Tính chất hóa học của Silic lớp 9

Trung tâm gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng giới thiệu CẤU TẠO, TÍNH CHẤT HÓA HỌC, ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG CỦA SILIC nhằm hỗ trợ cho các bạn có thêm tư liệu học tập. Chúc các bạn học tốt môn học này.

Ngày đăng: 10-11-2017

18,079 lượt xem

I. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí

1. Trạng thái tự nhiên

 - Theo khối lượng, silic chiếm 29,5% vỏ Trái Đất, là nguyên tố phổ biến thứ hai sau oxi. Silic đơn chất không tìm thấy trong tự nhiên. Nó  tồn tại ở dạng hợp chất thường xuất hiện trong các ôxít và silicat. 

2. Tính chất vật lí

    Silic có 2 dạng thù hình là silic vô định hình và silic tinh thể.

 - Silic vô định hình: là chất bột màu nâu, không tan trong nước nhưng tan trong kim loại nóng chảy.

silic vô định hình

 - Silic tinh thể: có màu xám, có ánh kim, có cấu trúc giống kim cương nên có tính bán dẫn.

silic tinh thể

II. Tính chất hóa học

* Nhận xét: 

 - Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể do bề mặt tiếp xúc lớn hơn.

 - Các mức oxi hóa có thể có của Si: -4; 0; +2; +4 [trong đó, số oxi hóa +2 ít đặc trưng]

  Si có cả tính khử và tính oxi hoá.

1. Tính khử

a. Tác dụng với phi kim:                      

Si + 2F2 → SiF4 [phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường]

Si + 2O2  SiO2 [400 - 6000C]

b. Tác dụng với hợp chất:

  - Si tan dễ dàng trong dung dịch kiềm  H2            

Si + 2NaOH + H2O  Na2SiO3 + 2H2­

  - Si tác dụng với axit                                                 

4HNO3 + 18HF + 3Si  3H2SiF6 + 4NO + 8H2O

2. Tính oxi hóa

 - Si tác dụng được với nhiều kim loại ở nhiệt độ cao  silixua kim loại.      

2Mg + Si  Mg2Si

III. Điều chế và ứng dụng

1. Điều chế

SiO2 + C Than cốc  2CO + Si [18000C]

SiO2 + 2Mg  2MgO + Si [có thể thay Mg bằng Al]

SiCl4 + 2Zn  Si + 2ZnCl2

SiH4  Si + 2H2 [t0]

2. Ứng dụng

 - Silic được dùng làm chất bán dẫn trong kỹ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời: biến năng lượng ánh sáng thành điện năng cung cấp cho tàu vũ trụ.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

3. Luyện tập Bài 30 Hóa học 9

Sau bài học cần nắm:

  • Thông tin về silic, silic đioxit, muối silicat, sản xuất thuỷ tinh, đồ gốm, xi măng.
  • Viết được các phương trình hóa học minh hoạ cho tính chất của Si, SiO2,muối silicat.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 30 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 30.

Bài tập 1 trang 95 SGK Hóa học 9

Bài tập 2 trang 95 SGK Hóa học 9

Bài tập 3 trang 95 SGK Hóa học 9

Bài tập 4 trang 95 SGK Hóa học 9

Bài tập 30.1 trang 38 SBT Hóa học 9

Bài tập 30.2 trang 38 SBT Hóa học 9

Bài tập 30.3 trang 38 SBT Hóa học 9

Bài tập 30.4 trang 38 SBT Hóa học 9

4. Hỏi đáp về Bài 30 chương 3 Hóa học 9

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat

Bài giảng Hóa 9 Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat

I. Silic

Kí hiệu hóa học: Si;

Nguyên tử khối : 28

1. Trạng thái thiên nhiên

- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi, chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

- Trong tự nhiên Silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất của silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét [cao lanh].

2. Tính chất

- Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.

Hình 1: Khối silic

- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn cacbon, clo. Ở nhiệt độ cao, silic phản ứng với oxi tạo thành silic đioxit

- Phương trình hóa học: 

Si + O2 →t0 SiO2

- Silic được dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử và được dùng để chế tạo pin mặt trời.

Hình 2: Pin mặt trời

II. Silic đioxit [công thức hóa học: SiO2]

- SiO2 là oxit axit. Ở nhiệt độ cao, tác dụng với  kiềm và oxit bazơ tan tạo thành muối silicat.

Ví dụ: 

SiO2 + 2NaOH →t0  H2O + Na2SiO3 [natri silicat]

SiO2 + CaO →t0 CaSiO3 [canxi silicat]

- Silic đioxit không phản ứng với nước

III.  Sơ lược về công nghiệp silicat

Công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm, thủy tinh, xi măng từ những hợp chất thiên nhiên của Si và những hóa chất khác.

1. Sản xuất đồ gốm, sứ

Đồ gốm gồm: gạch ngói, gạch chịu lửa và sành, sứ.

Hình 3: Một số đồ gốm

a] Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat [khoáng vật].

b] Các công đoạn chính

- Nhào đất sét + thạch anh + fenpat tạo thành khối dẻo tạo hình và sấy khô.

- Nung các đồ vật trong lò ở nhiệt độ cao.

c] Cơ sở sản xuất: Ở nước ta có nhiều cơ sở sản xuất gốm, sứ như: Bát Tràng – Hà Nội, công ti sứ ở Hải Dương, Đồng Nai, Sông Bé…

2. Sản xuất xi măng

a. Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát…

b. Các công đoạn chính

- Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét rồi trộn với cát và nước ở dạng bùn

- Nung hỗn hợp trên lò quay [hoặc lò đứng] ở 1400-15000C được clanhke rắn

- Nghiền clanhke nguội với phụ gia được xi măng

Hình 4: Sơ đồ lò quay sản xuất clanhke

c. Cơ sở sản xuất: nước ta có các nhà máy xi măng Hà Tiên, Hải Phòng, Bỉm Sơn…

3. Sản xuất thủy tinh

a. Nguyên liệu: Cát thạch anh [cát trắng], sôđa, đá vôi theo một tỉ lệ thích hợp.

b. Các công đoạn chính

- Trộn nguyên liệu với nhau theo tỉ lệ thích hợp

- Nung hỗn hợp trong lò nung ở khoảng 9000C được thủy tinh nhão

- Làm nguội từ từ được thủy tinh dẻo

- Ép, thổi thủy tinh dẻo thành các đồ vật

Các phương trình hóa học:

CaCO3 →t0 CaO + CO2

SiO2 + CaO →t0 CaSiO3

SiO2 + Na2CO3 →t0  Na2SiO3 + CO2

c. Cơ sở sản xuất: nước ta có nhiều nhà máy sản xuất thủy tinh ở Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh…

Hình 5: Một số dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh.

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 30: Silic. Công nghiệp silicat

Câu 1: Silic là chất ở dạng

A. Tinh thể ion

B. Tinh thể phân tử

C. Tinh thể nguyên tử

D. Vô định hình

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Trong công nghiệp, Si được điều chế bằng cách nào?

A. Nung hỗn hợp gồm Mg và cát nghiền mịn

B. Dùng than cốc khử silic đioxit trong lò điện

C. Nung monosilan [SiH4] ở khoảng

D. Nung SiH4 với Na ở khoảng

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Đun nóng m gam Silic trong oxi dư thu được 10,68 gam silic đioxit. Giá trị của m là

A. 3,211 gam

B. 2,492 gam

C. 4,984 gam

D. 5,109 gam

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Công nghiệp silicat gồm

A. sản xuất đồ gốm

B. sản xuất thủy tinh

C. sản xuất xi măng

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Silic đioxit là

A. Oxit bazơ

B. Bazơ

C. Oxit axit

D. Axit

Hiển thị đáp án  

Câu 6: Cho 12 gam SiO2 tác dụng vừa đủ với CaO, sau phản ứng thu được m gam canxi silicat. Giá trị của m là

A. 20,4 gam

B. 21,3 gam

C. 22,4 gam

D. 23,2 gam

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng

A. Đơn chất.

B. Hợp chất

C. Hỗn hợp

D. Vừa đơn chất vừa hợp chất

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Nguyên liệu sản xuất đồ gốm là

A. Đất sét

B. Thạch anh

C. Fenpat 

D. Cả A, B, C đều đúng

Hiển thị đáp án  

Câu 9: Để phản ứng hết với 2,8 gam Silic cần V lít khí oxi ở đktc thu được sản phẩm là silic đioxit. Giá trị của V là

A. 4,25 lít

B. 3,36 lít

C. 1,12 lít

D. 2,24 lít

Hiển thị đáp án  

Câu 10: Thành phần chính của xi măng là

A. Canxi silicat

B. Canxi silicat và nhôm oxit

C. Canxi aluminat

D. Canxi silicat và canxi aluminat

Hiển thị đáp án  

Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Hóa lớp 9 đầy đủ, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 31: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học  

Lý thuyết Bài 32: Luyện tập chương 3: phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn  

Lý thuyết Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ  

Lý thuyết Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ  

Lý thuyết Bài 36: Metan  

Video liên quan

Chủ Đề