Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của nguyên tố nhóm 1a thay đổi như thế nào

Điện tích hạt nhân là một thông số đo lường sự khác biệt điện tích giữa hai mặt của một hạt nhân và thường được sử dụng để đo lường sự khác biệt điện tích trong các hạt nhân có khối lượng nguyên tử khác nhau. Nên câu hỏi:

Trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại biến đổi theo chiều nào cho dưới đây ?

A. Tăng dần.     B. Giảm dần.

C. Không thay đổi.    D. Không biến đổi một chiều.

Đáp án đúng là A

Giải thích:

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các hạt nhân có thể thay đổi theo các quy tắc sau đây:

  1. Theo luật tăng dần của điện tích hạt nhân, các hạt nhân có điện tích hạt nhân tăng dần từ trái qua phải trên bảng tuần hoà học. Ví dụ, hạt nhân hidrogên có điện tích hạt nhân nhỏ nhất trong bảng tuần hoà học và hạt nhân francium có điện tích hạt nhân lớn nhất.

  2. Theo luật tăng dần của điện tích hạt nhân, các hạt nhân có tính kim loại tăng dần từ trái qua phải trên bảng tuần hoà học. Ví dụ, hạt nhân hidrogên có tính kim loại thấp nhất trong bảng tuần hoà học và hạt nhân francium có tính kim loại cao nhất.

Giải Bài Tập Hóa Học 10 Bài 12: Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn [Nâng Cao] giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.

Lời giải:

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.

Bài 2 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Hãy cho biết sự biến đổi về tính axit-bazơ của các oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng của các nguyên tố trong một chu kì và theo một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Lời giải:

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.

Bài 3 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Hãy phát biểu định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và lấy các ví dụ về cấu hình electron nguyên tử, tính chất của các đơn chất và tính chất của các hợp chất để minh họa.

Lời giải:

Nội dung định luật: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Ví dụ:

Xét chu kì 3:

Na [ Z = 11] : ls22s22p63s1

Mg [ Z = 12] : ls22s22p63s2

Al [ Z = 13] : ls22s22p63s23p1

Si [ Z = 14] : ls22s22p63s23p2

P [ Z = 15] : ls22s22p63s23p3

S [ Z = 16] : ls22s22p63s23p4

Cl [ Z = 15] : ls22s22p63s23p5

 

Sự biến đổi tính chất từ Na đến Cl:

+ Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần

+ Tính bazo của các oxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần

+ Tính bazo của các hidroxit giảm dần, đồng thời tính axit tăng dần.

Bài 4 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học [ghi dưới đây] biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?

a] Khối lượng nguyên tử.

b] Số thứ tự.

c] Bán kính nguyên tử.

d] Tính kim loại.

e] Tính phi kim

f] Năng lượng ion hóa thứ nhất.

i] Tinh axit-bazơ của hiđroxit.

k] Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.

Lời giải:

Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.

Bài 5 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Cho các nguyên tố X, Y, z có số hiệu nguyên tử lần lượt là: 9, 16, 17.

a] Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

b] Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính phi kim tăng dần.

Lời giải:

a] Vị trí của các nguyên tố X, Y, Z trong bảng hệ thống tuần hoàn:

X [Z = 9] ls2 2s2 2p5. Thuộc chu kì 2, nhóm VIIA.

Y [Z = 16] ls2 2s2 2p6 3s2 3p4.Thuộc chu kì 3, nhóm VIA.

Z [Z = 17] ls2 2s2 2p6 3s2 3p5.Thuộc chu kì 3, nhóm VIIA.

b] Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Y, Z, X.

Bài 6 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Cho các nguyên tố A, B, C, D có số hiệu nguyên tử lần lượt 11, 12, 13, 14

a] Viết cấu hình electron nguyên tử của chúng.

b] Xác định vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

c] Xếp các nguyên tố đó theo thứ tự tính kim loại tăng dần.

Lời giải:

a] Cấu hình electron nguyên tử:

A[Z = 11] ls2 2s2 2p6 3s1.

B [Z= 12] ls2 2s2 2p6 3s2

C [Z = 13] ls2 2s2 2p6 3s2 3p1

D [Z = 14] 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2.

b] Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

A thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IA vì có một electron ở lớp ngoài cùng.

B thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIA vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

C thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhóm IIIA vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D thuộc chu kì 3 vì có 3 lớp electron, nhòm IVA vì có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

c] Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: D, C, B, A.

Bài 7 [trang 55 sgk Hóa 10 nâng cao]: Dựa vào sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố, hãy đoán nhận sự biến đổi về năng lượng ion hóa thứ nhất, độ âm điện, tính kim loại của các kim loại nhóm IA.

Lời giải:

Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm.

Độ âm điện giảm.

Tính kim loại tăng.

Chủ Đề