Top 20 nước đông dân nhất thế giới năm 2022

Những thành phố như New York, Beijing và Tokyo được biết đến là những thành phố đặc biệt đông dân nhất thế giới. Có rất nhiều những bức ảnh về hình ảnh đông đúc trên những tuyến đường tại các thành phố lớn ấy. Họ xuống đường mua cà phê, ra ga tàu điện ngầm, tham gia diễu hành hay chỉ đơn giản là đi dạo trên phố.

Chúng ta đều biết những thành phố ấy rất đông đúc. Nhưng cụ thể là đông đúc như thế nào? Bài viết này sẽ gửi đến bạn thông tin cụ thể về 20 thành phố đông dân nhất dựa theo thống kê của Liên Hợp Quốc về “Những thành phố trên thế giới năm 2016.

20. Rio de Janeiro, Brazil

Dân số 2016: 12,981,000

Khí hậu nơi đây quanh năm dễ chịu. Thành phố trở nên đông đúc hơn nhiều đặc biệt vào những tháng ấm áp và mùa lễ hội vào Tháng 2.

Bãi biển Copacabana là một trong những địa điểm đông đúc nhất trong thành phố với cả dân cư và khách du lịch.

19. Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc

Dân số 2016: 13,070,000

Nằm bên song Ngọc phía Bắc Hồng Kông, Quảng Châu là thành phố lớn thứ 3 ở Trung Quốc. Thành phố cảng này là một trong những trung tâm thương mại và sản xuất lớn nhất Trung Quốc với hàng triệu công nhân từ khắp cả nước.

18. Manila, Philippines

Dân số 2016: 13,131,000

Thủ đô của Philippines được biết đến với ngành công nghiệp ngân hàng và thương mại. Cảng Manila là cảng biển lớn nhất trong cả nước phục vụ ngành vận tải biển của Philippines

17. Lagos, Nigeria

Dân số 2016: 13,661,000

Lagos là trọng điểm thương mại của Nigeria, cũng là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất ở Châu Phi. Theo dự tính của Liên Hiệp Quốc, đến năm 2030, dân số Lagos sẽ lên đến 24,239,000 người.

16. Trung Khánh, Trung Quốc

Dân số 2016: 13,744,000

Với vị trí gần song Dương Tử, Trùng Khánh là một thành phố cảng nổi tiếng và là trung tâm công nghiệp ở Tây Nam Trung Quốc. Đây là trung tâm của ngành công nghiệp sản xuất sắt, thép và các nguồn tài nguyên như than, khí tự nhiên và khoáng sản. Yêu cầu về nguồn lực tại nơi đây thu hút nhân công từ khắp nơi trên đất nước.

15. Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Dân số 2016: 14,365,000

Không chỉ là điểm đến nối tiếng với khách du lịch, Istanbul còn là trung tâm kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, Sân bay mới tại Istanbul đang được xây dựng, dự tính sẽ đón được 150 triệu khách mỗi năm sau khi mở cửa vào năm 2018.

14. Kolkata [Calcutta], Ấn Độ

Dân số 2016: 14,980,000

Kolkata nằm tại phía Đông Ấn, sát biên giới Bangladesh, là thủ đô của bang West Bengal. Có tổng cộng 14 trường đại học được vận hành bởi chính phú để phục vụ người dân.

13. Buenos Aires, Argentina

Dân số 2016: 15,334,000

Là thủ đô của Argentina, Buenos Aries là trung tâm trong điểm của nhiều ngành công nghiệp như di lịch, tài chích và sản xuất. Dựa theo sự già hóa dân số và thống kê về sinh nở, dân số thành phố này đến 2030 dự tính sẽ chỉ tăng lên là 16,956,000 người.

12. Karachi, Pakistan

Dân số 2016: 17,121,000

Karachi là trung tâm kinh tế và công nghiệp của Pakistan và đang trên đà phát triển. Cả 2 cảng lớn là Karachi và Bin Qasim đều nằm trong thành phố, phục vụ cho ngành công nghiệp vận chuyển và thương mại. Karachi được dự đoán sẽ có 24,838,000 dân vào năm 2030.

11. Dhaka, Bangladesh

Dân số 2016: 18,237,000

Dhaka là thủ đô đang phát triển của Bangladesh với lượng dân số khổng lồ. Với mật độ 44,500 người/ km2, Dhaka đã được mệnh danh là thành phố đông dân nhất năm 2015.

10. New York-Newark, Mỹ

Dân số 2016: 18,604,000

Đây là khu vực đông dân nhất nước Mỹ. Hai phần ba dân số ở đây sống một mình.

9. Al-Qahirah [Cairo], Ai Cập

Dân số 2016: 19,128,000

Cairo được mệnh danh là thành phố cổ cổ đại của Ai Cập, cũng được mệnh danh là thành phố có mật độ dân số lớn. Ngoài ra, Cairo cũng là điểm đến nổi tiếng trong ngành du lịch nước nhà với rất nhiều cơ sở lưu trú hiện đại và các trường đại học lớn.

8. Kindi M.M.A. [Osaka], Nhật Bản

Dân số 2016: 20,337,000

Osaka Nhật Bản ngày nay có lượng dân số khổng lồ. Tuy nhiên thành phố này được dự đoán sẽ có lượng dân số giảm nhẹ còn 19,976,000 người vào năm 2030. Dân số thành phố đã giảm trong suốt nhiều năm qua do tỉ lệ sinh nở giảm. Tuy nhiên, số người nước ngoài đến nhập cư lại đang gia tăng.

7. Ciudad de Mexico [Mexico City], Mexico

Dân số 2016: 21,157,000

Thành phố Mexico và khu đô thị quanh nó mang đến sự kết hợp độc đáo của văn hóa cổ đại và ngành công nghiệp hiện đại. Đây không chỉ là quê hương của người Tenochtilan, cố đô Aztec mà còn là trung tâm kinh tế Mỹ La Tinh.

6. Bắc Kinh, Trung Quốc

Dân số 2016: 21,240,000

Trung Quốc là quốc gia có 4 thành phố đông dân nhất thế giới và Bắc Kinh đứng thứ 2 trong số đó. Dự tính vào năm 2030, dân số Bắc Kinh sẽ đạt 27,706,000 người.

5. Sao Paulo, Brazil

Dân số 2016: 21,297,000

Với con số gần 22 triệu người, Sao Paulo, Brazil alf thành phố đông dân nhất khu vực Nam Bán Cầu. Sao Paulo là thành phố đa văn hóa với các ngành công nghiệp từ du lịch đến kinh tế.

4. Mumbai [Bombay], Ấn Độ

Dân số 2016: 21,357,000

Thật dễ để nhìn ra sự đông đúc tại thành phố này qua những nhà ga lớn. Không chỉ đông dân, Mumbai còn là thành phố giàu có nhất Ấn Độ với tổng tài sản lên tới 280 tỉ USD.

3. Thượng Hải, Trung Quốc

Dân số 2016: 24,484,000

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, còn Thượng Hải chính là thành phố đông dân nhất Trung Quốc. Nơi đây nổi tiếng là điểm du lịch thu hút, cũng là trung tâm kinh tế và là nơi có cảng vận chuyển lớn nhất Thế giới.

2. Delhi, Ấn Độ

Dân số 2016: 26,454,000

Delhi là thành phố ở miền bắc Ấn Độ. Đây là thành phố đông dân đứng thứ 2 Thế giới. Vào năm 2030, dự tính dân số Delhi sẽ tăng thêm 10 triệu dân.

1.Tokyo, Nhật Bản

Dân số 2016: 38,140,000

Đến năm 2016, Tokyo là thành phố đông dân nhất trên trái đất. Được biết đến với thiết kế hiện đại, sự cống hiến cho công nghệ tiên tiến và con đường đông đúc, Tokyo từ lâu đã có tiếng là có mật độ dân cư cao. Trong khi Liên Hợp Quốc vẫn hy vọng Tokyo sẽ giữ vị trí số một về dân số trong năm 2030, dân số của thành phố dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 37.190.000 trong 13 năm tới.

Chủ Đề