Trẻ sốt cao co giật làm thế nào năm 2024

Trẻ em sốt cao co giật, tình huống này nên làm gì? Để cơn co giật không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sau này, dưới đây là những điều bố mẹ cần biết khi chăm sóc trẻ co giật do sốt.

Sốt bao nhiêu độ gây co giật?

Các mức độ của sốt được chia ra như sau:

Thân nhiệt của bé một khi trên 37,5 độ C tức là bé đang sốt;

Thân nhiệt từ 37.5 độ C – 38 độ C được xem là sốt nhẹ;

Thân nhiệt từ 38 độ C – 39 độ C là sốt vừa;

Thân nhiệt từ 39 độ C – 40 độ C là sốt cao;

Thân nhiệt trên 40 độ C là sốt rất cao – có thể gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Trẻ em sốt cao bị co giật bố mẹ có thể nhận biết bằng những cơn co cứng toàn thân khi bé sốt 39 độ trở lên. Sốt cao co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi – 5 tuổi.

Trẻ sốt trên 39 độ dễ gặp hiện tượng co giật

Phân loại co giật ở trẻ

Sốt co giật được chia làm 2 loại, đó là đơn giản và phức tạp. Cụ thể:

– Co giật đơn giản là tăng trương lực và co cứng cơ. Kéo dài không quá 15 phút [thường là sau 1-2 phút]. Sau khi hết thì trẻ không có dấu hiệu bất thường nào.

– Co giật phức tạp hay còn gọi là co giật khu trú. Cơn co giật kéo dài trên 15 phút và thường xuất hiện lại trong vòng 24 giờ.

Nguyên nhân & Cách xử lý

Trẻ sốt cao bị co giật thường trong độ tuổi phổ biến là 12 – 30 tháng. Điều kiện dễ xảy ra co giật đó là sốt trên 39°C, bị sốt do viêm tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp trên, các bệnh truyền nhiễm khác, yếu tố di truyền…

Khi thấy trẻ em sốt cao co giật bố mẹ không nên hoảng loạn, hãy bình tĩnh xử lý tình huống để sơ cứu trẻ đúng cách. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Giúp trẻ thông đường thở

– Cho bé nằm tại nơi an toàn, rộng rãi và chắc chắn.

– Đặt 1 chân duỗi 1 chân co cho bé, nghiêng người sang bên để phòng trường hợp nếu có nôn thì chất nôn cũng không lọt vào đường thở.

– Có thể nới lỏng phần cổ áo cho bé, kê gối dưới đầu để tránh đàm nhớt tràn vào mũi.

– Không cho tay vào miệng trẻ, không cho bé ăn uống gì trong lúc co giật.

– Không giữ tay chân bé để kìm cơn co giật.

Bước 2: Tích cực hạ sốt cho bé

Dùng paracetamol với liều lượng 10-15mg/kg/lần, nếu vẫn còn sốt thì sau 4-6 giờ dùng thêm liều, hoặc khi cho trẻ sử dụng thuốc Hapacol với liều theo cân nặng như sau:

+ Đối với trẻ nhỏ có cân nặng từ 5 – 8kg: 1 gói Hapacol 80.

+ Đối với trẻ nhỏ có cân nặng từ 8 – 5kg: 1 gói Hapacol 150.

+ Đối với trẻ nhỏ có cân nặng từ 16 – 25kg: 1 gói Hapacol 250.

Tuy nhiên, trẻ co giật không nên cho bé uống trực tiếp, hãy dùng thuốc dạng đặt hậu môn cho bé.

Bước 3: Lau người làm mát cơ thể

Lấy khăn nhúng nước ấm chèn vào các vị trí như nách, bẹn và sau mang tai để làm mát cơ thể.

Lưu ý nhiệt độ nước ấm là 36 – 37 độ C, không dùng nước quá nóng hay quá lạnh.

Sau mỗi 30 phút bạn nên thay khăn và đắp tiếp cho bé để nhanh hạ nhiệt hơn. Lưu ý không gian trong phòng không quá bí bách hay quá lạnh.

Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của bé kể từ lần co giật gần nhất.

Theo dõi tình trạng sốt của trẻ

Một số lưu ý

Khi trẻ sốt cao bị co giật, bố mẹ nên ghi nhận những đặc điểm của cơn co giật để nắm tình hình sức khỏe của bé: Bé co giật lúc nào? Mấy lần? Kéo dài bao lâu? Bé có bị co giật chân, tay, mắt, miệng, nửa người hay co giật riêng 1 bộ phận nào hay không? Bé có nôn mửa hay đau đầu không? Quan sát xem sau khi hết co giật bé có hoạt động tay chân bình thường không?

Có khoảng 25-50% số trẻ bị sốt co giật tái phát lại lần 2, thậm chí có khoảng 9% co giật từ 3 cơn trở lên. Trong đó có khoảng 50% trẻ bị co giật lần 2 trong vòng 6 tháng kể từ lần co giật đầu tiên, 75% trẻ bị co giật lại trong năm đầu tiên kể từ cơn co giật thứ nhất. Trẻ dưới 1 tuổi bị sốt co giật tái phát chiếm khoảng 50%.

Để hạn chế tình trạng trẻ em sốt cao bị co giật, phụ huynh nên:

Khi trẻ có dấu hiệu sốt lần đầu tiên nên đưa bé đi khám tìm hiểu nguyên nhân.

Tích cực bù nước, bù điện giải cho bé khi sốt.

Cho bé mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ, không ủ kín bé.

Lau người cho bé để nhanh hạ sốt.

Khi trẻ em sốt 38 độ trở lên dùng thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp.

Đưa đi bệnh viện ngay sau khi bé qua cơn co giật đầu tiên.

Mong rằng với những thông tin trên đây bạn đọc đã biết nên làm gì để sơ cứu khi trẻ em bị sốt cao co giật rồi nhé!

Nguồn: //www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/co-giat-do-sot-cao-o-tre-nho-so-cuu-tai-nha-nhu-the-nao-cho-an-toan/

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, chắc hẳn khi con bị sốt là một trong những điều không còn xa lạ đối với tất cả các gia đình. Thế nhưng ở một số trẻ khi sốt cao sẽ gây nên hiện tượng co giật khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, làm cách nào để xử trí sốt cao co giật ở trẻ?

1. Tìm hiểu về co giật do sốt

Để tìm hiểu về co giật do sốt thì trước tiên nên tìm hiểu cặn kẽ căn nguyên của hiện tượng sốt là gì bạn nhé! Sốt là một trong những phản ứng thông thường của cơ thể khi không may bị nhiễm phải virus, vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, các loại bệnh tự miễn hoặc một số bệnh lý ác tính,...

Co giật do sốt là một trong những biểu hiện thường gặp nhất và có thể xảy ra ở bất cứ đâu như tại nhà, trường học hay trong bệnh viện,... tất cả những biểu hiện của sự co giật do sốt thường khiến cha mẹ hoảng sợ, mất bình tĩnh và mang nhiều lo lắng thường trực.

Trẻ bị sốt cần được cha mẹ quan tâm chăm sóc

Việc phân loại sốt đặc biệt quan trọng, cụ thể:

  • Khi nhiệt độ cơ thể của trẻ ở mức trên 37,5 độ C sẽ được xác định là trẻ bị sốt.
  • Trẻ có nhiệt độ từ 37.5 - 38 độ C được coi là sốt nhẹ.
  • Nhiệt độ cơ thể ở mức 38 - 39 độ C là sốt vừa.
  • Nhiệt độ từ 39 - 40 độ C là sốt cao.
  • Khi nhiệt độ cơ thể > 40 độ C là sốt cao và sốt rất cao.

Hiện tượng co giật là những cơn co kịch phát và nhịp điệu theo từng hồi có biểu hiện bằng các cơn co cứng hoặc những cơn co giật do sốt hoặc do các nguyên nhân khác. Theo đó, co giật do sốt là tất cả những cơn co giật này đều xảy ra khi có hiện tượng sốt cao và thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 06 tháng đến 05 tuổi, những em bé này không có biểu hiện của nhiễm trùng thần kinh trung ương hay rối loạn chuyển hóa cấp tính.

Thông thường, có 2 loại co giật do sốt là co giật đơn giản và co giật phức tạp, cụ thể:

  • Cơn co giật đơn giản là cơn co giật toàn cơ thể với biểu hiện tăng trương lực và co cứng cơ, thời gian co giật một đợt khoảng 15 phút, sau cơn co trẻ không có rối loạn tri giác hay bất cứ dấu hiệu khác thường nào về thần kinh sau cơn co.
  • Co giật do sốt ở thể phức tạp là những cơn co giật khu trú với thời gian co giật kéo dài trên 15 phút, trẻ có thể có 02 cơn co giật trở lên trong vòng một ngày.

2. Nguyên nhân nào gây nên sốt cao co giật ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng sốt cao, co giật ở trẻ, cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để biết cách xử trí sốt cao co giật ở trẻ. Cụ thể:

Theo độ tuổi

Theo các chuyên gia y tế, độ tuổi trẻ bị sốt cao và có thể gây nên hiện tượng co giật nhiều nhất là từ 12 - 18 tháng và phổ biến nhất ở trẻ 12 - 30 tháng tuổi. Nhiệt độ sốt có thể gặp phải gây nên hiện tượng co giật là trẻ sốt >39 độ C và hiện tượng co giật tùy thuộc vào ngưỡng nhiệt độ của trẻ.

Khi ốm sốt trẻ rất mệt mỏi

Bên cạnh đó, các viêm nhiễm có thể gây nên hiện tượng sốt bao gồm: viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh lỵ, thương hàn và sốt phát ban, yếu tố gene hay trẻ bị sốt cao sau khi tiêm chủng,...

Yếu tố khác

Một trong những yếu tố khác có thể gây nên hiện tượng sốt cao ở trẻ và có biểu hiện co giật đó là mẹ sử dụng rượu bia, chất kích thích quá nhiều trong thời kỳ mang thai [hút >10 điếu thuốc lá/ngày] thì khi sinh ra con sẽ có nguy cơ bị sốt cao co giật, thiếu sắt, suy dinh dưỡng bào thai, nồng độ Ferritin huyết thanh thấp,...

3. Cha mẹ nên làm gì khi xử trí sốt cao co giật ở trẻ

Khi trẻ có xuất hiện các triệu chứng co giật do sốt thì điều đầu tiên cần làm đó là cha mẹ nên giữ được bình tĩnh, không mang tâm trạng sợ hãi và có thể giúp trẻ bằng một trong những bước sau:

Thông đường thở cho trẻ

Cha mẹ nên đặt trẻ nằm ở nơi an toàn và rộng rãi với tư thế chân duỗi, chân co, nghiêng sang một bên tránh trẻ khi bị sốt cao co giật sẽ nôn và thức ăn từ cơn buồn nôn đó lọt vào đường thở của bé. Đồng thời nên cho trẻ mặc đồ rộng rãi thoải mái hoặc nới lỏng phần áo ở quanh cổ, không nên cho bất cứ thứ gì vào bên trong miệng hoặc cố gắng cậy răng của trẻ, không nên đè trẻ hoặc cố gắng dùng sức để kìm lại cơn co giật của trẻ.

Cách hạ sốt cho trẻ

Cha mẹ có thể cho bé sử dụng paracetamol với liều lượng 10 - 15mg/kg/lần và có thể sử dụng lặp lại sau 4 - 6 giờ nếu trẻ còn sốt. Đối với trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi dùng liều lượng 1 viên 80mg, trẻ từ 1 - 5 tuổi dùng 1 viên hàm lượng 150mg đồng thời nên dùng thuốc hạ nhiệt qua đường hậu môn. Sau cơn sốt cao co giật trẻ có thể buồn ngủ và cần được sự che chở từ người cha mẹ.

Làm mát cơ thể trẻ để hạ sốt

Phụ huynh nên dùng khăn đã nhúng nước ấm để đặt ở một trong những vùng nách, bẹn, mang tai sau của trẻ. Nên lau mát cơ thể khi trẻ sốt cao trên 39 độ C bằng cách đắp khăn ướt với nước ấm trong khoảng 36 - 37 độ C lên hai nách, hai bẹn và trán của em bé.

Cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ

Thường xuyên thay đổi khăn để việc giải nhiệt cho trẻ được thực hiện tốt và nhanh hơn. Không nên dùng nước đá vì nước đá có thể cha mẹ nghĩ là mát nhưng thực tế chúng gây co mạch và làm chậm trễ quá trình giải nhiệt ở trẻ. Nên thay khăn ấm mới sau 2 - 3 phút và thực hiện lau khoảng 15 - 30 phút trong khi chờ tác dụng của thuốc hạ nhiệt và cha mẹ nên ngừng khi nhiệt độ nách của bé trở về bình thường.

Cha mẹ nên ghi nhớ những điều sau nếu cơn co giật xảy ra:

  • Đầu tiên, cha mẹ cần xác định được hoàn cảnh và điều kiện xuất hiện cơn co giật, khi hết cơn co giật.
  • Nên nhớ được khoảng thời gian trẻ bị co giật từ bao giờ?
  • Trẻ bị co giật bao nhiêu lần? Mỗi lần co giật sẽ kéo dài trong bao nhiêu lâu?
  • Trẻ bị co giật toàn bộ cơ thể hay chỉ co giật tay, chân, mắt, miệng, nửa người hay chỉ co giật một bộ phận nào đó,...?
  • Trước khi co giật trẻ có gặp phải biểu hiện bất thường nào không? trẻ có đau đầu không? trẻ có nôn mửa không? trẻ có ăn hay uống nhầm phải thứ gì lạ không?,...
  • Sau khi co giật trẻ có vận động được bình thường hay không?

Chính bởi vậy, cha mẹ không nên chủ quan mà cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nên cho trẻ uống nhiều nước để bù nước cho cơ thể của trẻ

4. Cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt

Sốt cao gây nên hiện tượng co giật ở trẻ luôn là điều khiến cho cha mẹ quan tâm, lo lắng và việc xử trí sốt cao co giật ở trẻ sao cho đúng cũng là điều cha mẹ đặc biệt quan tâm bởi nó rất dễ tái phát. Theo đó, trong bài viết này MEDLATEC sẽ gợi ý một số cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt.

  • Không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ bị sốt để biết được nguyên nhân và cách phòng tránh những cơn co giật ở trẻ.
  • Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc các chất điện giải để bù nước khi trẻ bị sốt.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng đãng và không nên ủ ấm trẻ.
  • Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ.
  • Nên lau người cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt khi thân nhiệt của trẻ lớn hơn 39 độ C.
  • Khi trẻ bị co giật do sốt cao thì cha mẹ nên hết sức bình tĩnh để chăm sóc trẻ đúng cách và sau khi bé hết cơn co giật cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị từ sớm.

Chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong số những địa chỉ thăm khám nhi khoa uy tín dành cho mẹ và bé với đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc xử trí sốt cao co giật ở trẻ bạn hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Chủ Đề