Top 5 thuốc tiểu đường năm 2022

  • Những loại thuốc tây trị tiểu đường hiệu quả
    • 1. Thuốc trị tiểu đường tuýp 1: Insulin
    • 2. Thuốc trị tiểu đường tuyp 2: Metformin
    • 3. Nhóm thuốc trị tiểu đường SGLT-2i
    • 4. Nhóm thuốc Sulfonylurea
    • 5. Nhóm thuốc ức chế alpha glucosidase
    • 6. Nhóm thuốc TZD [Thiazolidinedione]
    • 7. Nhóm thuốc tăng hoạt tính của Incretin
    • 8. Nhóm thuốc Glinides
  • Khi nào người mắc tiểu đường cần dùng thuốc?
    • 1. Bệnh nhân tiểu đường tuyp 1
    • 2. Bệnh nhân tiểu đường tuyp 2
  • Cách phối hợp thuốc để điều trị tiểu đường

Cập nhật 24/09/2021

Tiểu đường là bệnh lý nguy hiểm có thể mắc ở nhiều độ tuổi khác nhau. Khi mắc bệnh, việc sử dụng thuốc trị tiểu đường là điều bắt buộc. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Dưới đây sẽ là thông tin về 8 loại thuốc trị tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay.

Để điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần phải có sự hiểu biết đúng đắn về từng loại thuốc để sử dụng đúng mục đích và an toàn nhất.

1. Thuốc trị tiểu đường tuýp 1: Insulin

Khi mắc tiểu đường tuyp 1, tuyến tụy mất hoàn toàn khả năng tiết insulin. Do vậy, bệnh nhân sẽ bị thiếu hụt hormone này. Việc sử dụng insulin là phương pháp điều trị bắt buộc và phải duy trì suốt đời. Dựa vào thời gian tác dụng, Insulin được chia thành 3 loại khác nhau: tác dụng kéo dài, trung bình và ngắn. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại phù hợp.

Insulin là thuốc bắt buộc điều trị tiểu đường tuyp 1

Hiện nay, trên thị trường đã có dạng bút tiêm insulin. Dạng bào chế này rất thuận tiện cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh nhân có thể giảm số lần dùng thuốc bằng việc sử dụng những chế phẩm kết hợp các loại insulin.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2, chức năng tiết insulin của tuyến tụy chỉ bị suy giảm chứ không phải mất hoàn toàn. Do đó, bệnh nhân chỉ tiêm insulin khi không đáp ứng với các thuốc điều trị. Bệnh nhân sẽ được chỉ định nhóm thuốc điều trị Metformin dưới đây.

2. Thuốc trị tiểu đường tuyp 2: Metformin

Metformin là thuốc thuộc nhóm Biaguanide, có tác dụng hạ đường huyết thông qua nhiều cơ chế khác nhau:

  • Giảm sản xuất glucose tại gan, giảm hấp thu glucose ở ruột.
  • Tăng tính nhạy cảm của insulin ngoại vi, tăng sử dụng glucose ở cơ.

Ngoài ra, Metformin còn ức chế quá trình tổng hợp lipid, giảm nồng độ cholesterol, triglyceride trong máu nên đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường béo phì.

Metformin là thuốc đầu tay trị tiểu đường tuyp 2

>>> Đọc thêm: Biến chứng bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu bạn thường bỏ qua.

Metformin là sản phẩm trị tiểu đường có độ an toàn cao. Trong một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 sử dụng Metformin giảm nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch.

3. Nhóm thuốc trị tiểu đường SGLT-2i

Đầu năm 2014, nhóm thuốc này được FDA chấp nhận để điều trị tiểu đường tuyp 2. Các thuốc thường được sử dụng là dapagliflozin, canagliflozin và empagliflozin.

Dapagliflozin là thuốc trị tiểu đường thuộc nhóm SGLT – 2i

Cơ chế:

  • Tăng quá trình đào thải glucose qua nước tiểu
  • Ức chế kênh đồng vận chuyển Na – glucose [SGLT-2i].

Nhóm thuốc SGLT-2i này được sử dụng nhiều bởi những ưu điểm phòng ngừa biến chứng ở thận và tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường. Tác dụng không mong muốn có thể gặp là nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Nhóm thuốc Sulfonylurea

Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến cho bệnh nhân tiểu đường tuyp 2. Bởi chúng có tác dụng hạ đường huyết nhanh và chi phí phù hợp.

Cơ chế: nhóm sulfonylurea hạ đường huyết bằng cách kích thích tế bào beta đảo tụy giải phóng insulin. Ngoài ra, chúng cũng ảnh hưởng đến tế bào gan làm giảm sản xuất glucose thông qua việc phân giải mỡ ở gan.

Thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm thuốc này là: glibenclamide [Glimel, Daonil], gliclazide [Genrx gliclazide, Diamicron, Mellihexal, Glyade, Oziclide] và glimepiride [Aylide, Amaryl, Glimepiride Sandoz, Diapride].

5. Nhóm thuốc ức chế alpha glucosidase

Nhóm thuốc này có tác dụng hạ đường huyết thông qua cơ chế ức chế enzyme thủy phân đường, làm chậm tốc độ hấp thu của glucose từ ruột vào máu. Do vậy, chúng chỉ giúp hạ đường huyết sau ăn. Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là đầy hơi, đau bụng, đi ngoài phân lỏng.

Acarbose [Glucobay] là thuốc thường được sử dụng nhiều nhất trong nhóm thuốc này.

6. Nhóm thuốc TZD [Thiazolidinedione]

Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này tương tự như Metformin, tăng độ nhạy cảm của insulin tại mô. Thế nhưng, chúng lại gây tích trữ mỡ dưới da do vậy mà gây tăng cân ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2. Thuốc được sử dụng phổ biến trong TZD là Pioglitazone và Rosiglitazone.

Rosiglitazone thuộc nhóm TZD có tác dụng tốt với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2

Tác dụng phụ chủ yếu là gây giữ nước và phù. Do vậy nhóm thuốc này không được sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử tim mạch hay mắc các bệnh về gan như men gan cao, viêm gan.

7. Nhóm thuốc tăng hoạt tính của Incretin

Khi cơ thể tiêu thụ thức ăn, glucagon like peptide-1 [GLP-1] ở ruột sẽ được tiết ra. GLP-1 được gọi là một loại incretin có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng sinh insulin khi nồng độ đường máu cao. Do vậy, nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tuyến tụy tăng sinh insulin thông qua việc tăng hoạt tính của incretin. Tuy nhiên, 2 nhóm thuốc này sẽ có tác động lên incretin theo những cách khác nhau:

Nhóm ức chế Dipeptidyl peptidase-4 [DPP-4]: DPP-4 chính là enzym có tác dụng phân giải GLP-1. Nhóm thuốc này bảo vệ và giúp cho  GLP-1 không bị phá hủy. Kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin. Sitagliptin, Vildagliptin, Saxagliptin và Linagliptin là những thuốc thường gặp trong nhóm thuốc này.

Nhóm đồng vận chuyển GLP – 1: nhóm thuốc này hoạt động dựa vào sự tương tác đặc hiệu với GLP-1 nên cũng kích thích tuyến tụy tăng sinh insulin. Hơn nữa, thuốc còn giảm cảm giác thèm ăn, làm chậm quá trình rỗng của dạ dày. Từ đó giúp bệnh nhân duy trì cân nặng tốt hơn, thường được sản xuất dưới dạng tiêm. Liraglutide là thuốc được dùng phổ biến hiện nay.

Liraglutide thuộc nhóm thuốc đồng vận chuyển GLP – 1

8. Nhóm thuốc Glinides

Các thuốc thuộc nhóm này kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin. Nhóm thuốc glinides có tác dụng hạ đường huyết rất nhanh, sau 30 phút sau khi uống. Do vậy, nên sử dụng thuốc 15 – 30 phút trước khi ăn. Không được sử dụng khi đói vì có nguy cơ hạ đường huyết.

Do có thời gian bán thải ngắn nên nhóm thuốc này có thể được dùng cho bệnh nhân suy thận, người cao tuổi. Nhóm thuốc glinides ở Việt Nam có Repaglinide [NovoNorm] được bào chế với các hàm lượng khác nhau 0,5mg, 1mg, 2mg.

Novonorm có hàm lượng 1mg

>>> XEM THÊM: 11 dấu hiệu báo động bạn đã mắc bệnh tiểu đường.

Khi nào người mắc tiểu đường cần dùng thuốc?

Khi bị tiểu đường, việc điều trị bằng thuốc là điều tất yếu. Tuy nhiên, với mỗi loại tiểu đường thì thời gian cần dùng thuốc là khác nhau.

1. Bệnh nhân tiểu đường tuyp 1

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuyp 1, tuyến tụy mất hoàn toàn khả năng tăng tiết insulin – hormone để điều hòa lượng đường trong máu. Do vậy, ngay từ khi phát hiện ra bệnh, bệnh nhân cần sử dụng ngay thuốc tiêm insulin.

2. Bệnh nhân tiểu đường tuyp 2

Không giống như tiểu đường tuyp 1, tuyến tụy ở bệnh nhân tiểu đường tuyp 2 vẫn có khả năng sản xuất được insulin. Tuy nhiên, lượng insulin này không đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Do đó, ở nhóm bệnh nhân này chưa cần sử dụng thuốc ngay. Người bệnh có thể giảm đường huyết thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động. Lúc này, nếu đường huyết của bệnh nhân không giảm thì mới cần sử dụng thuốc uống hay tiêm.

Theo hướng dẫn mới nhất của ADA [hiệp hội  ĐTĐ], bệnh nhân sử dụng thuốc khi:

  • Xét nghiệm HbA1c < 9% : bệnh nhân được dùng đơn độc Metformin
  • Xét nghiệm HbA1c ≥ 9%: bệnh nhân dùng kết hợp Metformin và 1 – 2 loại thuốc khác
  • Xét nghiệm HbA1c ≥ 10%: bệnh nhân được trị liệu phối hợp với thuốc tiêm

Cách phối hợp thuốc để điều trị tiểu đường

Trong quá trình thăm khám, phụ thuộc vào mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những thuốc mà bệnh nhân có thể sử dụng. Nếu bệnh ở giai đoạn nặng, dùng thuốc đơn độc, bệnh nhân không đáp ứng thì có thể kết hợp các nhóm thuốc để tăng hiệu quả sử dụng và hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Hiện nay, trên thị trường đã có rất nhiều các chế phẩm phối hợp 2 hoạt chất có tác dụng hạ đường huyết khác nhau. Do đó, thay vì phải uống nhiều thuốc trong một lần, người bệnh chỉ cần uống 1 lần. Nhờ vậy mà giảm tình trạng quên thuốc của bệnh nhân.

Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương

>>> Xem thêm: Chữa tiểu đường tại nhà bằng thảo dược dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây để điều trị tiểu đường, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Một gợi ý tốt đó là Nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương. Sản phẩm là sự kết hợp của nhiều thành phần hỗ trợ hạ đường huyết như chiết xuất bằng lăng, tam thất, đan sâm, nano đông trùng hạ thảo, curcumin và chiết xuất việt quất. Giúp điều hòa và ổn định đường huyết, giảm nồng độ cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, sản phẩm giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng do bệnh tiểu đường hay mắc các bệnh về tim mạch.

Trên đây là thông tin về các nhóm thuốc điều trị tiểu đường hiệu quả nhất hiện nay. Tùy thuộc vào tình trạng và nồng độ đường huyết của bệnh nhân, chỉ số HbA1c mà bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất.

Nguồn: //nanodongtrunghathao.vn/8-loai-thuoc-tieu-duong-dieu-tri-hieu-qua-nhat/

Ngày cập nhật: 09:09 - 24/09/2021

Chủ Đề