Thiết lập phần cứng linux

Tiết đoạn này sẽ hướng dẫn bạn qua tiến trình thiết lập phần cứng cài đặt sẵn, nếu có, cần thiết trước khi cài đặt Debian. Bình thường, tiến trình này gồm việc kiểm tra, và có thể thay đổi, thiết lập phần vững cho hệ điều hành. “Phần vững” [firmware] là phần mềm lõi được dùng bởi phần cứng, đặc biệt trong tiến trình tải và khởi động hệ điều hành [sau khi mới mở điện]. Bên dưới cũng diễn tả một số vấn đề phần cứng đã biết có tác động sự đáng tin cậy của Debian GNU/Linux trên máy tính của bạn.

3.6.1. Gọi trình đơn thiết lập BIOS

BIOS [hệ thống nhập/xuất cơ bản] cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết để khởi động máy, để cho hệ điều hành khả năng truy cập phần cứng. Hệ điều hành gốc rất có thể cung cấp trình đơn thiết lập BIOS, được dùng để cấu hình BIOS đó. Trước khi cài đặt Debian, bạn cần phải kiểm tra xem BIOS có thiết lập đúng: nếu không thì máy sụp đổ lúc có lúc không, hoặc bạn sẽ không có khả năng cài đặt Debian.

Phần tiết đoạn này còn lại là phần của Hỏi Đáp //www.faqs.org/faqs/pc-hardware-faq/part1/ trả lời cho câu hỏi “Tôi vào trình đơn cấu hình CMOS như thế nào?”. Cách truy cập trình đơn cấu hình BIOS [hay “CMOS”] phụ thuộc vào ai đã ghi phần mềm BIOS đó:

AMI BIOS

Phím Delete trong POST [việc mở điện tự kiểm tra]

Award BIOS

Tổ hợp phím Ctrl-Alt-Esc, hay Delete trong POST

DTK BIOS

Phím Esc trong POST

IBM PS/2 BIOS

Tổ hợp phím Ctrl-Alt-Insert sau Ctrl-Alt-Delete

Phoenix BIOS

Tổ hợp phím Ctrl-Alt-Esc hay Ctrl-Alt-S hay F1

Thông tin về cách gọi hàm BIOS khác nằm trong //www.tldp.org/HOWTO/Hard-Disk-Upgrade/install.html.

Một số máy kiểu Intel x86 không có trình đơn cấu hình CMOS trong BIOS. Những máy này cần thiết phần mềm thiết lập CMOS. Nếu bạn không có đĩa mềm Cài Đặt [Installation] và/hay Chẩn Đoán [Diagnostics] dành cho máy của mình, bạn có thể thử sử dụng một chương trình phần mềm cổ đông/biếu không: v.d. xem ftp://ftp.simtel.net/pub/simtelnet/msdos/.

3.6.2. Chọn thiết bị khởi động

Nhiều trình đơn thiết lập BIOS cho bạn khả năng chọn thiết bị cần dùng để tải và khởi động hệ điều hành. Hãy đặt nó tìm một hệ điều hành có khả năng khởi động nằm trên A: [đĩa mềm thứ nhất], rồi [tùy chọn] trên thiết bị đĩa CD-ROM thứ nhất [có thể là D: hay E:], rồi trên C: [đĩa cứng thứ nhất]. Thiết lập này cho bạn khả năng khởi động từ hoặc đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM, hai thiết bị khởi động thường nhất được dùng để cài đặt Debian.

Nếu bạn có bộ điều khiển SCSI mới hơn với thiết bị đĩa CD-ROM được kết nối, bạn thường có khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM nằm trong thiết bị đó. Bạn đơn giản hãy hiệu lực khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM trong SCSI-BIOS của bộ điều khiển này.

Một tùy chọn ưa chuộng khác là khởi động từ thiết bị lưu trữ kiểu USB [cũng được gọi như là thanh USB hay khoá USB]. Một số BIOS riêng có khả năng khởi động trực tiếp từ thiết bị lưu trữ USB, còn một số BIOS khác không có. Có lẽ bạn cần phải cấu hình BIOS để khởi động từ “ổ đĩa rời” [removable drive] hay ngay cả từ “USB-ZIP” để làm cho nó khởi động từ thiết bị USB.

Đây là vài chi tiết về cách đặt thứ tự khởi động. Hãy nhớ để đặt lại thứ tự khởi động sau khi cài đặt Linux, để khởi động lại máy từ đĩa cứng.

3.6.2.1. Thay đổi thứ tự khởi động trên máy IDE

  1. Vào lúc khởi động máy, hãy bấm tổ hợp phím để vào tiện ích BIOS. Thường là phím Delete. Tùy nhiên, bạn hãy xem tài liệu hướng dẫn sử dụng phần cứng đó để tìm tổ hợp phím chính xác.

  2. Hãy tìm thứ tự khởi động [boot sequence / boot order] trong tiện ích thiết lập. Vị trí của nó phụ thuộc vào BIOS đó, nhưng bạn cần tìm một trường liệt kê các ổ đĩa.

    Mục nhập thường xem trên máy IDE là : C, A, cdrom hay A, C, cdrom.

    C là ổ đĩa cứng, còn A là ổ đĩa mềm.

  3. Hãy thay đổi thiết lập thứ tự khởi động để hiển thị đĩa CD-ROM hay đĩa mềm có vị trí thứ nhất. Bình thường, hai phím Page UpPage Down cuộn qua các sự chọn có thể.

  4. Lưu các thay đổi. Những hướng dẫn trên màn hình diễn tả cách lưu các thay đổi này trên máy đó.

3.6.2.2. Thay đổi thứ tự khởi động trên máy kiểu SCSI

  1. Vào lúc khởi động máy, hãy bấm tổ hợp phím để vào tiện ích SCSI.

    Bạn có khả năng khởi chạy tiện ích thiết lập SCSI sau việc kiểm tra bộ nhớ và thông điệp về cách khởi chạy tiện ích BIOS xuất hiện, khi bạn khởi động máy đó.

    Tổ hợp phím cần thiết phụ thuộc vào tiện ích đó. Thường là Ctrl-F2. Tùy nhiên, bạn hãy xem tài liệu hướng dẫn sử dụng phần cứng để tìm tổ hợp phím chính xác.

  2. Tìm tiện ích thay đổi thứ tự khởi động.

  3. Đặt tiện ích đó, để hiển thị mã nhận diện SCSI [SCSI ID] của ổ đĩa CD có vị trí thứ nhất trong danh sách.

  4. Lưu các thay đổi. Những hướng dẫn trên màn hình diễn tả cách lưu các thay đổi này trên máy đó. Thường cần bấm phím F10.

3.6.3. Thiết lập BIOS lặt vặt

3.6.3.1. Thiết lập đĩa CD-ROM

Một số hệ thống BIOS [v.d. Award BIOS] cho bạn khả năng đặt tự động tốc độ của ổ đĩa CD. Bạn nên tránh nó, đặt tốc độ thấp nhất thay thế. Nếu bạn gặp lỗi lỗi tìm nơi [seek failed], có lẽ máy có tốc độ CD cao quá.

3.6.3.2. Bộ nhớ đã kéo dài so với bộ nhớ đã mở rộng

Nếu hệ điều hành gốc cung cấp bộ nhớ kiểu cả đã kéo dài lẫn đã mở rộng, hãy đặt nhiều nhất bộ nhớ đã kéo dài và ít nhất bộ nhớ đã mở rộng có thể. Hệ điều hành Linux cần thiết bộ nhớ đã kéo dài, còn không có khả năng sử dụng bộ nhớ đã mở rộng.

3.6.3.3. Bảo vệ chống vi rút

Hãy tắt tính năng nào cảnh báo về vi rút do BIOS cung cấp. Nếu máy của bạn có bo mạch chống vi rút hay phần cứng chống vi rút đặc biệt khác, kiểm tra xem nó bị tắt hay bị gỡ bỏ vật lý, trong khi chạy hệ điều hành GNU/Linux. Thiết bị kiểu này không tương thích với GNU/Linux; hơn nữa, do quyền hạn của hệ thống tập tin và bộ nhớ đã bảo vệ của hạt nhân Linux, vi rút gần chưa từng nghe thấy[4].

3.6.3.4. RAM bóng

Bo mạch chủ trong máy của bạn có lẽ cung cấp RAM bóng [shadow RAM] hay cách lưu tạm thời BIOS [BIOS caching]. Có thể xem thiết lập về “Video BIOS Shadow”, “C800-CBFF Shadow”, v.v. Tắt mọi RAM bóng. RAM bóng được dùng để tăng tốc truy cập các ROM nằm trên bo mạch chủ, cũng trên một số thẻ điều khiển. Hệ điều hành Linux không sử dụng các ROM này một khi khởi động, vì nó cung cấp phần mềm 32-bit sở hữu nhanh hơn các chương trình 16-bit trong các ROM này. Việc tắt RAM bóng có thể làm cho một phần nó sẵn sàng cho chương trình sử dụng như là bộ nhớ chuẩn. Còn RAM bóng hoạt động có thể ngăn cản Linux truy cập thiết bị phần cứng.

3.6.3.5. Lỗ hổng bộ nhớ

Nếu BIOS của máy cung cấp cái gì như “15–16 MB Memory Hole” [lỗ hổng bộ nhớ], bạn hãy tắt nó. Hệ điều hành Linux ngờ gặp bộ nhớ tại đó nếu bạn có đủ RAM.

Người dùng đã thông báo một bo mạch chủ Intel Endeavor có sẵn tùy chọn “LFB” hay “Bộ Đệm Khung Tuyến”. Nó có hai sự đặt: “Tắt” [Disabled] và “1 Megabyte” [1 MB]. Nếu bạn có bo mạch chủ này, hãy đặt nó thành “1 Megabyte”. Khi tắt, đĩa mềm cài đặt không được đọc cho đúng, và cuối cùng hệ thống sụp đổ. Vào lúc viết câu này, chúng tôi chưa hiểu lý do : thiết bị đó đơn giản hoạt động được với một sự đặt, và không hoạt động được với sự đặt khác.

3.6.3.6. Khả năng quản lý nguồn điện cấp cao

Nếu bo mạch chủ trong máy cung cấp APM [khả năng quản lý nguồn điện cấp cao], bạn hãy cấu hình nó để mà khả năng quản lý nguồn điện do APM điều khiển. Tắt các chế độ ngủ và ngưng, và tắt bộ đếm thời gian tắt điện của đĩa cứng. Hệ điều hành Linux có thể điều khiển các chế độ này, cũng quản lý nguồn điện một cách rất tốt hơn BIOS.

3.6.4. Vấn đề phần cứng cần theo dõi

Hỗ trợ BIOS và bàn phím kiểu USB. Nếu bạn không có bàn phím kiểu AT, chỉ có bàn phím mẫu USB, có lẽ bạn cần phải bật khả năng mô phỏng bàn phím AT kiểu cũ trong thiết lập BIOS. Chỉ hãy làm như thế nếu hệ thống cài đặt không sử dụng được bàn phím của bạn trong chế độ USB. Ngược lại, đối với một số hệ thống riêng [đặc biệt là máy tính xách tay] bạn có thể cần phải tắt khả năng hỗ trợ USB kiểu cũ nếu bàn phím không hoạt động được. Xem sổ tay của bo mạch chủ, cũng xem BIOS tìm các tùy chọn “Legacy keyboard emulation” [mô phỏng bàn phím kiểu cũ] hay “USB keyboard support” [khả năng hỗ trợ bàn phím USB].

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề