Top 500 thương hiệu giá trị nhất the giới

Brand Finance – tổ chức tư vấn định giá doanh nghiệp toàn cầu đã công bố bảng xếp hạng 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020.

Năm 2020 được coi là một năm đầy biến động của nền kinh tế thế giới nên các thương hiệu đều bị ảnh hưởng không nhỏ. Có thể nói, đại dịch Covid 19 đã ảnh hưởng lớn đến thói quen của con người, đẩy mạnh việc mua sắm, làm việc và tương tác trực tuyến. Điều này thể hiện rõ ở sự thay đổi về vị trí xếp hạng và giá trị của từng thương hiệu.

Ở nhóm Top 10 thương hiệu giá trị nhất hành tinh, có đến 6 thương hiệu của Mỹ, và 3 thương hiệu của Trung Quốc, 1 thương hiệu của Hàn Quốc. Amazon vẫn giữ nguyên vị trí thương hiệu giá trị nhất toàn cầu với mức tăng trưởng 117% so với năm 2019, giá trị thương hiệu tăng từ 187.905 triệu USD lên 220.791 triệu USD. Google và Apple đã có sự chuyển đổi vị trí cho nhau. Cụ thể Google vươn lên vị trí số 2, giá trị thương hiệu đạt 159 722 triệu USD tăng hơn 11% so với năm 2019. Còn Apple xuống vị trí số 3, giá trị thương hiệu đạt 140 524 triệu USD, giảm hơn 10% so với năm 2019. Một số thương hiệu có bước nhẩy vọt lọt vào vị trí top 10 thương hiệu hàng đầu như Ping An từ vị trí số 14 lên vị trí số 9, Huawei từ vị trí số 12 lên vị trí số 10.

Top 10 trong số 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2020 Nguồn: //brandirectory.com/rankings/global/table ]

Xét về lãnh thổ, Mỹ là quốc gia có số lượng thương hiệu giá trị nhiều nhất khi có đến 204/500 thương hiệu, chiếm hơn 40% số lượng thương hiệu giá trị trong bảng xếp hạng. Ngay trong top những thương hiệu hàng đầu cũng đều đến từ Mỹ, điển hình như Amazon, Google, Apple, Microsoft, Facebook và Walmart. Trung Quốc xếp ngay sau Mỹ về số lượng các thương hiệu nằm trong top 500 thương hiệu giá trị toàn cầu, với 72/100 nhãn hiệu chiếm hơn 14% số lượng thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Việc tập trung số lượng các nhãn hiệu cũng tỉ lệ thuận với tỉ lệ giá trị các thương hiệu. Theo đó, Mỹ chiếm hơn 45% giá trị thương hiệu, Trung Quốc xếp thứ hai với hơn 19%. Lần lượt là Nhật Bản với hơn 6% và Đức hơn 5%…

Xét về ngành nghề, Ngân hàng là lĩnh vực tập trung số lượng các thương hiệu giá trị nhiều nhất và đồng thời giá trị thương hiệu cũng đạt lớn nhất. Cụ thể với số lượng 65 thương hiệu giá trị và đạt hơn 13% giá trị thương hiệu đưa ngân hàng lên vị trí Top đầu trong tiêu chí phân loại về ngành nghề, lĩnh vực. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế biến động của thế giới trong năm vừa qua. Khi đại dịch Covid bùng phát, khủng hoảng kinh tế trầm trọng thì việc tìm đến các ngân hàng để bảo vệ tài sản cũng như việc thanh toán trực tuyến được chú trọng, giúp cho giá trị của các thương hiệu trong lĩnh vực ngân hàng tăng cao.

Không nằm ngoài những ảnh hưởng của thế giới nói chung nhưng Việt Nam lại có bước tiến vượt bậc với sự tăng trưởng lớn mạnh của thương hiệu Viettel được định giá hơn 5,8 tỉ USD, tăng 34% so với năm 2019 [4,3 tỷ USD]. Trong bảng xếp hạn 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2020, Viettel xếp vị trí 356 của thế giới, tăng 126 bậc so với năm 2019, đứng thứ 102 châu Á và thứ 7 ở Đông Nam Á. Báo cáo của Brand Finance cho biết, đây là bước nhảy ấn tượng và cao nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Viettel đạt mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất thế giới trong lĩnh vực viễn thông. Điều này thể hiện các chủ trương và chính sách của Việt Nam rất có hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng thế giới cũng như môi trường ổn định phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai.

Năm 2021 đang đến rất gần, thế giới vẫn tiếp tục có nhiều biến động và các doanh nghiệp buộc phải có những chiến lược điều chỉnh cho phù hợp với định hướng và xu thế chung. Những doanh nghiệp nào không có chiến lược đúng đắn thì sẽ bị đánh bật khỏi cuộc chơi thương hiệu và nhường lại vị trí cho những tên tuổi phù hợp hơn. Và sự hiện diện của các tên thương hiệu trong bảng xếp hạng như một sự công nhận cho các nỗ lực của doanh nghiệp trong suốt một năm tài chính. Và đó cũng chính là động lực để các thương hiệu tiếp tục thay đổi và phát triển.

08-02-2022 | TIN TỨC VIETTEL

Ngày 7-2, Tập đoàn Viettel cho biết vừa được Brand Finance - công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - định giá 8,758 tỉ USD [tăng 2,697 tỉ USD, tức gần 45% so với năm 2021].

Trong “Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022” [Global 500], Viettel đứng ở vị trí 227, tăng 99 bậc so với năm trước. Viettel cũng là doanh nghiệp Việt duy nhất có thương hiệu lọt vào top 500 toàn cầu.

Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới, định giá 355 tỉ USD. Theo sau đó là Amazon và Google.

Cũng theo bảng xếp hạng này, 3 thương hiệu viễn thông hàng đầu thế giới là Verizon, Deutsche Telekom và AT&T. Viettel đứng ở vị trí thứ 18 và là thương hiệu tăng trưởng tốt nhất.

Viettel tiếp tục duy trì vị trí số 1 về thương hiệu viễn thông tại Đông Nam Á và nằm trong top 3 thương hiệu giá trị nhất khu vực.

Cũng theo công bố của Brand Finance, nguyên quyền chủ tịch kiêm tổng giám đốc Viettel Lê Đăng Dũng được xếp vị trí 130 trong số 250 CEO hàng đầu thế giới về thương hiệu. Ông Lê Đăng Dũng là CEO duy nhất của Đông Nam Á có mặt trong bảng xếp hạng. Trong lĩnh vực viễn thông, ông Dũng đứng thứ 4.

Đây là năm đầu tiên Brand Finance mở rộng khái niệm về chỉ số giám hộ thương hiệu [Brand Guardianship Index]. Bảng xếp hạng công nhận những người đang xây dựng giá trị doanh nghiệp một cách bền vững, bằng cách cân bằng nhu cầu của tất cả các bên liên quan [nhân viên, nhà đầu tư và xã hội].

TTO
 

Theo "Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022" của Brand Finance, Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới, định giá 355 tỷ USD; tiếp đó là Amazon và Google.

Theo xếp hạng "Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2022" [Global500] của Brand Finance, Apple là thương hiệu giá trị nhất thế giới, định giá 355 tỷ USD.

Theo sau đó là Amazon và Google./.

Theo/www.vietnamplus.vn

TIN LIÊN QUAN

[TBTCO] - Ghi nhận giá lợn hơi ngày 25/7, trên cả 3 miền đồng loạt đi ngang so với hôm qua. Hiện giá lợn hơi được thu mua trong khoảng 65.000 - 73.000 đồng/kg.

Nhằm giúp các thí sinh có mong muốn theo học tại Học viện Tài chính dễ dàng đăng ký các nguyện vọng, phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Xuân Thạch - Thường trực Hội đồng tuyển sinh, Trưởng Ban Quản lý đào tạo [Học viện Tài chính].

[TBTCO] - Tính từ đầu năm 2022 đến nay, Cục Hải quan Hà Nội đã tăng cường các hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và kiểm tra sau thông quan [hậu kiểm], qua đó tăng thu hơn 61,7 tỷ đồng cho ngân sách.

[TBTCO] - Đại diện Công ty TNHH Thu phí tự động VETC cho biết, hiện công ty này đang triển khai hỗ trợ khách hàng dán thẻ ở mọi nơi, từ các đại lý, trung tâm đăng kiểm, các trạm thu phí trên toàn quốc đến tận nhà của mỗi khách hàng.

[TBTCO] - Theo Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cần tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển để có nguồn thu bền vững từ sản xuất kinh doanh.

[TBTCO] - Chỉ trong 2 phiên cuối tuần qua, VN-Index ít nhất tới 8-10 lần vượt qua ngưỡng tâm lý 1200 điểm rồi lại liên tục tụt xuống. Từ góc nhìn thận trọng, đó là chuỗi tín hiệu không an toàn, khi thị trường không đủ lực vượt qua một ngưỡng kháng cự tâm lý.

Tổng cục Hải quan vừa ban hành các quyết định tạm dừng hoạt động 4 địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới.

[TBTCO] - Cục Hải quan Long An luôn tích cực cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo hoạt động thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, thu ngân sách đạt hơn 51% chỉ tiêu được Bộ Tài chính giao.

[TBTCO] - Bộ Giao thông vận tải [GTVT] đã đề xuất dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ tại Đồng bằng Sông Cửu Long với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng. Đồng thời, cũng phê duyệt 12 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam, trong đó có đoạn Cần Thơ - Cà Mau.

[TBTCO] - Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường [QLTT], Cục QLTT tỉnh Kiên Giang vừa hoàn tất hồ sơ chuyển sang cơ quan công an đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với vụ việc kinh doanh phân bón giả trên địa bàn đơn vị quản lý.

Video liên quan

Chủ Đề