường hợp người phạm tội do cẩu thả mà không thấy trước được hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó.

Theo Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 [sau đây gọi là Bộ luật Hình sự] Sự kiện bất ngờ là: người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ cơ bản khác nhauở những điểm sau:

Mục tiêu phân biệt

Lỗi vô ý do quá cẩu thả

Sự kiện bất ngờ

Xác định lỗi

Việc gây ra hậu quả xuất phát từ lỗi vô ý của chủ thể

Việc gây hậu quả không do lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi

Thấy trước hậu quả

Buộc phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó.

Không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây ra hậu quả

Do sự cẩu thả của chủ thể gây ra hành vi vi phạm.

Việc không thấy trước được hậu quả là do hoàn cảnh khách quan tác động vào hành vi của chủ thể.

Trách nhiệm pháp lý

Chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình

Chủ thể không phải chịu trách nhiệmvới hành vi của mình.

Lỗi vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ rất khó để phân biệt vì vậy, khi phân biệt thì cần phải lưu ý vấn đề sau: Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, khi không có căn cứ xác định người có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc trường hợp do sự kiện bất ngờ. Khi nghiên cứ về sự kiện bất ngờ thì luôn luôn phải xem xét đó có phải là lỗi vô ý do quá cẩu thả không. Phải xét trong hoàn cảnh cụ thể để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy hậu quả ở lỗi vố ý do quá cẩu thả hay sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc là lỗi vô ý do cẩu thả, một người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Tức là hai vấn đề này phải luôn được xác định một cách song song với nhau để loại trừ trường hợp còn lại để phân biệt hai vấn đề này.

Xem thêm: Quyền lợi người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Dựa vào những tiêu chí phân biệt nêu trên và những lưu ý để phân biệt 2 vấn đề này một cách rõ ràng nhất.

4. Những điểm cần lưu ý để phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ

Lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ rất khó để phân biệt vì vậy khi phân biệt thì cần phải lưu ý vấn đề sau:

Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, khi không có căn cứ xác định người có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc trường hợp do sự kiện bất ngờ.

Khi nghiên cứu về sự kiện bất ngờ thì luôn luôn phải xem xét đó có phải là lỗi vô ý do quá cẩu thả không. Phải xét trong hoàn cảnh cụ thể để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy hậu quả ở lỗi vố ý do quá cẩu thả hay sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc là lỗi vô ý do cẩu thả, một người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Tức là hai vấn đề này phải luôn được xác định một cách song song với nhau để loại trừ trường hợp còn lại để phân biệt hai vấn đề này.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Hỏi về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
  • Giải đáp thắc mắc pháp luật về thừa kế
  • Có phải bồi thường khi vô ý gây thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc
  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra như thế nào?
  • Lỗi là gì? Phân tích quy định và sự khác nhau giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý?

Chủ Đề