Tôi là con gái Hà Nội nói một cách khiêm tốn tôi là một cô gái khá tìm lời dẫn trực tiếp

Đề bài

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU [5.0 điểm]

Câu 1:

Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi say:

Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

a. Nhận biết

Ngữ liệu trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản.

b. Thông hiểu

“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi” được nhắc tới trong ngữ liệu gợi nhớ về thời điểm nào của đất nước?

c. Thông hiểu

Tác giả dùng cụm từ đói mòn đói mỏi có tác dụng gì?

Câu 2: [1.0 điểm] Nhận biết

Thành ngữ “nói ra đầu ra đũa” liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày nội dung của phương châm hội thoại đó.

Câu 3: [2.0 điểm]

Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tôi là con gái Hà Nội [1]. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá [2]. Hai bỉm tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn [3]. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” [4].

a. Nhận biết

Tìm lời dẫn trực tiếp

b. Nhận biết

Xác định khởi ngữ.

c. Nhận biết

Các câu trong ngữ liệu sử dụng phép liên kết gì? Chỉ ra từ ngữ liên kết.

PHẦN II. LÀM VĂN [5.0 điểm] Vận dụng cao

Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Lời giải chi tiết

I.

Câu 1:

a.

Phương pháp: căn cứ bài Bếp lửa

Cách giải:

- Tác phẩm: Bếp lửa

- Tác giả: Bằng Việt

b.

Cách giải:

Câu thơ gợi nhắc ta đến thời điểm: nạn đói năm 1945 làm hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

c.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Hai từ mòn mỏi được tách làm đôi, mỗi tiếng được kết hợp với từ đói nhấn mạnh vào cái đói dai dẳng, triền miên.

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ bài Phương châm hội thoại

Cách giải:

- Phương châm: cách thức

- Nội dung: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.

Câu 3:

a.

Phương pháp: căn cứ bài Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

Cách giải:

- Lời dẫn trực tiếp: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”

b.

Phương pháp: căn cứ bài Khởi ngữ

Cách giải:

- Khởi ngữ: [Còn] mắt tôi.

c.

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép liên kết:

+ Câu 1 với câu 2: Phép lặp [tôi], phép thế [con gái, cô gái]

+ Câu 3 với câu 4: phép nối [còn]

II.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

- Tác giả:

+ Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

+ Thành công ở truyện ngắn và kí.

+ Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

+ Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

- Tác phẩm: Được viết vào mùa hè năm 1970 – là kết quả chuyến công tác lên Lào Cai của tác giả.

- Anh thanh niên được miêu tả qua cái nhìn của nhiều nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư… Từ những điểm nhìn ấy tác giả dần khám phá, khắc họa những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn anh.

2.  Phân tích vấn đề

“Truyện đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường mà cao đẹp”.

=> Nhận xét đã khẳng định vẻ đẹp bình dị, khiêm nhường của anh thanh niên trong cuộc sống cũng như trong lao động.

a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:

- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.

+ Thèm người, nhớ người, mong được trò chuyện anh đã dùng khúc gỗ chắn ngang đường.

+ Anh là người có trái tim biết yêu thương, sẻ chia, thân thiện: gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe, trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Anh còn là người có tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:

+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình: trồng hoa trước nhà.

+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, tìm cho mình những thú vui lành mạnh: căn nhà anh ở sạch sẽ, đọc sách.

b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.

- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:

+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mặt biển, anh dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.

+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”

+ Thấy hạnh phúc khi được làm việc: tin vào ý nghĩa công việc mình làm, dự báo chính xác thời tiết giúp người nông dân sản xuất, giúp không quân bắn rơi máy bay.

- Làm việc với một tinh thần trách nhiệm rất cao:

+ Có những đêm trời lạnh giá anh vẫn trở dậy đo gió, đo mưa.

+ Anh đã vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính mình để hoàn thành công việc.

-> Tinh thần trung thực và ý thức trách nhiệm với nghề.

- Tất cả đều bắt nguồn từ lí tưởng sống đẹp của anh thanh niên:

+ Anh muốn góp sức mình vào công cuộc dựng xây và bảo vệ cuộc sống mới [công việc của anh giúp ích cho lao động sản xuất và chiến đấu]

+ Anh không lẻ loi, đơn độc mà tìm thấy những người bạn đồng hành trên con đường mình đã chọn: ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán bộ địa chất lập bản đồ sét => tất cả đều lặng lẽ và bền bỉ với đời sống, với công việc.

+ Anh tác động lớn tới ông họa sĩ và cô kĩ sư. Ông họa sĩ tìm thấy ở anh lí tưởng sáng tạo của mình. Còn cô kĩ sư cũng tìm thấy ở anh một tấm gương về tình yêu cuộc sống, tình yêu công việc.

=> Anh là hiện thân cho vẻ đẹp của một lớp người đang tích cực góp phần tạo dựng lên cuộc sống mới cho quê hương, đất nước.

c. Nghệ thuật khắc họa nhân vật

- Ngôi kể: ngôi thứ 3, điểm nhìn trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông họa sĩ, ngoài ra còn có điểm nhìn của cô kĩ sư và bác lái xe.  Khiến cho câu chuyện về nhân vật trở nên khách quan, chân thực, có cái nhìn nhiều chiều về nhân vật. Qua cách nhìn và cảm xúc của các nhân vật, hình ảnh người thanh niên hiện lên rõ nét và đáng mến hơn.

- Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ tình cờ, ngắn ngủi giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, Sa Pa.Tạo tình huống ấy khiến tác giả giới thiệu nhân vật một cách thuận lợi, nhất là để nhân vật ấy hiện lên qua cái nhìn, ấn tượng của các nhân vật khác. Từ đó làm cho hình tượng của anh thanh niên trở nên khách quan, chân thực.

3. Tổng kết

- Tác phẩm đã khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình dị, mà tiêu biểu là anh thanh niên. 

- Truyện khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.

 Loigiaihay.com

Đề : 31Câu1:Cho đoạn văn: " Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !" Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ".a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?b-Câu " Xa đến đâu mặc kệ trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì?c- Tìm những câu trong đoạn trich có thành phần phụ chú ? Thành phần khởi ngữ ?d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”Câu2: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.Gợi ý:Câu 1:a/. Những ngôi sao xa xôi.Lê Minh Khuê. Phương Định.b/Phép nối: [ Xa đến đâu] mặc kệ, nhưng [tôi thích ngắm mắt tôi trong gương]. c/ -Câu có thành phần phụ chú:+" Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. + Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. -Câu có khởi ngữ :Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !"d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm” : đôi mắt đẹp [hoặc có đôi mắt mơ mộng]Câu 2 : Viết dưới dạng các đọan văn. Cần thể hiện được các ý chính :- Cảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế được phát họa bằng những hình ảnh giản dị , gợi cảm .- Đọan thơ gợi ra cả không gian cao rộng , màu sắc tươi thắm ,âm thanh vang vọng.- Cảm xúc của tác giả say sưa ,ngây ngất trước vẻ đẹp của đất trời .Bài viết tham khảo :-Khổ thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải tả cảnh thiên nhiên mùa xuâm với một dòng sông xanh, một bbông hoa tím biếc,một tiếng chim chiền chiện:Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi! Cọn chim chiền chiệnHót chi mà vang trời.+Trước hết là cấu tạo ngữ pháp đảo vị ngữ trong hai câu đầu.Trật tự ngữ pháp bình thương sẽ là:Một bông hoa tím biếc/mọc giữa dòng sông xanh C VĐộng từ mọc làm vị ngữ đặt trước bộ phận chủ ngữ, đặt ở đầu khổ thơ, đầu bài thơ là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Nó không chỉ tạo cho người đọc ấn tượng đột ngột, bất ngờ, mới lạ mà còn làm cho hình ảnh, sự vật trở nên sống động như đang diễn ra trước mắt. Tưởng như bông hoa tím biếc kia đang từ từ, lồ lộ mọc lên, xòe nở trên mặt nước xanh sông xuân đầy sức sống.Hoa tím biếcmọc, nở trên dòng sông xanh. Dó là vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát say người của thiên nhiên ban tặng con người với một không gian rộng thoáng. Trong không gian ấy, tiếng chim chiền chiện hót ríu ran trong bầu trời xuân làm cho cảnh trở nên vui tươi, rộn ràng, ấm áp và náo nức:Ôi tiếng hót mê say con chim chiền chiệnTrên đồng lúa chiêm xn, chao mình bay liệng. [Tố Hữu]- Khơng kể những từ cảm thàn “ơi” , “chi” trực tiếp bộc lộ cảm xúc, hai câu cuối của khổ thơ biểu hiện cao độ xúc cảm của nhà thơ:Từng giọt long lanh rơiTơi đưa tay tơi hứng.ở đây có hiện tượng chuyển đổi cảm giác mang tính chủ quan của nhà thơ, biến cái có tính thính giác nghe tiếng chim hót], thành cái có tính thị giác [ thấy tiếng chim đọng thành giọt long lanh như có ánh sáng] và cái có tính xúc giác [đưa tay hứng tiếng chim]. Hình ảnh thơ có cái phi lí nhưng có thể chấp nhận trong thơ, một sự sáng tạo hợp lí để biểu hiện cái cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, trời đất lúc vào xn. Đoạn thơ khơng chỉ lột tả được vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn diễn tả được sự say đắm, ngỡ ngàng và thái độ đón nhận trân trọng nâng niu của tác giả.Câu 3 : -Viết dưới dạng bài nghị luận về tác phẩm truyện.-Các u cầu được thực hiện.1/Nội dung a /Nêu hồn cảnh sống và chiến đấu của các nhân vật.b/Nêu vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật.Tập trung phân tích nhân vật chính :Phương Định.c/Cảm nghĩ của em về những nhân vật ấy .2-Hình thức :a/ Bố cục 3 phần .b/Ở phần thân bài : Học sinh trình bày bài làm theo các luận điểm.c/ Cách dùng từ , đặt câu , viết đọan văn chuẩn xác , hợp lý.Bài làm tham khảo:1: Giới thiệu tác phẩm :Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá, là cây bút nữ chuyên về truyện ngắn.-Truyện “Những ngôi sao xa xôi”ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mó đang diễn ra ác liệt. Truyện viết về cuộc sống chiến đấu của tổ trinh sát mặt đường, trên con đường chiến lược Trương Sơn thời đánh Mĩ.2.Tóm tắt nội dung truyện- gi ớ i thiệu nhân vật : / b+ Tóm tắt truyện ngắn “Những ngơi sao xa xơi”:Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái rất trẻ là Đònh và Nho, còn tổ trưởng là chò Thao, lớn tuổi hơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát đòch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do đòch gây ra, đánh dấu vò trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày và máy bay đòch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Đặc biệt, họ phải bình tónh đối mặt với thần chết trong mỗi lần phá bom – mà công việc này diễn ra hàng ngày, thậm chí mấy lần trong một ngày. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vò. Cuộc sống của các cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường rất khắc nghiệt và nguy hiểm, ln giáp mặt với cái chết.Ở họ có nhiều nét phẩm chất chung: tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm khơng sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó, niềm tin tưởng và lạc quan về cuộc chiến đấu. Ở họ còn có những nét chung của các co gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ buồn, thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, dù trong hồn cảnh chiến tranh ác nghiệt . Dù rất găns bó nhau trong một tập thể nhỏ nhưng mỗi người vẫn có những nét ca tính riêng . Chị Thao ít nhiều cũng từng trải hơn, dự tính về tương lai có vẻ thiết thực, ít mơ mộng, nhưng cũng khơng thiếu những khao khát của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ nhìn thấy máu chảy. Nho thích thêu thùa, có vẻ dịu dàng mà rất gan góc. Phương Định là một cơ học trò thanh phố, nhạy cảm và hồn nhiên . .Phương Định là cơ gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta.3.Nhân vật Phương Định:a/ Phương Định, cơ gái xinh đẹp , rất hồn nhiên u đời, giàu cá tính . Phương Định con gái Hà Nội“hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn” . Đơi mắt Định được các anh lái xe bảo : “có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô có vẻ kiêu kì, làm “điệu” khi tiếp xúc với một anh bộ đội “nói giỏi” nào đấy, nhưng trong suy nghĩ của cô thì “những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ”.. Thuở nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngồi trên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé của mình hát say sưa ầm ĩ. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định lại càng hay hát.Hát những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài ca Ca –chiu-sa của Hồng quân, bài dân ca Ý Cô còn biết bịa ra những lời hát.Định hát trong nhưng khoảnh khắc im lăng khi máy bay trinh sát bay , cơn bão lửa sắp ụp xuống cao điểm. Định hát để động viên Nho, chị Thao và động viên mình. Hát khi bom nổ, hát trong không khí ngột ngạt Đúng là tiếng hát át tiếng bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con người khao khát làm nên nhưng sự tích anh hùng.b/Định, cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội. “Những ngôi sao xa xôi” đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa, cảnh tượng chiến trường vắng lặng đến phát sợ. Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không trung. Phương Định dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom. Thần chết đang đợi chờ! Hai mươi phút trôi qua, tiếng còi chị Thao rúc lên, Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn. Cô khỏa đất rồi chạy nhanh về chỗ nấp Bom nổ, mảnh bom xé không khí, nổ váng óc Nguy hiểm căng thẳng không thể nào kể xiết Nho bị thương. Bom nổ hầm sập. Chị Thao và Định phải moi đất bế Nho lên. Máu tua ra ngấm vào đất. Chị Thao nghẹn ngào.Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc cho Nho, pha sữa cho Nho Rồi chị Thao lại giục Phương Định hát. Đó là cuộc sống chiến đấu thường nhật của họ. Tác giả đã tái hiện cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng lên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của tổ trinh sát mặt đường.Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.c/ Định, cũng như bao nhiêu thiếu nữ trẻ , cô thích làm duyên như cô thôn nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Định “thích ngắm” đôi mắt mình trong gương. Cô tự hào về cặp mắt của mình “nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”. Tâm hồn của Định rất trong sáng mộng mơ,và cũng rất nhạy cảm . Cô đã gửi lòng mình theo tiếng hát ; hát trong bom đạn . Định, trái tim dạt dào yêu thương. Cứ sau mỗi trận chiến đấu ác liệt thì “niềm vui con trẻ nở tung ra, say sưa tràn đầy”. Khi nhặt được những hạt mưa đá trên cao điểm thì tất cả những kỷ niệm tuổi thơ lại ùa về “xoáy mạnh như sóng” trong lòng cô gái một thời đạn bom. 4. Cảm nghĩ về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ:Qua nhân vật Phương Định và các cô gái thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã gợi cho người đọc hình dung được phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ . Họ phải sống và chiến đấu rất gian khổ, hiểm nguy. Đó là những chàng trai, cô gái trẻ, dũng cảm, hiến dâng cả cuộc đời thanh xuân cho đất nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng để hoàn thành nhiệm vụ . Họ có một thế giới nội tâm phong phú, đa dạng và rất trong sáng . Đặc biệt , những hình ảnh cao đẹp của các cô thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam , cho thế hệ trẻ trong những năm tháng hào hùng của Tổ quốc.*Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng ta hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến công phi thường của tổ trinh sát mặt đường của Định , Nho , của chị Thao, của hàng ngàn, hàng vạn cô thanh niên xung phong thời chống Mĩ . Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài ca anh hùng. Chiến tranh đã đi qua, hôm nay đọc truyện “Những ngôi sao xa xôi”, ta như được sống lại những năm tháng hào hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn tỏa sáng hồn ta với bao ngưỡng mộĐề : 32Câu1:Cho đoạn văn: " Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !" Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ".a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?b-Câu " Xa đến đâu mặc kệ trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì?c- Tìm những câu trong đoạn trich có thành phần phụ chú ? Thành phần khởi ngữ ?d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”Câu2: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.Đề : 32Câu1:Cho đoạn văn: " Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: " Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !" Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng. Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gởi đường dây, làm như ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn con gái xúm nhau lại đối đáp với mấy anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra sau, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt ".a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai? Nhân vật tôi trong đoạn trích là ai?b-Câu " Xa đến đâu mặc kệ trong gương " được liên kết với đoạn trước đó bằng phép liên kết gì?c- Tìm những câu trong đoạn trich có thành phần phụ chú ? Thành phần khởi ngữ ?d- Hàm ý trong câu : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”Câu2: Phân tích khổ thơ đầu bài thơ " Mùa Xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.Câu 3: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn ,và cuộc sống chiến đấu của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện " Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

Video liên quan

Chủ Đề