Theo anh chỉ tự tin khác tự cao như thế nào

Tự ti và tự cao có một điểm rất rất giống nhau, đây là hai cảm xúc chỉ xuất hiện khi so sánh mình với người khác.

Khi so sánh mình với người khác, mình cảm thấy THẤP KÉM hơn, dở hơn.
Ngay lập tức mình sẽ thấy tự ti và đó là cảm xúc sẽ cho mình cảm giác bị nhỏ bé, thấp kém, không bằng ai. Đây cũng là thứ khiến cho một người lùi lại và không dám làm bất cứ điều gì.

Khi so mình với người khác và thấy mình GIỎI HƠN, cao hơn, nhiều kinh nghiệm hơn họ.
Cảm xúc tự cao sẽ xuất hiện.

VD:
Bạn ở trong một đội nhóm, bạn biết chắc mình là người có kinh nghiệm làm leader giỏi hơn hẳn tất cả những người còn lại. Ngay lập tức nó sẽ cho các bạn cảm giác tự cao.

Nên,

Cách đơn giản nhất để không cảm thấy nhỏ bé, tự ti là “ĐỪNG SO SÁNH MÌNH VỚI NGƯỜI KHÁC”

Cách để không thấy mình tự cao để mà sinh ra chủ quan, cao ngạo là “ĐỪNG SO SÁNH MÌNH GIỎI HƠN NGƯỜI KHÁC CÁI GÌ”

Thay vào đó HÃY QUAY VỀ VỚI VẤN ĐỀ TỰ TIN – KHÔNG TỰ TIN.

Tự tin là khi so sánh mình của ngày hôm nay với mình của ngày hôm qua. Mình giỏi hơn cái gì? Mạnh hơn cái gì?

Và là khi làm một việc đòi hỏi 1 kỹ năng nào đómà bạn đã từng làm hoặc có khả năng thực hiện.
Bạn sẽ tin mình làm được chuyện đó TỐT..

Còn trong 1 việc nào đó bạn thấy không đủ kỹ năng xử lý, nó cũng là điểm yếu của mình.

Thì bạn sẽ không tự tin về nó.

Nhưng nếu vẫn muốn làm chuyện mình không giỏi, hãy tập trung trau dồi rèn luyện, học hỏi từ những người có kinh nghiệm hơn.

Người tự tin là người luôn biết rõ mình “GIỎI CÁI GÌ – CHƯA GIỎI CÁI GÌ”; “MẠNH CÁI GÌ – YẾU CÁI GÌ”; những mục tiêu muốn chinh phục sắp tới cái nào có khả năng đạt được rồi, cái nào muốn làm nhưng chưa đủ khả năng.

Tự biết cách nhìn nhận thực tế, tìm cách cách trau dồi bản thân để ngày càng tự tin hơn, bắt tay vào làm việc nhanh chóng, hiệu quả và có kết quả cao hơn.

#huynhduykhuong
#publicspeaking

Tham gia lớp Training miễn phí kỹ năng giao tiếp – chia sẻ trước đám đông của anh tại: //powerfulcommunicator.ayp.vn/

Biểu hiện có vẻ giống nhau, nhưng tự tin tỏa ra từ một người có sự chắc chắn vào năng lực bản thân, còn tự kiêu xuất phát từ lòng tự trọng thấp.

Nick Bognar, bác sĩ trị liệu Hôn nhân và gia đình, người Mỹ cho biết, người tự tin thường chắc chắn mình là người có giá trị, không quan tâm người khác nghĩ gì hoặc họ giỏi hay kém hơn mình.

Người tự kiêu hay tự cao tự đại thì ngược lại, họ chịu ảnh hưởng mạnh từ cách nhìn nhận, đánh giá của người khác. Đặc biệt, người tự kiêu thường cố nâng giá trị bản thân bằng cách hạ thấp người khác xuống. Họ cố gắng duy trì vị trí của mình, dù phải trả giá bằng việc đánh mất các mối quan hệ.

Dưới đây là những điều bạn cần biết về cách xác định tính tự cao tự đại và cách vượt qua nó.

Dấu hiệu của tự kiêu

Những người này hành động có vẻ tự tin, nhưng thực chất chỉ muốn che đậy sự bất an sâu xa trong lòng.

Grace Dowd, một nhà trị liệu tâm lý, nhân viên công tác xã hội lâm sàng, ở Texas, Mỹ, cho biết, người tự cao tự đại thường biến thiên cảm xúc dựa vào nhận xét bên ngoài. Họ đặc biệt quan tâm đến việc người khác đánh giá tốt về mình. Vì lý do đó, những người này không sẵn sàng lắng nghe hoặc chấp nhận phản hồi tiêu cực nào. Họ phản ứng bằng cách kích động xung đột, đổ lỗi cho người này hoặc hạ thấp người kia.

Theo Bognar, người có cái tôi quá lớn coi thành công của người khác là một mối đe dọa. Họ không chúc mừng người khác thành công, thậm chí không công nhận điều đó. Với người tự kiêu, chỉ một người giỏi nhất và người đó luôn phải là họ.

Người tự cao tự đại khó có một mối quan hệ lành mạnh. "Nếu bạn luôn cần vượt lên những người khác thì khó có một mối quan hệ và được yêu thích. Bởi bạn luôn chạy đua để có được vị trí tốt nhất. Bạn rất khó làm việc nhóm, thậm chí tự làm một mình vì không muốn hợp tác", Bognar nói.

Kết nối tình cảm với người tự cao khá khó khăn. Kể cả bạn rất thân thiết với một người, thì khó để duy trì tình bạn, khi người đó liên tục hạ thấp hoặc phớt lờ mình.

Nếu bạn nghĩ mình đang có vẻ là một người tự kiêu, hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi như:

1. Bạn có thấy bản thân không có kết nối với mọi người hay việc duy trì mối quan hệ lâu dài rất khó khăn?

2. Bạn có khó chịu trách nhiệm về hành động của mình không và có thường xuyên dựa dẫm vào người khác không?

3. Bạn có coi thành công, coi thành tích và sự công nhận là trên hết?

Nếu bạn trả lời "có" trong bất kỳ câu nào, đây là thời điểm lý tưởng để thay đổi suy nghĩ và hành động.

Kendall Phillips, thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng người Mỹ, gợi ý hãy thoải mái thừa nhận khuyết điểm. "Thừa nhận điểm yếu không có nghĩa là bạn thiếu sót mà là còn những lĩnh vực cần khai phá thêm. Sử dụng thế mạnh của mình để cải thiện điểm yếu", nhà trị liệu nói.

Bognar khuyên nên tìm kiếm và bày tỏ những điều bạn thích ở người khác. Hãy giúp đỡ ai đó dù chắc chắn họ không biết điều đó hoặc không nói cảm ơn. Khi thực hiện thay đổi này, hãy chú ý đến cách chúng ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn. Đây là động lực tích cực thúc đẩy bạn tiếp tục phát triển.

Vì tính tự cao tự đại thường bắt nguồn từ lòng tự trọng thấp, Dowd khuyên nên tìm bác sĩ trị liệu để giải quyết tận gốc sự bất an và vấn đề sâu sắc hơn.

"Thay đổi không diễn ra trong một sớm một chiều. Nhưng với sự hỗ trợ và nỗ lực, bạn có thể chuyển từ chủ nghĩa tự cao sang sự tự tin thực sự, điều này sẽ chỉ có lợi cho các mối quan hệ của bạn", nhà trị liệu Dowd nói.

Nhật Minh [Theo Fatherly]

Có thể nói sự tự tin là một trong những yếu tố quyết định đến thành công của mỗi người. Thế nhưng khi con người tự tin thái quá lại trở thành tự cao tự đại, ranh giới giữa chúng có thể coi là khá mỏng manh nếu con người không biết cách kiểm soát bản thân cũng như cư xử đúng mực. Hôm nay, hãy cùng Ngaydep.com phân biệt sự khác biệt giữa tự cao và tự đại để tự mình hoàn thiện bản thân qua bài viết dưới đây.

Mục lục [Ẩn]

Lỗi lầm là điều chúng ta không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Người tự tin, tài giỏi đến mấy cũng sẽ mắc sai lầm nhưng họ sẽ nhận sau và cố gắng hoàn thiện để không mắc lại lỗi sai thêm lần nữa. Người tự đại sẽ có xu hướng cho rằng bản thân luôn hoàn hảo và không hề có một lỗi lầm nào trong cuộc sống. Đây chính là 2 thái cực khác biệt giữa người tự tin và tự đại khi đối diện với cùng một vấn đề.

Ranh giới mong manh giữa tự tin và tự đại.

2. Danh tiếng

Người tự tin sẽ lấy trải nghiệm để học hỏi, cải thiện bản thân và để được mọi người công nhận năng lực của bản thân. Tuy nhiên, người tự cao tự đại là thích được là “trung tâm của vũ trụ”, họ mong ước sự chú ý từ người khác.

3. Trong công việc

Trong công việc, người tự tin sẽ không ngừng cố gắng để thể hiện hết những mặt tốt của bản thân để người khác công nhận. Ngược lại, người tự cao thường cho rằng bản thân đã quá tài giỏi nên không ai có đủ khả năng để nhận xét hay nhìn nhận năng lực của họ.

4. Cách lắng nghe và lời nói

Người hiểu biết, tự tin sẽ dành nhiều thời gian để lắng nghe phân thích hơn là vội vàng phản biện. Ngược lại, người tự cao thích được lắng nghe nhiều hơn và thích phản biện khi chưa thực sự thấu hiểu vấn đề. Họ thích thể hiện hơn là quan sát hay tiếp thu từ những người xung quanh.

Người tự cao thích nói hơn là lắng nghe. 

5. Cách suy nghĩ và nói

Người tự tin luôn dành thời gian suy nghĩ trước khi nói điều gì đó ra và họ muốn mỗi lời mình nói ra đều hoàn chỉnh và có sức nặng. Người tự cao thường ít khi suy nghĩ trước khi nói mà ngay lập tức phản biện hay phản hồi ý kiến của người khác. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề, sai lầm trong cuộc sống. 

6. Luôn chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ

Chú trọng vào tiểu tiết để đảm bảo mọi thứ được chuẩn bị kỹ lưỡng giúp người tự tin không gặp phải những tình trạng ngoài ý muốn. Trong khi đó, người tự cao tự đại thường tự tin thái quá khi nghĩ rằng sẽ không có bất cứ rủi ro nào có thể xảy ra. Họ hoàn toàn tự hào về năng lực của bản thân mà không có bất cứ kế hoạch dự phòng cho những tình huống bất ngờ.

Phân biệt được sự khác nhau giữa tự tin và tự đại, con người sẽ nhìn nhận được vấn đề của bản thân để tìm cách rèn rũa và cải thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ranh giới giữa tự tin và tự cao đôi khi rất mong manh nếu chúng ta không biết cách tiết chế bản thân. Hy vọng những chia sẻ của Ngaydep.com trong bài viết có thể giúp bạn trở thành một người tự tin đích thực!

Để tìm đọc thêm những bài viết tương tự, mời bạn đọc truy cập vào chuyên đề Blog Cuộc Sống nhé.

Video liên quan

Chủ Đề