Thời gian chạy 100m là bao nhiêu?

Bạn đang băn khoăn không biết, kỷ lục chạy 100m trên thế giới hiện nay là bao nhiêu, do VĐV nào xác lập và cách chạy nhanh 100m cụ thể là như thế nào? Hãy cùng Thiên Trường Sport đi tìm hiểu những thông tin hay xung quanh nội dung chạy 100m này qua bài viết dưới đây của chúng tôi bạn nhé !

Trong các nội dung thi đấu của môn điền kinh thì cự ly chạy 100m luôn là nội dung được quan tâm nhiều nhất, thu hút được rất nhiều vận động viên tranh tài. Người chiến thắng trong cuộc thi chạy 100m nam thường được mệnh danh là "ông vua tốc độ" và chiến thắng ở trong cự ly 100m nữ là "nữ hoàng điền kinh". Vậy bạn đã biết, kỷ lục chạy 100m hiện tại trên thế giới là bao nhiêu, nó được VĐV nào xác lập và cách chạy nhanh 100m cụ thể là như thế nào hay chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Thiên Trường để biết câu trả lời chính xác cho các câu hỏi liên quan đến nội dung chạy 100m này bạn nhé.

Kỷ lục chạy 100m trên thế giới.

Các cuộc chạy đua 100m lớn trên thế giới như Thế vận hội Olympic luôn thu hút được nhiều sự chú ý của các vận động viên điền kinh nổi tiếng trên thế giới. Rất nhiều vận động viên tham gia các cuộc thi đấu này với mong muốn phá vỡ kỷ lục chạy 100m. Vậy, kỷ lục chạy 100m trên thế giới hiện tại là bao nhiêu?

Theo xác nhận Liên đoàn điền kinh thế giới, kỷ lục chạy 100m của nam hiện tại là 9,58 giây và nó do VĐV Usain Bolt của Jamaica nắm giữ từ chung kết giải vô địch thế giới ở Berlin [Đức] năm 2009. Vận động viên điền kinh người Jamaica này được xem là người chạy nhanh nhất trong lịch sử thế giới cho đến thời điểm hiện tại và Anh đã 8 lần giành vô địch Olympic. Kỷ lục chạy 100m của nữ trên thế giới hiện nay là 10,49 giây do VĐV Florence Griffith Joyner quốc tịch Hoa Kỳ xác lập tại vòng loại điền kinh Thế vận hội Hoa Kỳ, được tổ chức tại Indianapolis vào năm 1988. Florence Griffith Joyner đã qua đời vào năm 1998 khi mới tròn 38 tuổi. Tuy nhiên, kỷ lục chạy nhanh 100m và 200m của cô hiện vẫn chưa ai có thể phá vỡ. Kỷ lục chạy 100m nam Việt Nam là 10,2 giây do VĐV Lương Tích Thiện xác lập và kỷ lục chạy 100m nữ là 11,33 giây do nữ VĐV Vũ Thị Hương xác lập.

Kỷ lục chạy 100m

Cách chạy nhanh 100m.

Chạy nhanh 100m là nội dung chạy cự ly ngắn trong thi đấu điền kinh và được áp dụng phổ biến trong trường học lẫn các cuộc thi đấu cấp quốc gia, quốc tế. Theo chia sẻ của HLV điền kinh, cách chạy 100m cần thực hiện chuẩn kỹ thuật và nó trải qua 4 giai đoạn gồm xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng, về đích. Cách chạy nhanh 100m trong 4 giai đoạn này được thực hiện cụ thể như sau:

1. Xuất phát.

Trong giai đoạn xuất phát này, sau khi có lệnh "vào chỗ", người chạy đứng thẳng trước bàn đạp xuất phát của mình và ngồi xuống, 2 tay chạm xuống vạch xuất phát, chân thuận đặt lên bàn đạp trên và chân kia đặt vào bàn đạp sau, 2 mũi chân chạm vạch xuất phát để không bị phạm quy. Hai bàn chân nhún xuống bàn đạp để kiểm tra vị trí xuất phát có vững không và chỉnh sửa kịp thời. Sau đó, bạn hạ đầu gối chân sau xuống, 2 tay thu về sau vạch xuất phát, chống các ngón tay như đo ngang và khoảng cách giữa 2 tay rộng bằng vai, lưng vẫn giữ thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước, trọng tâm cơ thể dồn đều trên 2 tay, bàn chân trước và đầu gối chân sau. Đây là tư thế chạy 100m chuẩn.

Sau khi nghe lệnh "sẵn sàng", người chạy từ từ chuyển trọng tâm về trước, nâng mông từ từ lên và cao hơn vai khoảng 10cm trở lên. Hai vai nhô về trước vạch uất phát 5-10cm cho trọng tâm cơ thể dồn về phía trước, mắt nhìn phía trước cách vạch xuất phát 40-50cm. Cơ thể có 4 điểm chống trên mặt đường chạy gồm hai bàn tay và hai bàn chân. Giữ nguyên tư thế đó để sẵn sàng xuất phát khi nghe lệnh.

Sau lệnh "Chạy !" hoặc tiếng súng lệnh, người chạy bắt đầu bằng cách đạp mạnh hai chân, đẩy hai tay rời mặt đường chạy và đồng thời hai tay đánh ngược chiều với chân [vừa để giữ thăng bằng, vừa để hỗ trợ lực đạp sau của hai chân]. Chân sau không đạp hết, mà mau chóng đưa về trước để hoàn thành bước chạy thứ nhất. Chân phía trước phải đạp duỗi thẳng hết các khớp rồi mới rời khỏi bàn đạp, đưa nhanh về trước để thực hiện và hoàn thành bước chạy thứ hai.

2. Chạy lao.

Khi hai tay rời khỏi mặt đường chạy là thời điểm bắt đầu chạy lao. Trong chạy lao, điểm đặt chân trước luôn ở sau điểm dọi của trọng tâm cơ thể [khoảng cách đó giảm dần sau mỗi bước chạy] rồi tiến lên ngang và sau thì vượt lên trước. Cùng với việc tăng tốc độ chạy, độ ngã về trước của thân trên sẽ giảm dần và mức độ dùng sức trong đánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai chân đặt trên đường chạy hơi tách rộng rồi giảm dần cho tới khi kết thúc chạy lao mới ổn định gần thành một đường thẳng. Tốc độ chạy lao được tăng lên chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy. Theo kinh nghiệm của các huấn luyện viên, bước sau nên dài hơn bước trước ½ bàn chân và sau 9 đến 11 bước thì ổn định.

Cách chạy nhanh 100m

3. Giữa quãng.

Chạy giữa quãng được thực hiện sau giai đoạn chạy lao. Chức năng của giai đoạn này là duy trì tốc độ cao đã đạt được khi chạy lao. Kỹ thuật chạy trong giai đoạn này khá ổn định và có một số đặc điểm sau:

- Bàn chân đặt xuống mặt đường chạy có hoãn xung bằng cách đặt từ nửa trước của bàn chân. Điểm đặt chân thường ở phía trước của điểm dọi trọng tâm của cơ thể 30-40cm, tùy theo tốc độ chạy. Tiếp đó, chân chống trước chuyển sang chống thẳng đứng rồi thành đạp sau. Đồng thời với động tác đạp sau là động tác đưa chân lăng về trước. Đùi chân lăng được nâng đủ cao, sao cho gần song song với mặt đất. Tốc độ chạy chủ yếu phụ thuộc vào hiệu quả đạp sau, nên động tác đó cần thực hiện chủ động và yêu cầu đó là phải nhanh, mạnh, đúng hướng. Để hỗ trợ cho đạp sau, chân lăng cũng phải đưa nhanh và đúng hướng. Đùi chân lăng về trước, chứ không phải là lên cao, để không giảm hiệu quả của lực đạp sau.

- Ngay khi chân chống trước chạm mặt đường, vai và hông phải chủ động chuyển về trước [giúp cơ thể chuyển nhanh từ chống trước sang đạp sau]. Chuyển động của vai so với hông cũng sole như của tay so với chân. Thân trên ngã về trước khoảng 50cm.

- Khi đánh tay, hai tay gập ở khuỷu, đánh sole và phù hợp với nhịp điệu của hai chân. Hai vai thả lỏng, đánh về trước hơi khép vào trong và đánh ra sau hơi mở [nhưng không phải là đánh sang hai bên] để giữ thăng bằng cho cơ thể. Hai bàn tay nắm hờ [hoặc duỗi các ngón tay].

- Khi chạy trên toàn cự li cần thở bình thường, chủ động nhưng không làm rối loạn kỹ thuật và nhịp điệu chạy.

4. Về đích.

Khi cách đích khoảng 15 đến 20m, người chạy cần tập trung hết sức lực để duy trì tốc độ và cố tăng độ ngả người về trước để tận dụng hiệu quả đạp sau. Người chạy hoàn thành cự ly 100m khi có một bộ phận của thân trên [trừ đầu và tay] chạm vào mặt phẳng thẳng đứng, chứa vạch đích. Bởi vậy, ở bước chạy cuối cùng, người chạy phải chủ động gập thân trên về trước để chạm ngực vào dây đích [mặt phẳng đích] - đây là cách đánh đích bằng ngực. Cũng có thể kết hợp vừa gập thân trên về trước vừa xoay thân để một vai chạm đích - đây là cách đánh đích bằng vai. Không nhảy về đích, vì sẽ chậm sau khi nhảy lên, cơ thể chuyển động [bay về trước] chỉ theo quán tính, nên tốc độ chậm dần đều. Sau khi về đích cần chạy tiếp vài bước theo quán tính và giữ thăng bằng để khỏi ngã, không dừng đột ngột và không va chạm với người cùng về đích,..

Về đích chạy 100m

Bí quyết chạy nhanh 100m.

Chạy nhanh 100m hay chạy nước rút là nội dung thi đấu cạnh tranh khốc liệt và có rất nhiều vận động viên điền kinh giỏi tranh tài. Theo chia sẻ thêm từ các HLV điền kinh, để thi đấu tốt ở cự ly chạy nhanh này, các bạn cần thực hiện theo các mẹo sau đây:

- Khi bắt đầu chạy nhanh 100m, bạn nên xuất phát thấp thay vì xuất phát cao. Theo các vận động viên điền kinh, xuất phát thấp sẽ tạo bước đà tốt hơn so với xuất phát cao.

- Khi chạy nhanh, bạn nên thở nhẹ hoặc nín một hơi sẽ giúp bạn về đích nhanh hơn.

- Tư thế chạy nhanh hiệu quả là bạn nên đổ người nhẹ về phía trước, tay đánh tạo góc phía trước khoảng 45 độ và tạo góc phía sau khoảng 60 độ.

Bí quyết chạy nhanh 100m

- Bước chạy nên là những bước nhỏ, chân tiếp xúc với đất khoảng nửa bàn chân.

- Trước khi thi đấu khoảng 2-3 tuần, bạn nên tập xuất phát rồi chạy thật nhanh khoảng 30m để tạo thói quen, giúp cơ thể phản xạ tốt hơn, không bị bất ngờ khi bước vào trận thi đấu thật.

- Bạn nên thường xuyên tập thêm các bài tập bổ trợ cho chạy 100m để nâng cao thành tích cho cá nhân mình.

- Duy trì hết sức lực, chạy một đường thẳng cho đến khi chạm đến vạch đích.

Sai lầm cần tránh khi chạy 100m.

Chạy nhanh 100m là phương pháp chạy nước rút, đòi hỏi người chạy phải dồn tất cả sức lực để chạy nhanh. Ngoài những cách chạy nhanh, các phương pháp và bí quyết được chia sẻ ở trên, khi chạy bộ nước rút bạn cần chú ý sau đây:

- Duy trì khả năng phối hợp khi cần thiết. Theo phân tích khoa học, cơ thể con người sẽ đạt được độ ổn định trong khoảng 50m đầu tiên của đường chạy. Bạn cần cố gắng kiểm soát tư thế chạy, giữ thẳng bàn chân khi chạy.

- Bạn không được rướn người quá sớm, luôn giữ tư thẳng khi chạy nhưng không được thẳng quá.

- Tập trung sức lực khi xuất phát. Mắt nhìn thẳng về phía trước, tránh phân tâm làm ảnh hưởng đến kết quả thi đấu.

Lời kết.

Như vậy, toàn bộ bài viết trên đây của Thiên Trường Sport đã giúp các bạn nắm rõ kỷ lục chạy 100m trên thế giới là bao nhiêu và đồng thời giúp bạn biết cách chạy nhanh 100m hiệu quả nhằm đạt kết quả thi đấu tốt nhất. Hy vọng những thông tin bài viết này sẽ giúp các bạn đạt được kết quả cao khi chạy nhanh 100m cự ly ngắn. Thông tin bài viết về chạy nhanh 100m của chúng tôi xin dừng tại đây. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết này, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở các bài viết tiếp theo !

Chủ Đề