Thị trường tiền tệ Việt năm 2022

USD tăng gần 7%

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/12, đồng USD ghi nhận sự sụt giảm đến 0,289% xuống còn 95,729 điểm. Tuy nhiên, so với đầu năm, chỉ số này lại tăng gần 7% vì các nhà đầu tư tin rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ [Fed] sẽ tăng lãi suất sớm hơn hầu hết các nền kinh tế lớn khác trong bối cảnh lạm phát gia tăng bởi lượng tiền khủng tung ra từ các gói kích thích phục hồi kinh tế.

Cũng trong phiên này, euro tăng 0,33% so với USD lên 1,1362 USD, bảng Anh tăng 0,21% lên 1,5327 USD; yen Nhật giảm 0,03% xuống 115,075 JPY/USD, trong khi lira Thổ Nhĩ Kỳ tăng 0,98% lên 13,1835 lira/USD. NDT Trung Quốc kết thúc phiên ở mức 6,375 CNY.

Như vậy, nhìn chung cả năm 2021, chỉ số USD tăng gần 7%, tăng so với hầu hết tiền tệ trên thế giới. Đóng góp vào sự tăng trưởng này không thể không kể đến các cải cách chính sách từ Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ [Fed]. Theo đó, Fed đã phải thay đổi chính sách tiền tệ, từ ôn hoà sang ‘diều hâu’ – dự kiến bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 năm sau.

Năm 2021, đồng tiền hoạt động tốt nhất so với USD trong nhóm các đồng tiền lớn là đô la Canada. Đồng tiền này gần như đi ngang trong năm qua [chỉ giảm 0,1% trong cả năm 2021], được hỗ trợ bởi kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Canada sẽ bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ ngay sau tháng 1/2022.

Đồng tiền lớn diễn biến tệ nhất so với đô la Mỹ là yen Nhật, giảm 10,3%. Đồng euro – chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chỉ số Dollar index – đã giảm 7,3% so với USD trong năm 2021 do việc Ngân hàng Trung ương Châu Âu [ECB] "bám sát kế hoạch chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa trong khi Fed tăng tốc độ thắt chặt tiền tệ và lên kế hoạch tiếp tục thắt chặt trong tương lai xa, "các nhà phân tích của Scotiabank cho biết.

Các chuyên gia này cho biết, “Chúng tôi nhận thấy đồng tiền chung có khả năng sẽ tiếp tục suy yếu trong năm 2022, xuống mốc 1,10 và có thể còn giảm nữa bởi những ‘cơn gió ngược’ vẫn tồn tại vững chãi, ngoại trừ khả năng [rất khó xảy ra] là ECB sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022 / đầu năm 2023. Chỉ điều đó mới có thể hỗ trợ chút ít cho euro.”

Đồng euro đã giảm khoảng 6% trong năm 2021 so với đồng bảng Anh do nhà đầu tư bớt lo ngại về tác động của đại dịch đối với kinh tế Anh, đồng thời các nhà phân tích dự kiến ​​ Ngân hàng Anh sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất vào năm 2022.

Tuy đồng bảng Anh ở mức cao nhất so với đồng euro kể từ tháng 2 năm 2020, nhưng lại giảm hơn 1% so với euro trong năm 2021.

Đồng tiền giảm giá mạnh nhất trong năm 2021 so với USD, mặc dù không phải là đồng tiền đối tác chủ chốt, là lira của Thổ Nhĩ Kỳ, đã giảm khoảng 44% so với USD, mức giảm tồi tệ nhất trong vòng hai thập kỷ, bị tác động bởi lạm phát tăng cao và chính sách tiền tệ không nhất quán của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.

VNĐ và NDT ngược dòng Châu Á

Hầu hết các tiền tệ Châu Á kết thúc năm thứ 2 của đại dịch bằng kết quả tiêu cực, với đồng baht Thái giảm nhiều nhất trong vòng 2 thập kỷ khi nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch tiếp tục chịu áp lực bởi virus Covid-19.

Đồng won của Hàn Quốc cũng giảm 9,4% trong năm 2021, mức giảm nhiều nhất kể từ 2008, trong khi peso của Philippines, ringgit của Malaysia và rupee Ấn Độ đều giảm từ 2% đến 6%.

Tuy nhiên, đồng đô la Đài Loan [Trung Quốc] và nhân dân tệ của Trung Quốc đại lục đều tăng hơn 2% so với USD trong năm qua, trong đó nhân dân tệ tăng năm thứ 2 liên tiếp và trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất trong khu vực khi tăng 2,4% so với USD nhờ thặng dư thương mại và dòng vốn đầu tư mạnh mẽ trong năm này mặc dù sức mạnh tổng thể của USD vẫn vượt trội.

Các nhà phân tích của Australia and New Zealand Banking Group [ANZ] kỳ vọng đồng nhân dân tệ sẽ duy trì khả năng phục hồi so với đồng đô la bất chấp chu kỳ tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong những tháng tới, và CNY sẽ tăng lên 6,3 CNY/USD vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, các nhà phân tích của ngân hàng Hà Lan, ING, cho biết họ dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ có nhiều biến động. Theo đó, dòng vốn chảy vào danh mục đầu tư của Trung Quốc có thể chậm lại trong năm 2022 nếu Trung Quốc không nhanh chóng nới lỏng các biện pháp hạn chế chống COVID-19, dẫn đến sự biến động "khi đối mặt với một Fed ngày càng có thái độ ‘diều hâu’" hơn.

Ở Đông Nam Á, đồng Bạt Thái Lan đã trải qua năm 2021 giảm 10,3% so với USD, năm giảm tồi tệ nhất kể từ 2000, do nền kinh tế vẫn chịu áp lực từ sự phục hồi chậm trễ của ngành du lịch, một nguồn thu chính của đất nước.

Các nhà phân tích của ANZ cho rằng đồng baht sẽ tăng giá lên mức 32,10 vào cuối năm 2022, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài với giả định rằng các hạn chế đi lại được nới lỏng và du lịch phục hồi.

Đáng chú ý, tiền đồng của Việt Nam cũng tăng giá so với USD trong năm 2021. Theo đó, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng cuối năm 2021 được giao dịch ở mức 22.788 VND/USD, giảm gần 1,3% so với cuối năm trước. Trong khi giá mua USD tại các ngân hàng cũng giảm 330 – 400 đồng/USD, tương ứng giảm 1,5 - 2% và giá bán giảm 250 – 330 đồng/USD, tương đương 0,8 – 1,4%. Ở phía ngược lại, tỷ giá USD trung tâm chỉ tăng nhẹ 14 đồng so với cuối năm 2020 trong khi giá USD tự do tăng 80 -100 đồng/USD. Đây đều là mức biến động thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Với diễn biến trên thị trường ngân hàng, VND là một trong số ít các loại tiền tệ trong khu vực đã tăng giá so với USD trong năm 2021.

Hiện tại, thị trường tài chính Việt Nam đã phát triển tương đối đầy đủ, với 3 khu vực chính là ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm. Quy mô tính theo thông lệ đến cuối năm 2021 tương đương khoảng 300% GDP. Trong đó, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng 57,2%; thị trường cổ phiếu chiếm 28,4%; dư nợ thị trường trái phiếu và doanh thu phí bảo hiểm chiếm lần lượt 13,6% và 0,8% quy mô hệ thống tài chính Việt Nam.

HAI NĂM VƯỢT KHÓ VÀ DƯ ĐỊA TĂNG TRƯỞNG

Tại hội thảo công bố: Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022” vừa được Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam [BIDV] và Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] tổ chức tại Hà Nội, hầu hết các chuyên gia đều nhìn nhận thị trường tài chính Việt Nam năm 2021 đã vượt khó thành công.

Các khó khăn có thể nhắc đến như: diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và hoạt động phân bổ vaccine không đồng đều trên thế giới khiến việc chấp nhận mở cửa chậm hơn; sự lệch pha trong tiến trình phục hồi kinh tế; áp lực lạm phát dần hiện hữu. Đồng thời, nhiều vấn đề cố hữu của nền kinh tế vẫn còn tồn tại như thu ngân sách thiếu bền vững, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, nợ xấu tiềm ẩn đang gia tăng ...

Trong bối cảnh đó, hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán và bảo hiểm tại Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, ngành ngân hàng đã thể hiện rất rõ vai trò trụ cột chính khi dẫn vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, mặt bằng lãi suất cho vay giữa tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế, người dân đã giảm khoảng 0,82%/năm. Ngoài ra, mặc dù phải tiếp tục các chương trình cơ cấu lại nợ, hỗ trợ khách hàng chịu tác động bởi dịch Covid-19 khoảng 52.000 tỷ đồng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu được đẩy lên mức 152% [từ mức 105% của năm 2020] nhưng lợi nhuận trước thuế của 29 ngân hàng thương mại, chiếm 80% thị phần toàn ngành vẫn tăng trưởng 32%.

Ở các trụ cột khác như thị trường chứng khoán, năm 2021 chỉ số chứng khoán VN-Index tăng 35,7%; vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 48,4%; thanh khoản thị trường tăng 253%.

Huy động vốn qua thị trường chứng khoán đạt 757.000 tỷ đồng, tương đương tăng 62%; trong đó,  phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 657 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2020. Lượng nhà đầu tư mới đạt kỷ lục với 1,5 triệu tài khoản, gấp gần 1,5 lần số lượng của 4 năm liền trước cộng lại...

Hay như thị trường bảo hiểm, năm 2021 có tổng doanh thu đạt 217 nghìn tỷ đồng, tăng gần 19% so với mức tăng 14% của năm 2020. Lợi nhuận ròng của các công ty kinh doanh bảo hiểm niêm yết tăng 19%...

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, đánh giá: “Thị trường tài chính Việt Nam cùng với xu thế chung của thế giới và nội lực, đã trụ vững, duy trì mức tăng trưởng khá. Điều này một phần là do chính sách tiền tệ linh hoạt, cho phép các biện pháp cơ cấu lại, hỗ trợ cho cả doanh nghiệp và tổ chức tín dụng; phần khác là do xu hướng quan tâm, dịch chuyển kênh đầu tư trong bối cảnh dịch bệnh. Đồng thời, nỗ lực tiết giảm chi phí, đa dạng hóa hoạt động, đẩy mạnh chuyển đổi số cũng đã góp phần quan trọng tăng sức chống chịu và khả năng sinh lời của các tổ chức tài chính”.

Cũng theo TS. Cấn Văn Lực, năm 2022, thị trường tài chính Việt Nam sẽ có 4 cơ hội để tăng trưởng, đó là nền kinh tế được dự báo hồi phục tốt khi Việt Nam kiên định chiến lược “sống chung an toàn với Covid-19”, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được thông qua và triển khai tích cực. Tiếp theo, đầu tư công được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh từ đầu quý 3/2022.

Thêm vào đó, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, toàn diện trên phạm vi cả nước; qua đó, trở thành động lực mới thúc đẩy tài chính số. Ngoài ra, khung khổ pháp lý cho hoạt động tài chính tiếp tục được chú trọng và hoàn thiện, đặc biệt khung pháp lý liên quan đến lành mạnh hoá thị trường chứng khoán.

Song song với 4 cơ hội nêu trên, một chuyên gia tài chính cũng chỉ ra các điểm thuận lợi mang tính đặc thù riêng cho từng ngành mà điển hình là Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định đến ngày 31/12/2023. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh nợ xấu tiềm ẩn tăng do tác động bởi dịch Covid-19.

Thêm vào đó, với việc tín dụng tăng tốt hơn năm 2021 [bao gồm cả gói hỗ trợ lãi suất], ngân hàng bán lẻ có diễn biến tích cực, dư địa cho thu nhập ngoài lãi còn lớn, thị hiếu khách hàng càng ngày càng ủng hộ cho hoạt động phát triển ngân hàng số…, lợi nhuận toàn ngành ngân hàng được kỳ vọng tăng trưởng bình quân khoảng 20-25% so với năm 2021.

Tương tự, nền tảng pháp lý dần hoàn thiện để tạo tiền đề cho khả năng được FTSE Russell nâng hạng sẽ giúp thị trường chứng khoán phát triển. Dự báo, VN-Index có thể tăng lên ngưỡng 1.610 điểm theo kịch bản tích cực.

BỐN RỦI RO KHÓ TRÁNH

Tuy nhiên, theo một chuyên gia nước ngoài nhiều năm hoạt động ở thị trường tài chính Việt Nam, có bốn rủi ro đang xuất hiện có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường tài chính.

Thứ nhất, lạm phát tăng khiến chính sách tiền tệ Việt Nam rơi vào thế khó, đẩy hoạt động điều hành vào thế lưỡng nan: tăng lãi suất có thể giúp kiểm soát lạm phát nhưng lại làm giảm đà hồi phục kinh tế.

Thứ hai, rủi ro thanh toán ngày càng gia tăng. Từ đầu năm 2022 đến nay, cuộc xung đột giữa Nga – Ukraine khiến giá dầu, hàng hóa biến động mạnh, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, kéo theo là hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, hợp tác đầu tư với hai quốc gia nói trên bị gián đoạn.

Thứ ba, khung pháp lý đang được hoàn thiện nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của thị trường.

Thứ tư, rủi ro công nghệ thông tin, tội phạm tài chính, an ninh mạng gia tăng trong quá trình chuyển đổi số.

Một chuyên gia khác cũng cho rằng, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản có mối quan hệ liên thông. Do đó, việc tăng trưởng nóng của bất động sản cũng phần nào ảnh hưởng tới các trụ cột của thị trường tài chính.

“Dòng vốn cho sự bùng nổ của thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua chủ yếu nằm ở thị trường tài chính. Nếu dòng vốn vẫn đổ vào tài sản thì thị trường tài chính khó phát triển mạnh”, vị chuyên gia này nói.

Chung quan điểm, TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, rủi ro lớn nhất trên thị trường tài chính hiện nay là những bất ổn của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản. Bởi lẽ, vốn tín dụng cho khu vực bất động sản hiện khoảng 1 triệu tỷ đồng nhưng dư nợ vốn trái phiếu doanh nghiệp do các công ty bất động sản phát hành cũng khoảng 1 triệu tỷ đồng.

Trong trường hợp cả hai nguồn vốn trên cùng bị siết, các doanh nghiệp bất động sản chắc chắn gặp khó khăn. Hậu quả của tình trạng trên là các dự án bất động sản mới không thể triển khai, dự án dang dở cũng bị đình trệ. Điều này càng khiến cho nguy cơ doanh nghiệp bất động sản mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu khi đến hạn càng rõ ràng. Một khi thị trường bất động sản bị đóng băng, thì sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng, chứng khoán...

“Hiện tại, rủi ro của thị trường tài chính Việt Nam đến từ cả yếu tố khách quan và chủ quan. Do đó, tiến trình lành mạnh hóa thị trường là cần thiết, nhưng cách tiếp cận nên là kiểm soát được rủi ro đi kèm với kiến tạo phát triển. Việt Nam cần sớm thúc đẩy thị trường xếp hạng tín nhiệm phát triển bằng cách khuyến khích hình thành các liên doanh với các công ty định hạng tín nhiệm uy tín thế giới, để họ hỗ trợ công ty trong nước về kỹ thuật, đồng thời cùng nhau đưa ra xếp hạng tín nhiệm cho các chủ thể phát hành trái phiếu doanh nghiệp...”, ông Nghĩa nói.

Video liên quan

Chủ Đề