Thuế suất cố định là gì

Thuế suất là gì? Mức thuế suất của các loại thuế phổ biến tại Việt Nam

Thuế suất là một trong những căn cứ để tính ra số thuế phải nộp cho ngân sách Nhà nước. Vì thế, trong bài viết dưới đây, công ty kế toán thuế TinLaw xin chia sẻ đến quý độc giả những loại thuế suất mà các bạn kế toán nhất định phải biết.

MỤC LỤC

  • Thuế suất là gì?
  • Thuế suất của các loại thuế phổ biến tại Việt Nam hiện nay
    • Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
    • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
    • Thuế suất thuế giá trị gia tăng
    • Thuế suất thuế bảo vệ môi trường
    • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
    • Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

Thuế suất là gì?

Thuế suất tiếng Anh là Tax rate,là mức thuế phải thu do Nhà nước quy định. Thuế suất gồm hai loại: thuế suất tỉ lệ và thuế suất định mức.

  • Thuế suất tỉ lệ xác định mức thuế phải thu theo tỉ lệ phần trăm của đối tượng tính thuế. Ví dụ: Mức thuế suất thuế GTGT 5%, 10%, 0% được tính trên thành tiền.
  • Thuế suất cố định xác định mức thuế phải thu theo số thu cụ thể. Ví dụ: mức thu thuế của hộ kinh doanh cá thể, được áp dụng bằng 1 số cụ thể hàng năm,hàng tháng hay hàng Quý.
Thuế suất là căn cứ để tính ra số thuế phải nộp

Có 6 loại thuế suất thuế mà các bạn kế toán phải nắm rõ, vì chúng được sử dụng rất thường xuyên:

  • Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế suất thuế giá trị gia tăng
  • Thuế suất thuế bảo vệ môi trường
  • Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

Sau đây, hãy cùng TinLaw tìm hiểu về các loại thuế suất thuế này nhé!

Thuế suất của các loại thuế phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần.

Thuế suất luỹ tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc của cơ sở thuế là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc.

Dưới đây là bảng biểu thuế suất lũy tiến từng phần để tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm [triệu đồng]

Phần thu nhập tính thuế/tháng [triệu đồng]

Thuế suất [%]

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là mức thuế mà doanh nghiệp phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế. Tỷ lệ thuế suất dựa trên khối lượng thu nhập hay tài sản chịu thuế [đơn vị: %].

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và điều 11, 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC. Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2016 trở đi tất cả các doanh nghiệp sẽ áp dụng mức thuế là 20% và mức thuế suất mới này vẫn được áp dụng cho đến nay. Ngoại trừ các doanh nghiệp đặc thù có mức thuế suất từ 32% 50%

Ngoài ra, có những trường hợp ưu đãi mà thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ còn 10% và 17%.

>> Xem chi tiết thuế suất thuế TNDN: Mức thuế suất thuế TNDN và Ưu đãi thuế suất thuế TNDN

>> Xem thêm: Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Các quốc gia khi ban hành luật thuế giá trị gia tăng thường lựa chọn thực hiện chế độ nhiều mức thuế suất hoặc chế độ một thuế suất. Giống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Việt Nam là quốc gia áp dụng nhiều mức thuế suất thuế GTGT.

Cụ thể, thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam đang áp dụng 03 mức thuế suất, đó là: 0%, 5%, 10%

  • Mức thuế suất 10% có thể coi là mức thuế suất chuẩn, áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thông thường.

>> Xem chi tiết: Những loại hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất GTGT 10%

  • Mức thuế suất 5% áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ ưu đãi, khuyến khích phát triển, đầu tư. Các sản phẩm thiết yếu, các sản phẩm công nghiệp nặng hoặc công nghiệp phục vụ nông nghiệp, dịch vụ công cộng, đều nằm trong diện ưu đãi, khuyến khích phát triển. Những đối tượng được quy định trong khoản luật này đa số thuộc diện cần ưu tiên phát triển, phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của xã hội đặc biệt là nền nông nghiệp.

>> Xem chi tiết: Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%

  • Thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, không phân biệt đối tượng và hình thức xuất khẩu. Mức thuế suất này được áp dụng đối với cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ, các dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng đủ điều kiện pháp luật.

>> Xem chi tiết: Danh sách hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0%

Thuế suất thuế bảo vệ môi trường

Thuế suất thuế bảo vệ môi trường là thuế suất tuyệt đối, nghĩa là mức thuế được ấn định bằng một mức tuyệt đối dựa trên đơn vị vật lý của cơ sở thuế.

Ví dụ: Thuế bảo vệ môi trường đối với than 30.000 đồng/tấn; 1 lít xăng phải chịu thuế 1.000 đồng...

Theo Khoản 1 Điều 1Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14mức thuế tuyệt đối trên 1 đơn vị hàng hóa được Nhà nước ấn định với từng loại hàng hóa như sau:

TT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế [đồng/đơn vị hàng hóa]

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

1

Xăng, trừ etanol

lít

4.000

2

Nhiên liệu bay

lít

3.000

3

Dầu diesel

lít

2.000

4

Dầu hỏa

lít

1.000

5

Dầu mazut

lít

2.000

6

Dầu nhờn

lít

2.000

7

Mỡ nhờn

kg

2.000

II

Than đá

1

Than nâu

tấn

15.000

2

Than an - tra - xít [antraxit]

tấn

30.000

3

Than mỡ

tấn

15.000

4

Than đá khác

tấn

15.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon [HCFC], bao gồm cả dung dịch HCFC có trong hỗn hợp chứa dung dịch HCFC

kg

5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là mức tương đối, có nghĩa là mức thuế được tính bằng một tỉ lệ phần trăm trên một đơn vị giá trị đối tượng chịu thuế.

Ví dụ:Thuế tiêu thụ đặc biệt của rượu mạnh được tính bằng tỉ lệ 75% trên giá tính thuế.

>> Xem thêm: Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt?

Thuế suất của một số mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt có sự thay đổi theo chiều hướng tăng.

Ví dụ:

  • Thuế suất đối với hàng hóa Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá theo quy định trước là 65%, năm 2018 mặt hàng này tăng lên 70% từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2018 và từ ngày 1/1/2019 là 75%;
  • Đối với dịch vụ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng tăng từ 30% lên 35%.

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT

Hàng hóa, dịch vụ

Thuế suất
[%]

I

Hàng hóa

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018

70

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019

75

2

Rượu

a] Rượu từ 20 độ trở lên

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

b] Rượu dưới 20 độ

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

30

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

3

Bia

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016

55

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

60

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

65

4

Xe ô tô dưới 24 chỗ

a] Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

- Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3trở xuống

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

40

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

35

- Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3đến 2.000 cm3

+ Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

45

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

40

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3đến 2.500 cm3

50

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3đến 3.000 cm3

+ Từ ngày 01 tháng 07 năm 2016đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

55

+ Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

60

-Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3đến 4.000 cm3

90

- Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3đến 5.000 cm3

110

- Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3đến 6.000 cm3

130

- Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3

150

b] Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

15

c] Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này

10

d] Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4gcủa Biểu thuế quy định tại Điều này

- Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3trở xuống

15

- Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3đến 3.000 cm3

20

- Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3

25

đ] Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

e] Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này

g] Xe ô tô chạy bằng điện

- Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

15

- Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

10

- Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

5

- Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

h] Xe mô-tô-hôm [motorhome] không phân biệt dung tích xi lanh

- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017

70

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018

75

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3

20

6

Tàu bay

30

7

Du thuyền

30

8

Xăng các loại

a] Xăng

10

b] Xăng E5

8

c] Xăng E10

7

9

Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

10

10

Bài lá

40

11

Vàng mã, hàng mã

70

II

Dịch vụ

1

Kinh doanh vũ trường

40

2

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30

3

Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng

35

4

Kinh doanh đặt cược

30

5

Kinh doanh gôn

20

6

Kinh doanh xổ số

15

Thuế suất thuế xuất nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu. Thu vào các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam. Tổng số thuế phải nộp cho một lô hàng bao gồm nhiều loại thuế khác nhau. Ví dụ như: Thuế nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo hộ/chống bán phá giá,

Để xác định mức thuế suất của từng mặt hàng các bạn tra trong biểu thuế xuất khẩu do Bộ Tài Chính ban hành.

>> Xem chi tiết tại đây: Thuế xuất nhập khẩu là gì? Biểu thuế xuất khẩu mới nhất

Trên đây là các loại thuế suất mà doanh nghiệp cần biết để tính tiền thuế phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu vẫn còn vẫn đề chưa hiểu, vui lòng liên hệ dịch vụ kế toán thuế TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp.

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07: 1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw

Video liên quan

Chủ Đề