Thị trường hoa ly tết 2023

Hôm nay [8/8], UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, địa phương đã ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh năm 2022 và Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Hàng hóa tại 1 siêu thị ở Tây Ninh

Kế hoạch này được tỉnh Tây Ninh xây dựng trên cơ sở dự kiến phục vụ cho khoảng 1,4 triệu người [khoảng 325.000 hộ] trên địa bàn tỉnh.

Chương trình gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của người dân, đặc biệt là chuẩn bị tốt nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu, nguồn thực phẩm sạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm... góp phần hạn chế tăng giá, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, kích cầu tiêu dùng.

Chương trình chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ ngày 1/7 – 31/12, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hoá bảo đảm công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân trong các ngày lễ cuối năm và tết dương lịch; dự trữ hàng hoá phòng, chống thiên tai.

Giai đoạn 2 từ ngày 1/1/2023 đến hết 31/3/2023, thực hiện các hoạt động bình ổn hàng hoá bảo đảm công tác phòng, chống dịch, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân cho dịp tết nguyên đán và các ngày lễ đầu năm.

Các nhóm hàng tham gia chương trình gồm lương thực, thực phẩm thiết yếu: gạo, ngũ cốc 16.800 tấn/tháng; đường 700 tấn/tháng; dầu ăn 840.000 lít/tháng; thịt gia cầm 2.100 tấn/tháng; thịt gia súc 2.100 tấn/tháng; trứng gia cầm 11,2 triệu quả/tháng; rau, củ quả 21.000 tấn/tháng; thuỷ hải sản 3.500 tấn/tháng. Gia vị gồm: muối ăn 252 tấn/tháng; nước mắm 700.000 lít/tháng; nước tương 700.000 lít/tháng.

Ngoài ra còn có nhóm hàng liên quan đến hoạt động phòng, chống COVID-19: khẩu trang các loại [trừ khẩu trang chuyên dụng ngành y tế] 21 triệu cái/tháng; nước rửa tay sát khuẩn 700.000 lít/tháng.

Sở Công Thương tỉnh Tây Ninh là đơn vị theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung cầu hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá tham gia chương trình, kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền; phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát năng lực sản xuất, khả năng bảo đảm nguồn hàng, tình hình dự trữ, cung ứng hàng hoá bình ổn thị trường...

Sở Tài chính tỉnh Tây Ninh điều chỉnh giá bán bình ổn kịp thời khi thị trường biến động hoặc có văn bản trả lời về đề nghị tăng, giảm giá của doanh nghiệp, bảo đảm kịp thời, đúng quy định. Phối hợp các sở, ngành chức năng, các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của doanh nghiệp tham gia chương trình. Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm...

Sở NN&PTNN tỉnh Tây Ninh phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất hàng hoá nông thuỷ sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh bảo đảm sản phẩm sạch cung ứng trên thị trường.

Các sở, ngành, tạo điều kiện, bố trí địa điểm phù hợp để tổ chức bán lưu động hàng hoá bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu tại các trường học, bệnh viện, khu chế xuất, khu-cụm công nghiệp, đặc biệt ưu tiên phân phối bán hàng lưu động phục vụ tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, sản xuất - kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hoá đơn, chứng từ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có nhãn mác, không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa gửi xin ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 với hai phương án nghỉ 7 ngày hoặc 9 ngày.

Trong đó, với phương án 1, Bộ này đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày, bao gồm 5 ngày nghỉ Tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định của Bộ luật Lao động.

Người lao động sẽ nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết, từ thứ Sáu ngày 20/1/2023 Dương lịch đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023 Dương lịch [tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão].

Ở phương án 2, cơ quan này đề xuất tổng số ngày nghỉ là 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 21/1/2023 Dương lịch đến hết Chủ nhật ngày 29/1/2023 Dương lịch [tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão]. Với phương án này, người lao động sẽ nghỉ 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết.

Trong hai phương án, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội lựa chọn đề xuất nghỉ Tết Âm lịch theo phương án 7 ngày, nhằm đảm bảo tổng số ngày nghỉ liên tục không quá dài, đồng thời cũng đảm bảo hài hòa thời gian nghỉ trước và sau Tết.

Trao đổi với VnEconomy về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học – Lao động và Xã hội [Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội] nói rằng, cả hai phương án nghỉ 7 ngày hay 9 ngày đều có ưu, nhược điểm, song cho rằng thời gian nghỉ trước Tết nên dài hơn ít nhất từ 2 – 3 ngày. Chẳng hạn như nếu nghỉ 7 ngày thì có thể nghỉ 2 ngày trước Tết, còn nghỉ 9 ngày nên có 3 ngày nghỉ trước để giãn thời gian nghỉ về sau, tránh phải hoán đổi ngày nghỉ.

Theo bà Lan Hương, trên thực tế nhiều năm thì nếu cho người lao động nghỉ cận Tết quá sẽ có tình trạng họ cũng xin nghỉ trước để về quê. “Thời gian nghỉ trước Tết rất quan trọng, đặc biệt là với những lao động xa quê cũng là để giảm sức ép trong việc đi lại, tàu xe, còn nếu chỉ nghỉ một ngày trước Tết thì rất có thể người lao động sẽ vi phạm mà xin nghỉ trước, đặc biệt tại các cơ quan hành chính sự nghiệp”, vị chuyên gia nhìn nhận.

Trong hai phương án, vị chuyên gia ủng hộ phương án nghỉ 7 ngày song nhắc lại nhất thiết phải tính toán thời gian nghỉ trước Tết dài hơn, tránh tình trạng “no dồn đói góp”, trước Tết phải nghỉ dài, công nhân có thể đổi ca sau. Ở góc độ doanh nghiệp, bà Lan Hương cho rằng nếu được hỏi chọn phương án nào chắc chắn họ sẽ ưu tiên lựa chọn nghỉ 7 ngày, bởi lẽ hầu hết doanh nghiệp vẫn làm việc theo chế độ thứ 7, nếu nghỉ 9 ngày thì không tránh khỏi tình trạng doanh nghiệp lại “kêu” là quá dài.

Tuy nhiên, về lâu dài theo vị chuyên gia, cũng cần tính toán để có phương án nghỉ lễ, Tết dài hơn. Bởi lẽ, so với nhiều quốc gia lân cận với Việt Nam như Trung Quốc thì số ngày nghỉ Tết của nước ta vẫn rất thấp. “Năm nay doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi, người lao động cũng vậy nên có thể chọn nghỉ 7 ngày, nhưng trong tương lai cần nghiên cứu nghỉ dài hơn, tạo điều kiện cho những lao động ở xa về quê. Doanh nghiệp thì lúc nào cũng kêu nghỉ dài quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh là điều hiển nhiên. Theo tôi năm nay trong giai đoạn phục hồi thì chỉ nên nghỉ 7 ngày thôi”, bà Lan Hương nêu quan điểm.

Trong khi đó, dưới góc độ chuyên gia của tổ chức công đoàn, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày, phương án này vừa giúp người lao động có nhiều thời gian cho gia đình, vừa giảm áp lực đi lại.

Về ý kiến doanh nghiệp cho rằng nghỉ Tết dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong bối cảnh phục hồi, ông Quảng có chung nhận định với bà Lan Hương là số ngày nghỉ của Việt Nam so với nhiều nước ít hơn, mặt khác việc nghỉ Tết dài cũng góp phần kích cầu hoạt động du lịch, kinh tế.

Điều 112 về nghỉ lễ, Tết tại Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, Tết sau đây: Tết Dương lịch 1 ngày [ngày 1/1 Dương lịch]; Tết Âm lịch 5 ngày; Ngày Chiến thắng 1 ngày [ngày 30/4 Dương lịch]; Ngày Quốc tế lao động 1 ngày [ngày 1/5 Dương lịch]; Quốc khánh 2 ngày [ngày 2/9 Dương lịch và 1 ngày liền kề trước hoặc sau]; ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 1 ngày [ngày 10/3 Âm lịch].

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ theo quy định.

Chủ Đề