Tỉ lệ thất nghiệp 2023

Quý III/2022, kinh tế-xã hội nói chung và lao động việc làm nói riêng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực

Tại họp báo về tình hình lao động việc làm quý III và 9 tháng năm 2022, tổ chức vào ngày 6/10, Tổng cục Thống kê cho biết, thị trường lao động quý III tiếp tục phục hồi, cơ cấu đã bền vững hơn. Trong đó, lực lượng lao động, số người có việc làm tăng, thu nhập bình quân tháng và tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc giảm.

Cụ thể, trong quý III, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người, tăng 255.200 người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với quý III/2021 [quý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19]. Tính chung 9 tháng, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,5 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động có việc làm ghi nhận tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn, cũng như ở nam giới và nữ giới. Số lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,7 triệu người, tăng 1,1 triệu người và ở nam giới là 26,8 triệu người, tăng 806.900 người so với cùng kỳ năm trước.

Ở chiều ngược lại, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là gần 1,08 triệu người, giảm 251.000 người so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2022 là 2,35%, giảm 0,64 điểm phần trăm.

Số thanh niên từ 15 đến 24 tuổi thất nghiệp 9 tháng năm 2022 là khoảng 413.000 người, chiếm 37,5% tổng số người thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong 9 tháng qua là 7,86%, giảm 0,04% so với cùng kỳ năm trước. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,65%, giảm 1,14%.

  • Đề xuất bổ sung chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động

  • Tạo mọi nguồn lực để phát triển thị trường lao động

  • Thủ tướng: 9 nhóm giải pháp lớn để phát triển thị trường lao động đúng hướng, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững, hội nhập *

  • TỔNG THUẬT: Thủ tướng lắng nghe 'hiến kế' phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập

Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi mạnh mẽ ở tất cả các ngành. Đời sống của người lao động được đảm bảo hơn. 

Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III/2022 là 6,7 triệu đồng, tăng 143.000 đồng so với quý trước. 

9 tháng năm 2022, thu nhập bình quân của người lao động là 6,6 triệu đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021, tăng 12,4%, tương ứng tăng 727.000 đồng. So với cùng kỳ năm 2019, khi dịch COVID-19 chưa xuất hiện, thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2022 tăng 11,8%, tương ứng tăng 693.000 đồng.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động tăng khá ở cả 3 khu vực kinh tế. Trong đó, thu nhập của người lao động tăng mạnh nhất ở khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 13,7% so với 9 tháng năm 2021, tương ứng tăng khoảng 901.000 đồng. Tiếp đến lao động làm việc trong khu vực dịch vụ tăng 11,5%, tương ứng tăng 805.000 đồng. Lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng thu nhập bình quân thấp nhất, tăng 7,6%, tương ứng tăng 271.000 đồng.

TTO - 'Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp chiếm tỉ lệ 30,8%', số liệu công bố tại một hội thảo ngày 8-10 đã bị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng không chính xác.

  • Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp tại châu Mỹ ngày càng gia tăng
  • ​Tỷ lệ thất nghiệp của Đức ở mức thấp kỷ lục trong vòng 27 năm
  • ​Tỷ lệ thất nghiệp của Anh thấp kỷ lục

Một kênh tư vấn hướng nghiệp được khởi động ngày 8-10 - Ảnh: BỘ GD-ĐT

Hội thảo do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức với chủ đề "Hướng nghiệp suốt đời - Gắn kết gia đình, nhà trường, người học, người lao động và doanh nghiệp trong kỷ nguyên 4.0" diễn ra vào ngày 8-10.

"Chỉ hơn 50% sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành nghề đào tạo"

Theo tài liệu của Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực cung cấp thì năm 2021, số sinh viên tốt nghiệp làm đúng ngành đào tạo chỉ có 56%, số có liên quan đến ngành được đào tạo là 25%, số không liên quan tới ngành đào tạo là 19%. 

Thông tin khác được dẫn nguồn Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quý 2 năm 2022 cũng cho biết xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học là 49,7%, cao đẳng và trung cấp là 30,5% trong khi nhu cầu của người tìm việc có trình độ đại học là 61,1%, cao đẳng và trung cấp là 33%... 

Các con số thống kê đều cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa cung và cầu lao động cả về cơ cấu trình độ và chuyên môn đào tạo.

Từ con số trên, Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực đưa ra phân tích: có những bất cập trong công tác hướng nghiệp, phân luồng trong các cơ sở giáo dục cũng như quá trình tự định hướng và lựa chọn nghề nghiệp của người học.

Đáng chú ý, trong phần trình bày của PGS.TS Trần Thành Nam, chủ nhiệm khoa các khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục [Đại học Quốc gia Hà Nội], có nêu: "Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp chiếm tỉ lệ 30,8%".

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thông tin không chính xác và lạc hậu

Sau khi hội thảo diễn ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thông tin đính chính về số liệu và khẳng định con số ông Trần Thành Nam cung cấp là không chính xác và là thông tin đã lạc hậu [từ năm 2020].

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết số liệu của Tổng cục Thống kê tại Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra phức tạp, lực lượng lao động cả nước có khoảng 54,84 triệu người, trong đó có hơn 1,2 triệu người thất nghiệp [tương ứng 2,18%]. Trong số 1,2 triệu người thất nghiệp, số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm 30,8%, tức là khoảng 369.600 người.

Trong tổng số lao động của Việt Nam năm 2020, số người có trình độ đại học trở lên chiếm 11,1% và số người có trình độ cao đẳng chiếm 3,8%, tổng cộng tương đương 8,17 triệu người.

"Như vậy, nếu theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020 thì tỉ lệ người lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên thất nghiệp là 4,85%, chứ không phải là 30,8% như phần trình bày và diễn giải trong hội thảo" - trích nội dung "nói lại cho rõ" của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng khẳng định thông tin, số liệu do Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực cung cấp tại hội thảo "không phản ánh đúng bản chất, không đảm bảo độ tin cậy và không có tính đại diện cho hệ thống đại học, cao đẳng về tình hình sinh viên làm việc đúng ngành nghề đào tạo.

Cụ thể, nguồn thông tin khảo sát và phương pháp xử lý dữ liệu, mẫu nghiên cứu khảo sát được thực hiện trên một diện hẹp, do một nhóm khảo sát độc lập thực hiện nên không đáng tin cậy".

Trong văn bản trao đổi lại về số liệu đã cung cấp tại hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cho rằng với một số ngành đào tạo, sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ tốt nghiệp ngành toán hay khoa học máy tính có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực có ứng dụng toán, khoa học máy tính, không thể cho rằng những sinh viên này "không làm đúng chuyên môn được đào tạo".

Khoảng trống dự báo nhu cầu nhân lực

Về thông tin được cho là "không chính xác", ông Trần Thành Nam đã công khai xin lỗi trên Facebook cá nhân và thừa nhận đã có sự nhầm lẫn, dẫn tới hiểu sai về số liệu người lao động có trình độ đại học, cao đẳng thất nghiệp.

Sự cố nhầm lẫn này lại khiến nhiều người nhớ đến khoảng trống về dự báo nhu cầu nhân lực, một cơ sở dữ liệu quan trọng cho công tác phân luồng, hướng nghiệp, lựa chọn nghề nghiệp tương lai đối với học sinh cuối cấp phổ thông.

Những số liệu được cung cấp trên nhiều kênh, bao gồm cả trong các công bố nghiên cứu của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thường bị cũ so với thời điểm hiện tại và có nhiều bất cập như đánh giá ở trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo [về phương pháp lấy mẫu, diện khảo sát…].

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện đang triển khai hợp tác với Bảo hiểm xã hội Việt Nam để kết nối cơ sở dữ liệu giáo dục đại học với thông tin vị trí việc làm, khi hoàn thành sẽ cung cấp cho xã hội các thông tin tin cậy về tình trạng việc làm của sinh viên tốt nghiệp các trường đại học.

Như vậy, việc "dự báo" này vẫn nằm trong dự kiến triển khai.

ILO dự báo 1,3 triệu lao động Việt Nam sẽ thất nghiệp năm 2022

TTO - Tổ chức Lao động quốc tế [ILO] đã hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm 2022. Đặc biệt, ILO dự báo số người thất nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng lên.

Chủ Đề