Top 10 công ty tnhh lớn nhất việt nam năm 2022

Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất lọt top 10 doanh nghiệp tư nhân có tài sản lớn nhất nước - Ảnh: H.P

Hằng năm khu vực doanh nghiệp tư nhân cả nước đóng góp 15 triệu tỉ đồng doanh thu, tạo việc làm cho 9,075 triệu người.

Thông tin được Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia [NCIF], Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra trong báo cáo 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam [VPE500] vừa công bố.

Báo cáo này được NCIF phối hợp với Viện Konrad Adenauer Stiftung [Đức] thực hiện từ tháng 2 đến tháng 7-2022.

Theo báo cáo VPE500, dẫn đầu nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước hiện nay xét theo quy mô sử dụng lao động, tài sản, doanh thu là 10 cái tên quen thuộc, những "đại gia" hàng đầu hiện nay.

Xếp theo thứ tự từ 1 đến 10 trong báo cáo VPE500 là Công ty CP Thế giới di động, Công ty CP dịch vụ thương mại tổng hợp Vincommerce, Công ty CP ô tô Trường Hải, Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty CP Vinpearl.

Công ty CP Xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình, Công ty CP Thép Hòa Phát, Công ty CP Đầu tư Thái Bình, Công ty CP thương mại Bách Hóa Xanh, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất.

Trong số 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay, có 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, 4 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, 1 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khách sạn nhà hàng.

Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn cũng là những doanh nghiệp thuộc sở hữu hoặc gắn bó với các tỉ phú giàu có hàng đầu Việt Nam như ông Phạm Nhật Vượng [2 doanh nghiệp], ông Trần Đình Long [2 doanh nghiệp], ông Trần Bá Dương [1 doanh nghiệp], ông Nguyễn Đức Tài [2 doanh nghiệp]…

Bên cạnh đó, báo cáo VPE500 vừa công bố cũng ghi nhận một số doanh nghiệp tư nhân có quy mô tài sản lớn hiện nay như: Công ty TNHH phần mềm FPT, Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh Vinfast, Công ty CP Dược Hậu Giang, Công ty CP xây dựng Coteccons, Công ty CP thực phẩm sữa TH, Công ty CP Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji…

Số liệu được đưa ra trong báo cáo VPE500 cho thấy đến hết năm 2019 cả nước có 668,5 ngàn doanh nghiệp, trong đó có 647,6 ngàn doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Trong giai đoạn 2016-2019, các doanh nghiệp thuộc nhóm VPE500 có quy mô sử dụng lao động gấp 83 lần, tổng tài sản bình quân cao gấp 132 lần, doanh thu thuần gấp 123 lần mức bình quân của các doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Các VPE500 có tốc độ gia tăng tài sản rất cao, tăng bình quân khoảng 15,4%/năm, doanh thu tăng khoảng 11,7%/năm, nhưng năng suất lao động chỉ tăng khoảng 5,3%/năm.

Về phân bố hoạt động của 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, báo cáo VPE500 cho thấy các doanh nghiệp tư nhân lớn xuất hiện tại 57 tỉnh, thành phố trên cả nước. Nhưng có khoảng 50% số doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước có trụ sở tại TP.HCM và Hà Nội, còn lại đa số các doanh nghiệp tập trung ở các địa phương có nhiều khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Hưng Yên, Ninh Bình. 

Nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước tập trung kinh doanh trong các ngành nghề như công nghiệp chế biến chế tạo, thương mại, và xây dựng.

Trung bình khoảng 20% doanh nghiệp xuất hiện trong danh mục VPE500 năm nay không xuất hiện trong danh mục VPE500 năm sau. Khoảng 10% doanh nghiệp chỉ xuất hiện 1 lần trong VPE500, các doanh nghiệp tư nhân lớn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ có biến động lớn nhất. Thực tế này cho thấy sự không ổn định của thị trường Việt Nam và sự thiếu bền vững của các doanh nghiệp.

Trong phạm vi bài viết dưới đây, ACC sẽ cung cấp đến quý bạn đọc thông tin về 10 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất việt nam hiện nay.

10 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất Việt Nam

Tập đoàn dầu khí Việt Nam có tiền thân là Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập từ năm 1977. Năm 1990, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập. Đến năm 2006 đề án thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công ty mẹ – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [viết tắt là PVN] chính thức thành lập.

Tháng 6 năm 2010, Thủ tướng chính phủ ra quyết định chuyển đổi PVN sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH MTV do nhà nước làm chủ sở hữu. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam [PVN] đã trở thành 1 đơn vị hoạt động vô cùng hiệu quả và được đánh giá là tập đoàn kinh tế lớn nhất cả nước với gần 40 đơn vị thành viên.

Tập đoàn Dầu khí có lợi thế rất lớn khi được độc quyền trong sản xuất, phân phối cũng như khai thác, thăm dò dầu khí tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể thấy cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu sử dụng dầu khí trong mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng lên, là cơ sở để Tập đoàn Dầu khí tiếp tục khai thác thị trường và phát triển trong tương lai.

Những năm gần đây, những thành tựu kinh doanh mà Tập đoàn đạt được đã thể hiện sự tăng trưởng vượt bậc của công ty mẹ nói riêng và toàn tập đoàn nói chung. Trong bảy năm qua [2008-2013], PVN đã duy trì vị trí số 1 trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu.

  • Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ – Ba Đình – Hà Nội
  • Điện thoại: 84 – 04 – 3 8252526
  • Fax: 84 – 04 – 3 8265942
  • Website: www.pvn.vn
  • Email:

2. Tập Đoàn Viễn Thông Quân Đội

Được thành lập vào năm 1989, với tên gọi ban đầu là Tổng công ty Điện tử Thiết bị Thông tin, đến năm 2003, Công ty được đổi tên thành công ty Viễn thông Quân đội [Viettel], hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, Internet; sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và kinh doanh các thiết bị điện tử thông tin, ăng ten thu phát vi ba số; khảo sát, thiết kế, lắp dự án công trình bưu chính viễn thông.

Năm 2010, Tổng công ty chuyển đổi thành Tập đoàn Viễn thông Quân đội trực thuộc Bộ Quốc phòng. Là doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Viettel được Informa Telecoms and Media – một công ty có uy tín hàng đầu thế giới về phân tích viễn thông, đánh giá xếp hạng thứ 83 trong số 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới, đứng trên cả Singapore Telecom là công ty viễn thông lớn nhất ASEAN. Sau 5 năm liên tục suy giảm về tốc độ tăng trưởng doanh thu thì năm 2014, Viettel lại có được tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trưởng là 20%. Lợi nhuận của Viettel bằng 85% lợi nhuận của các doanh nghiệp Quân đội, bằng 30% lợi nhuận của các Tập đoàn Kinh tế nhà nước, bằng 23% tổng lợi nhuận của tất cả các doanh nghiệp nhà nước

Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất. Viettel cũng là doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất tại Lào và Campuchia. Chiến lược phát triển của Viettel tập trung vào 3 trụ cột là viễn thông, đầu tư nước ngoài và nghiên cứu, sản xuất thiết bị. Về mạng lưới viễn thông, mạng viễn thông, cả di động và cố định của Viettel đang chuyển rất nhanh sang băng rộng và siêu rộng, hình thành hạ tầng viễn thông mới, tạo nền tảng cho một xã hội sáng tạo. Về đầu tư nước ngoài, hiện nay Viettel đã đầu tư tại 9 quốc gia với tổng dân số 175 triệu dân.

Tổng doanh thu nước ngoài tăng trưởng 25% và đạt 1,2 tỷ USD, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 156 triệu USD, tăng 32%. Hoạt động nghiên cứu, sản xuất thiết bị là trụ cột giúp Viettel trở thành một công ty không chỉ cung cấp dịch vụ mà còn sản xuất được thiết bị công nghệ cao.

  • Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam
  • Điện thoại: 04. 62556789
  • Fax: 04. 62996789
  • Email:
  • Website: www.viettel.com.vn

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN]

Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng. Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty TNHH MTV thuộc sở hữu Nhà nước.

Tập đoàn điện lực Việt Nam [EVN] hiện được đánh giá là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam sản xuất kinh doanh điện với một mạng lưới hùng mạnh gồm 93 đơn vị thành viên, trong đó có 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc [EVN NPC], Tổng công ty Điện lực miền Nam [EVNSPC], Tổng công ty Điện lực miền Trung [EVNCPC], Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội [EVN HANOI], Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh [EVN HCMC], 27 công ty chi nhánh, 39 công ty con và 22 công ty liên kết.

Giữ vai trò là một tập đoàn điện lực quốc gia, EVN luôn nỗ lực đảm bảo cung cấp điện đầy đủ và ổn định cho khách hàng. Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt ở mức cao nhất, EVN còn tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện của người dân, đồng thời đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm tiết kiệm điện năng như đèn Compact, bình nước nóng bằng năng lượng mặt trời…

  • Tập đoàn Điện lực Việt Nam [EVN]
  • Số 11 Cửa Bắc, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
  • Điện thoại: [+844]66946789
  • Fax: [+844]66946666
  • Website: //www.evn.com.vn

4. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Tổng công ty xăng dầu Việt Nam [Petrolimex], tiền thân là Tổng công ty xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị định số 09/BTN ngày 12/01/1956 của Bộ Thương nghiệp và được thành lập lại theo Quyết định số 224/TTg ngày 17/04/1995 của Thủ tướng Chính phủ.

Trải qua khoảng 56 năm hình thành và phát triển, đến nay Tổng công ty xăng dầu Việt Nam [Petrolimex] đã trở thành một trong số những doanh nghiệp quan trọng hàng đầu của Việt Nam với 42/68 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.

Tổng công ty là đầu mối nhập xăng dầu lớn nhất Việt Nam với doanh số nhập khẩu khoảng trên 4 tỷ USD, điều này cũng phần nào thể hiện được quy mô hoạt động của Petrolimex là rất rộng.

Website: //petrolimex.com.vn

5. Công ty TNHH Một thành viên Lọc – Hóa Dầu Bình Sơn [BSR]

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là công trình trọng điểm quốc gia có tổng vốn đầu tư trên 3 tỷ USD, công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Việc xây dựng thành công và đưa Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào vận hành mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công ty TNHH Một thành viên Lọc – Hóa Dầu Bình Sơn [BSR] có trọng trách tiếp nhận, quản lý, vận hành sản xuất kinh doanh Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giữ vai trò tiên phong và đặt nền móng cho sự phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam, đồng thời là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này.

Tổng quan chiến lược phát triển bền vững của Công ty là: “Sản xuất an toàn – Kinh doanh hiệu quả – Công nghệ hiện đại – Nhân sự chuyên nghiệp – Sản phẩm chất lượng – Dịch vụ đa dạng – Môi trường thân thiện – Hợp tác uy tín – Cơ hội rộng mở – Ứng xử văn hóa”.

  • Địa chỉ: Số 208 – đại lộ Hùng Vương – tp Quảng Ngãi – tỉnh Quảng Ngãi.
  • Điện thoại: [84-55]3825825
  • Email:
  • //www.bsr.com.vn/

6. Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tháng 4/1995, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập, là đơn vị trực thuộc Chính phủ và Tổng cục Bưu điện với tên giao dịch quốc tế viết tắt là VNPT, chính thức tách khỏi chức năng quản lý nhà nước và trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh, quản lý khai thác và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông.

Năm 2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam [VNPT] là công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật đối với công ty nhà nước.

  • 57 Huỳnh Thúc Kháng – Hà Nội
  • //www.vnpt.vn

7. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam [Vinacomin] được thành lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam [tiền thân là Tổng Công ty Than Việt Nam – thành lập năm 1994] và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam.

Trong quá trình hình thành, phát triển đã kết nạp thêm các thành viên từ một số doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định…​

Hiện nay, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam [Vinacomin] được đánh giá là nhà sản xuất than lớn nhất Việt Nam. Vinacomin hiện có khoảng 30 mỏ than lộ thiên và 20 mỏ hầm lò với tổng công suất khai thác khoảng 47-50 triệu tấn/năm.

Lợi thế lớn nhất của Vinacomin chính là các mỏ than có trữ lượng lớn như bể than Quảng Ninh, bể than Đồng bằng sông Hồng. Đồng thời nhu cầu sử dụng than ngày càng tăng cũng chính là 1 cơ hội cho Vinacomin tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và ngày càng phát triển.

  • Địa chỉ trụ sở: 226 Lê Duẩn – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: 04.35180400 – Fax: 04.38510724
  • //www.vinacomin.vn/

8. Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam ra đời theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, trực thuộc Cục Hàng Không dân dụng Việt Nam [CAAV]. Đến năm 1996, Tổng công ty Hàng không Việt Nam [Vietnam Airlines] chính thức được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không và lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt. Theo Quyết định số 952/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/06/2010, Công ty mẹ – Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên từ ngày 30/06/2010.

Vietnam Airlines – Hãng hàng không quốc gia Việt Nam là hãng vận chuyển lớn nhất tại tiểu vùng sông Mê Kông và có uy tín trong khu vực châu Á. Với thế mạnh về đội bay trẻ, hiện đại và sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, Vietnam Airlines đã có những bước phát triển vượt bậc và khẳng định vị trí vững mạnh trong ngành hàng không khu vực và thế giới.

Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không đầu tiên của Đông Nam Á gia nhập Liên minh hàng không toàn cầu [SkyTeam] và là thành viên thứ 10 của liên minh. Sự kiện này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong tiến trình phát triển của Vietnam Airlines, đồng thời khẳng định đẳng cấp và vị thế mới của VNA trên bản đồ hàng không thế giới. Hành khách của Vietnam Airlines đồng thời cũng là hành khách của liên minh và được hưởng chất lượng chăm sóc và các tiện ích của tất cả các hãng hàng không thành viên của SkyTeam.

Trong vòng 15 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm [trừ giai đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997], Vietnam Airlines đã và đang không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực châu Á, đặc biệt là tại Đông Dương.

  • Số 200 Nguyễn Sơn, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội.
  • Điện thoại: [84-4] 3 8320320/ [84-8] 3 8320320.
  • Fax: [84-4] 3 8722375.
  • //www.vietnamairlines.com/tw/vi/

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông [Agribank]

Thành lập ngày 26/3/1988, đến nay, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam [Agribank] là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, và nền kinh tế Việt Nam.

Agribank có mạng lưới rộng lớn nhất với trên 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch có mặt khắp mọi vùng, miền, huyện đảo cả nước, chi nhánh Campuchia; gần 40.000 cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp, am hiểu, gắn bó địa phương. Tính đến cuối năm 2016, tổng tài sản của Agribank đạt 980.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng 720.000 tỷ đồng, trong đó tỷ lệ cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm 70%/tổng dư nợ của Agribank và chiếm trên 50% tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này.

Agribank đang triển khai 7 chính sách tín dụng và 02 Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững. Năm 2016, Agribank cung cấp gói tín dụng tối thiểu 50.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phục vụ nông nghiệp sạch, thúc đẩy phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp sạch đang dần được hình thành trên toàn quốc.

  • Số 2 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  • Điện thoại: 04.38313717
  • Fax: 04.38313719
  • //www.agribank.com.vn

10. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển [BIDV]

– Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

– Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

– Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]

– Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV]

  • Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • ĐT: 19009247 / [+84-4] 22200588 – Fax: [+84-4] 22200399
  • Swift code: BIDVVNVX
  • //www.bidv.com.vn

Trên đây là một số thông tin chi tiết về 10 doanh nghiệp nhà nước lớn nhất việt nam. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Gmail:

Website: accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Chủ Đề