Trào lưu triết học ánh sáng ở Pháp là gì

Mục lục

Triết họcSửa đổi

Triết học Khai sáng là một phong trào quan trọng của triết học thế kỷ 18, với trọng tâm là niềm tin và lòng mộ đạo. George Berkeley, một trong những nhà triết học nổi bật của phong trào này, đã cố gắng chứng minh một cách hợp lý về sự tồn tại của một thực thể tối cao. Bên cạnh các học thuyết chính trị, lòng mộ đạo và niềm tin trong thời kỳ này là một phần không thể thiếu của sự khám phá về triết học tự nhiên và luân lý học. Tuy nhiên, các nhà triết học Khai sáng nổi bật như Thomas Paine, Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Immanuel Kant và David Hume đặt vấn đề và tấn công các thể chế hiện có của cả Giáo hội và Nhà nước. Do chỉ trích chính phủ và giáo hội Pháp, nhà triết học vĩ đại Voltaire đã hai lần chịu kiếp tù đày.[6] Thế kỷ 19 còn chứng kiến sự tiếp tục nổi lên của các tư tưởng duy nghiệm và ứng dụng của chúng trong kinh tế chính trị, chính phủ và các khoa học như vật lý học, hóa học, và sinh học.

Buổi đọc vở bi kịch Trẻ mồ côi Trung Quốc trong phòng bà Geoffrin, hoạ sĩ Lemonnier.[note 2]

Châu Âu đã bị tàn phá bởi các cuộc chiến tranh tôn giáo; khi hòa bình đã được khôi phục, sau Hiệp ước Westphalia và cuộc Nội chiến Anh, một cuộc nổi dậy của trí thức đã lật đổ niềm tin được chấp nhận rộng rãi rằng những điều huyền bí và mặc khải là những nguồn chính yếu cho tri thức và học vấn—người ta cho đây là điều đã khơi mào cho sự bất ổn định về chính trị. Thay vào đó, [theo những người chia đôi hai thời kỳ], Thời đại Lý tính tìm cách thiết lập một nền triết học tiên đề và chủ nghĩa chuyên chế để làm nền móng cho tri thức và sự ổn định. Trong các tác phẩm của Michel de Montaigne và René Descartes, nhận thức luận được dựa trên chủ nghĩa kinh nghiệm cực đoan và sự tìm hiểu sâu về bản chất của "tri thức". Mục đích của một hệ thống triết học dựa trên các tiên đề hiển nhiên đã đạt đến đỉnh cao với tác phẩm Luân lý học của Baruch Spinoza, cuốn sách đào sâu một cách nhìn phiếm thần về vũ trụ, nơi Chúa trời và Thiên nhiên là một. Tư tưởng này sau đó đã trở thành trung tâm cho thời Khai sáng, từ Newton tới Jefferson.

Nhà triết học Đức Immanuel Kant

Thời kỳ Khai sáng nối tiếp Thời đại Lý tính [nếu được coi là một thời kỳ ngắn] hay thời Phục hưng và phong trào Kháng cách [nếu được coi là một thời đại dài]. Các ranh giới của thời Khai sáng phủ phần lớn thế kỷ 17, dù một số người gọi thời kỳ trước đó là "Thời đại Lý tính" [The Age of Reason]. Sau thời Khai sáng là thời kì Lãng mạn. Từ năm 1789, phong trào Cách mạng Pháp bùng nổ, các tác phẩm của Voltaire và Rousseau ảnh hưởng rất lớn đến nhân dân Pháp. Voltaire ủng hộ các văn sĩ phê phán Giáo hội và Quốc vương Pháp đương thời.[6] Ông viết bài thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, những cuốn sử xuất sắc...[7] Ông cũng coi trọng quyền công dân thế giới, đề cao một chính quyền trung ương dựa trên nền tảng của sự tự do. Rousseau đã kêu gọi đưa loài người trở về với tự nhiên, bị Voltaire bỉ bác.[8]

Các tư tưởng của Pascal, Leibniz, Galileo và các triết gia khác của thời kỳ trước cũng đóng góp và có ảnh hưởng lớn đến thời Khai sáng; ví dụ, theo E. Cassirer, tác phẩm On Wisdom của Leibniz đã "... chỉ ra khái niệm trung tâm của thời Khai sáng và phác ra khung lý thuyết của nó" [Cassirer 1979: 121–123]. Có một làn sóng các thay đổi trong tư duy châu Âu, điển hình là triết học tự nhiên của Newton, đó là sự kết hợp giữa ngành toán học của các chứng minh bằng tiên đề với ngành cơ học của các quan sát vật lý, một hệ thống gắn kết của các phán đoán kiểm chứng được, nó đã bắt nhịp cho những gì nối tiếp Philosophiae Naturalis Principia Mathematica của Newton vào thế kỷ sau.

Thời kỳ Khai sáng còn có nhà triết học Pháp Claude Adrien Helvétius. Là một nhà triết học tiến bộ,[9] ông nghiên cứu về hạnh phúc của loài người. Ông cho rằng, hạnh phúc lớn lao của con người là dựa trên nền giáo dục, và một bộ luật xuất sắc. Ông cũng tôn trọng môi trường.[10]

Thuyết duy lý của René Descartes đặt nền tảng cho tư tưởng Khai sáng. Descartes đưa ra phương pháp nghi ngờ để tìm chân lí triết học, dẫn tới thuyết hai nguyên, chủ trương tách con người làm thân và tâm. Phương pháp nghi ngờ của ông được John Locke và David Hume chấp nhận cải tiến. Tuy nhiên, thuyết hai nguyên bị Spinoza phản đối.

Jonathan Israel nhận định, xung đột giữa Descartes và Spinoza tạo ra hai luồng tư tưởng Khai sáng riêng biệt: tư tưởng ôn hoà của Descartes, Locke, và Christian Wolff, cố gắng điều hoà cải cách và truyền thống; và tư tưởng cấp tiến nổi lên từ triết lý Spinoza, ủng hộ dân chủ, tự do cá nhân, tự do ngôn luận, và bài trừ ảnh hưởng tôn giáo.[11][12] Phái ôn hoà thì thường tin vào thần tự nhiên, phái cấp tiến thì chủ trương loại bỏ hoàn toàn tôn giáo khỏi đạo đức. Cả ôn hoà lẫn cấp tiến, phe Phản Khai sáng đều phản đối, cố gắng khôi phục tín ngưỡng.[13]

Ở Pháp, giới triết học Khai sáng chủ trương tự do cá nhân và lòng khoan dung ngoại giáo, chống lại quyền lực vô hạn của vua chúa châu Âu và giáo điều của Giáo hội Công giáo. Nhà văn thiên tài Pháp Voltaire nổi tiếng là một người chỉ trích việc áp đặt tôn giáo truyền thống, đồng thời là nhà triết học và nhà sử học văn hóa,[14][15] được vị vua kiệt xuất của nước Phổ lúc ấy là Friedrich II Đại Đế rất ưa chuộng.[16] Giữa thế kỷ 18, Paris trở thành trung tâm hoạt động triết học khoa học thách thức các giáo lí và giáo điều truyền thống. Voltaire và Jean-Jacques Rousseau dẫn dắt phong trào, chủ trương lấy lý trí thay vì đức tin, giáo lí Công giáo làm nền móng xã hội, như ở Hy Lạp cổ đại,[17] xây dựng trật tự mới dựa trên luật tự nhiên, và tìm hiểu sự vật bằng thí nghiệm, quan sát. Nhà triết học chính trị Montesquieu chủ trương chia chính quyền cho các cơ quan khác nhau, ảnh hưởng lớn Hiến pháp Hoa Kì. Mặc dù không có ý phát động cách mạng và phần lớn thuộc về giai cấp quý tộc, giới triết học Khai sáng của Pháp một phần làm suy yếu Chế độ cũ và định hình Cách mạng Pháp.[18]

Nhà triết học đạo đức Francis Hutcheson định nghĩa đức hạnh theo thuyết vị lợi là thứ mang lại "nhiều hạnh phúc nhất cho nhiều người nhất". Hai học trò của ông là David Hume và Adam Smith đặt ra phương pháp khoa học và một số ý kiến hiện nay về quan hệ giữa khoa học và tôn giáo.[19] Hume ảnh hưởng lớn triết lý kinh nghiệm và hoài nghi.

"Khai sáng là gì?"

Phong trào Khai sáng đặt nặng phương pháp khoa học làm cách tăng thêm kiến thức và thuyết giản hoá làm cách phân tích các hiện tượng trên đời. Ngoài ra, chủ trương không chấp nhận mù quáng các tín điều chính thống, tỏ ra trong cụm từ Sapere aude ["dám biết"] trong bài luận Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì? của nhà triết học Đức Immanuel Kant [1724–1804].[20] Immanuel Kant viết về bản chất của trào lưu Khai sáng với luận văn nổi tiếng "Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?"[21][22]. Immanuel Kant định nghĩa:

KHAI SÁNG LÀ SỰ THOÁT LY CỦA CON NGƯỜI RA KHỎI TÌNH TRẠNG VỊ THÀNH NIÊN DO CHÍNH CON NGƯỜI GÂY RA. VỊ THÀNH NIÊN là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là do TỰ MÌNH GÂY RA, một khi nguyên nhân của nó không phải do sự thiếu sót trí tuệ, mà do sự thiếu sót tính cương quyết và lòng can đảm, dám tự mình dùng trí tuệ phục vụ cho mình mà không cần đến sự chỉ đạo của người khác. Sapere aude! Hãy có can đảm tự sử dụng trí tuệ CỦA CHÍNH MÌNH! đó là câu phương châm của Khai sáng.[23]

Immanuel Kant cố gắng dung hòa lý trí và tôn giáo, tự do cá nhân và quyền lực nhà nước.[24] Triết lý Kant định hình tư tưởng Đức nói riêng và châu Âu nói chung cho đến thế kỷ 20.[25]

Mary Wollstonecraft là một trong những nhà triết học nữ quyền đầu tiên ở Anh,[26] chủ trương xây dựng xã hội dựa trên lý tính, đối xử nam nữ bình đẳng. Tác phẩm nổi tiếng của bà là A Vindication of the Rights of Woman ["Biện hộ nữ quyền"], xuất bản năm 1792.[27]

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?


Câu 45241 Thông hiểu

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVIII có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm của trào lưu triết học ánh sáng để suy luận trả lời

Cách mạng tư sản Pháp [1789 – 1794] --- Xem chi tiết
...

Trào lưu triết học ánh sáng có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?


Câu 38222 Thông hiểu

Trào lưu triết học ánh sáng có tác động như thế nào đối với sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Nước Pháp trước Cách mạng --- Xem chi tiết
...

Video liên quan

Chủ Đề