Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh ngắn gọn nhất

Sơn Tinh Thủy Tinh là câu chuyện truyền thuyết lý giải về các hiện tượng thiên tai như mưa gió, bão lũ… nằm trong chương trình văn học lớp 6. Bài viết sau đây THPT Sóc Trăng sẽ giúp các em tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn gọn nhất giúp các em dễ dàng ghi nhớ cốt truyện và học tập tốt hơn môn Ngữ văn.

Tóm tắt truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh mẫu 1

Vua Hùng Vương đời thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt tên là Mị Nương, Mị Nương tính nết hiền dịu rất được mọi người yêu mến. Vua Hùng muốn kén cho con gái một người chồng thật xứng đáng. Đến cầu hôn Mị Nương có hai vị thần đều tài giỏi ngang nhau, đều rất xứng đáng được làm rể Vua Hùng.

Bạn đang xem: Tóm tắt truyện Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn gọn nhất – lớp 6

Một người tên là Sơn Tinh – làm chúa vùng non cao, một người tên là Thuỷ Tinh – làm chúa vùng nước thẳm. Để lựa chọn được chàng rể xứng đáng nhất, Vua Hùng bèn ra điều kiệnrằng: “Ngày mai ai mang lễ vật bao gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Hôm sau, Sơn Tinh mang lễ vật đến sớm hơn, cưới được Mị Nương về còn Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ thì đùng đùng nồi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước sông lên cao làm cho thành Phong Châu ngập chìm trong biển nước. Sơn Tinh không hề nao núng, thần dùng phép bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, đắp thành dựng luỹ để ngăn chặn dòng lũ. Hai bên đánh nhau kịch liệt cuối cùng Thuỷ Tinh đuối sức phải chịu thua. Từ đó, hàng năm Thủy Tinh vẫn làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng năm nào cũng thất bại trở về.

Tóm tắt truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh mẫu 2

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh – chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh – chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: “một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.

Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.

Tóm tắt truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mẫu 3

Vua Hùng Vương thứ 18 có một nàng công chúa là Mị Nương, xinh đẹp như hoa tính tình hiền dịu nết na. Khi Mị Nương đến tuổi lấy chồng, vua Hùng muốn kén cho nàng một chàng rể thật tài giỏi, nhưng mãi chưa thấy ai xứng đáng với con gái của mình.

Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần ngang tài, ngang sức với nhau, đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người là Sơn Tinh chúa của vùng rừng núi cao, có thể dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Người thứ hai tên là Thủy tinh chúa vùng biển cả, có khả năng hô mưa gọi gió, dâng nước…Vua Hùng không biết chọn ai, bèn ra điều kiện: “Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Sáng hôm sau, mới tinh mơ, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến và cưới được Mị Nương, đưa nàng về núi cao. Thủy Tinh đến sau, nên không cưới được vợ, tức giận bèn hô mưa, gọi gió, tạo ra giông bão, dâng nước lên cao để nhấn chìm Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Nhưng Sơn Tinh không hề sợ sệt, thần dùng phép dời núi, bốc đồi, đắp thành lũy để ngăn chặn dòng lũ đang lên cao. Hai bên đánh nhau suốt ngày đêm, vùng núi Tản Viên, Sông Đà lúc đó như trở thành một chiến trường khóc liệt, cấy cối đất đá đổ vỡ khắp nơi, xác các sinh vật biển chết thả đầy sông. Cuối cùng Thủy Tinh không đánh lại được đành chịu thua rút quân về.

Oán hận thù sâu trong lòng Thủy Tinh vẫn không khôn nguôi, nên hàng năm cứ đến tháng 7 tháng 8, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, làm mưa, làm gió, gây bão để rửa hận.

Trên đây là ba mẫu tóm tắt ngắn gọn truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh dành cho các em học sinh lớp 6. Hy vọng nội dung tóm tắt trên sẽ giúp các em nắm chắc cốt truyện và học tập tốt hơn.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc trường trung học phổ thông Sóc Trăng. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận.

Nguồn chia sẻ: Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng [thptsoctrang.edu.vn]

Tóm tắt truyện & ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh

Để hiểu hơn về truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6 chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh đồng thời nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh ngắn gọn mà vẫn đầy đủ nội dung chính. Với các nội dung bên dưới chắc chắn học sinh sẽ nắm chắc nội dung bài học.

Tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh

Bài tóm tắt số 1

Vua Hùng thứ 18 có người con gái nổi tiếng xinh đẹp, giỏi giang tên là Mị Nương. Đến tuổi lấy chồng vua mong muốn tìm cho nàng người chồng phù hợp.Hai chàng trai đến cầu hôn, cả hai đều tài giỏi và xuất chúng.

Chàng trai tên là Sơn Tinh đến từ núi Tản Viên là vị thần của vùng núi,còn chàng trai kia là Thủy Tinh cai trị vùng biển cả.Cả hai đều có tài nghệ riêng. Vua Hùng phân vân không biết chọn ai bèn ra điều kiện thực hiện theo yêu cầu lễ vật, ai đến trước sẽ được rước Mị Nương về.

Đối với Sơn Tình các lễ vật rất dễ tìm ngược lại Thủy Tinh phải tốn nhiều thời gian mới tìm đủ lễ vật. Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau nổi giậnhô mưa gọi gió cướp vợ về cho bằng được.

Thủy Tinh dâng nước sông lên cao khiến thành Phong Châu ngập trong nuớc. Sơn Tinh tài nghệ không kém khi bốc từng quả đồi, dời dãy núi, đắp thành dựng luỹ ngăn dòng lũ. Hai phía giao tranh ác liệt, cuối cùng Thủy Tinh sức cùng lực kiệt đành phải rút lui.

Ghi nhớ mối thù với Sơn Tinh hàng năm Thủy Tinh hô mưa gọi gió tạo thành lũ lụt khắp nơi để tấn công Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

Bài tóm tắt số 2

Truyền thuyết kể lại rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 có cô con gái xinh đẹp, thùy mị và nết na tên là Mị Nương. Khi đến tuổi lấy chồng vua cha mong rằng sẽ tìm được chàng rể hết lòng yêu thương con.

Nghe tin vua kén rể, vua của núi rừng tên là Sơn Tinh đến và bên kia là vua của biển cả tên là Thủy Tinh. Cả hai đều có những tài nghệ riêng xuất chúng hơn người.Vua Hùng không biết chọn ai đã nghĩ ra cách yêu cầu lễ vật, ai đến trước đầy đủ lễ vật sẽ được cưới Mị Nương.

Sơn Tinh đến trước đầy đủ lễ vật, rước Mị Nương về. Thủy Tinh chậm chân hơn thấy Mị Nương bị cướp đi liền nổi giận, xua quân đi đánh Sơn Tinh.Mưa to gió lớn, nước dâng lên cao nhưng khi nước dâng lên bao nhiêu thì núi dâng lên bấy nhiêu. Cả hai đánh nhau ác liệt mấy tháng trời. Sức cùng lực kiệt Thủy Tinh đành rút lui.

Oán thù sâu nặng nên hàng năm Thủy Tinh vẫn tạo mưa to gió lớn, lũ lụt để tiến đánh Sơn Tinh nhưng đều thảm bại.

Xem thêm >>> Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Bài tóm tắt số 3

Tương truyền rằng thời vua Hùng Vương thứ 18 ông có cô con gái xinh đẹp đã đến tuổi lấy chồng.Mãi vẫn chưa tìm ra người ưng ý, nhà vua tổ chức kén rể cho con gái với mong muốn tìm được người chồng xứng đôi vừa lứa cho con gái.

Trai tráng khắp nơi về kinh thành thi thố,tuy nhiên nhiều người vẫn chưa lọt vào mắt xanh của nhà vua. Đến khi hai người tiến vào xin thi tài họ là Sơn Tinh và Thủy Tinh.Cả hai cùng trổ tài với nhà vua, Thủy Tinh kêu gọi gây sấm sét, gió thổi, mây đen, bốn bề tối tăm.Còn Sơn Tinh dùng phép dời từng ngọn núi, phá rừng, lấy đất chặn dòng nước đang dâng lên cao. Trời đất bỗng trở lại yên bình.

Vua thấy cả hai đều tài giỏi, phân vân chưa biết chọn ai bèn ra lệnh cả hai mang lễ vật đầy đủ đến vào sáng mai. Ai đến sớm được rước Mị Nương làm vợ.Sáng hôm sau Sơn Tinh đến trước với lễ vật voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Chàng được rước Mị Nương về làm vợ.

Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng tức giậnkêu mưa, gọi gió, trời đất tối tăm, nước dâng lên ngập nhà cửa, đất đai.Tuy nhiên nước dâng lên bao nhiêu, núi dâng lên bấy nhiêu. Đánh mãi mà vẫn không thắng được Sơn Tinh, sức lực cạn kiệt, Thủy Tinh cùng quân rút lui.

Nhớ mối thù hàng năm, Thủy Tinh vẫn xua quân tiến đánh Sơn Tinhgây ngập lụt, nhà cửa đất đai chìm trong nước.

Bài tóm tắt số 4

Hùng Vương thứ 18có một cô con gái xinh đẹp, nết na được ông hết mực yêu quý.Vua muốn chọn chàng rể vừa tài giỏi vừa hiền lành nên đãmở hội kén rể. Rất nhiều chàng traitham gia ứng tuyển nhưng không ai vừa lòng. Một hôm có hai chàng trai vào ứng tuyển họ làSơn Tinh và Thủy Tinh. Mỗi người đều có tài năng riêng, Sơn Tinh thì dời núi, lấp biển còn Thủy Tinh hô mưa, gọi gió là chúa tể biển cả.Cả hai ngang sức ngang tài, vua phân chưa biết chọn ai đành ra quy định sắm đủ sính lễ đến vào sáng mai để rước Mị Nương về làm vợ. Vì sính lễ chủ yếu trên rừng nên Sơn Tinh dễ dàng hơn, chàng rước Mị Nương về núi.

Thủy Tinh đến sau tức giận,hô mưa, gọi gió khiến lũ lụt khắp nơi tấn công đòi vợ nhưngnước lên bao nhiêu thì núi lên bấy nhiêu. Mệt mỏi, thất thế, Thủy Tinh rút lui.

Nhớ mối thù cướp vợ hàng năm Thủy Tinh dâng nước tấn công nhưng đều thảm bại.

Ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết của dân gian xưa kể về những hiện tượng thiên nhiên, thiên tai xảy ra trong cuộc sống. Truyện xoay quanh hai nhân vật chính là Sơn Tinh, Thủy Tinh tranh giành Mỵ Nương về làm vợ. Trong cuộc giao chiến tranh giành vợ với Sơn Tinh đó có rất nhiều những yếu tố kì ảo, tưởng tượng đã xuất hiện.

Với Sơn Tinh chính là vị thần núi cai quản núi rừng, di dời những ngọn núi để ngăn cản dòng nước dâng lên. Nước lên bao nhiêuSơn Tinh cho nâng núi lên bấy nhiêu. Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

Với Thủy Tinh cai quản biển cả có khả năng hô phong hoán vũ, Thủy Tinh chính là đại diện cho hiện tượng thiên nhiên mưa bão, lũ lụt đe dọa đến tính mạng con người xảy ra hàng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, tưởng tượng của người xưanhằm giải thích cho những hiện tượng thiên nhiên xưa, đồng thời thể hiện ước mơ chế ngự, chiến thắng thiên nhiên của ông cha thuở xưa.

Như vậy các em vừa tham khảo bài hướng dẫn tóm tắt Sơn Tinh Thủy Tinh và nêu ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh, tham khảo sử dụng tư liệu trên để làm bài tập, các em học sinh khi sử dụng không sao chép nguyên bản phải nhớ chỉnh sửa lại hoàn chỉnh nhất. Chúc các em học thật tốt.

Ngoài ra, mời các em tìm hiểu bài viết Kể lại truyện Sơn Tinh Thủy Tinh bằng lời văn của em dành cho học sinh lớp 6.

Lớp 6 -
  • Tóm tắt truyện Thánh gióng & ý nghĩa hình tượng

  • Ý nghĩa và tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy Lớp 6

  • Kể lại truyện Con rồng cháu tiên bằng lời văn của em [Lớp 6]

  • Tóm tắt và ý nghĩa truyện Con rồng cháu tiên lớp 6

  • Cảm nghĩ về nhân vật Dế Mèn & Dế Choắt trong truyện

  • Kể lại bài thơ Đêm nay bác không ngủ Lớp 6

  • Tóm tắt bài Sông nước Cà Mau Ngữ Văn lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề