Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, hai nguồn cùng pha, cách nhau khoảng AB 25 cm

Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, hai nguồn cùng pha, cách nhau khoảng [AB = 10 cm ] đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng [λ= 0,5 cm ]. C và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho [MA = 3 cm ]; [MC = MD = 4 cm ]. Số điểm dao động cực đại trên CD là:


Câu 4459 Vận dụng

Trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau A và B, hai nguồn cùng pha, cách nhau khoảng \[AB = 10 cm\] đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng \[λ= 0,5 cm\]. C và D là hai điểm khác nhau trên mặt nước, CD vuông góc với AB tại M sao cho \[MA = 3 cm\]; \[MC = MD = 4 cm\]. Số điểm dao động cực đại trên CD là:


Đáp án đúng: a


Phương pháp giải

Áp dụng công thức xác định cực đại trên cạnh DC của hình chữ nhậtcủa 2 nguồn cùng pha:

\[\dfrac{{BC - AC}}{\lambda } \le k \le \dfrac{{BM - AM}}{\lambda }\]

Phương pháp giải bài tập xác định cực đại - Cực tiểu trong giao thoa sóng --- Xem chi tiết

...

Chuyên đề giao thoa sóng cơ, vật lí lớp 12

Câu 1.

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

[A].cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
[B].cùng tần số, cùng phương.
[C].có cùng pha ban đầu và cùng biên độ.
[D].cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.

Hướng dẫn

Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất phát từ hai nguồn dao động

[Ẩn HD]

Câu 2.

Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

[A].một số lẻ lần nửa bước sóng.
[B].một số nguyên lần bước sóng.
[C].một số nguyên lần nửa bước sóng.
[D].một số lẻ lần bước sóng.

Hướng dẫn

Hai nguồn cùng pha, các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng một số nguyên lần bước sóng.

[Ẩn HD]

Câu 3.

Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acosωt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

[A].một số lẻ lần nửa bước sóng.
[B].một số nguyên lần bước sóng.
[C].một số nguyên lần nửa bước sóng.
[D].một số lẻ lần bước sóng.

Hướng dẫn

Hai nguồn cùng pha, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực tiểu sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng một số lẻ lần nửa bước sóng.

[Ẩn HD]

Câu 4.

Để khảo sát giao thoa sóng cơ, người ta bố trí trên mặt nước nằm ngang hai nguồn kết hợp S1và S2. Hai nguồn này dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha. Xem biên độ sóng không thay đổi trong quá trình truyền sóng. Các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2sẽ

[A].dao động với biên độ bằng nửa biên độ cực đại.
[B].dao động với biên độ cực tiểu.
[C].dao động với biên độ cực đại.
[D].không dao động.

Hướng dẫn

Hai nguồn cùng pha, các điểm thuộc mặt nước và nằm trên đường trung trực của đoạn S1S2sẽ dao động với biên độ cực đại.

[Ẩn HD]

Câu 5.

Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động đều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12 cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là

[A].9 cm.
[B].12 cm.
[C].6 cm.
[D].3 cm.

Hướng dẫn

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đai nằm trên đoạn thẳng AB là: λ/2 = 6 cm

[Ẩn HD]

Câu 6.

Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1và S2dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = acos40ωt [a không đổi, t tính bằng s]. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 80 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng S1S2dao động với biên độ cực đại là

[A].4 cm.
[B].6 cm.
[C].2 cm.
[D].1 cm.

Hướng dẫn

λ = 4 cm → Hai điểm gần nhất trên đoạn nối hai nguồn dao động với biên độ cực đại cách nhau$$\dfrac{\lambda }{2}=2\text{ cm}\text{.}$$

[Ẩn HD]

Câu 7.

Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại A và B dao động theo phương trình $$u_{A}$$ = $$u_{B}$$ = acos25πt [a không đổi, t tính bằng s]. Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau một khoảng ngắn nhất là 2 cm. Tốc độ truyền sóng là

[A].25 cm/s.
[B].100 cm/s.
[C].75 cm/s.
[D].50 cm/s..

Hướng dẫn

$$\dfrac{\lambda }{2}=2\text{ cm}\to \lambda =4\text{ }cm$$→ v = 50 cm/s.

[Ẩn HD]

Câu 8.

Tại hai điểm M và N trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp cùng phương và cùng pha dao động. Biết biên độ, tốc độ của sóng không đổi trong quá trình truyền, tần số của sóng bằng 40 Hz và có sự giao thoa sóng trong đoạn MN. Trong đọan MN, hai điểm dao động có biên độ cực đại, cực tiểu gần nhau nhất cách nhau 0,75 cm. Tốc độ truyền sóng trong môi trường này bằng

[A].2,4 m/s.
[B].1,2 m/s.
[C].0,3 m/s.
[D].0,6 m/s.

Hướng dẫn

$$\dfrac{\lambda }{4}=0,75\text{ cm}\to \lambda =3\text{ }cm$$→ v = 120 cm/s = 1,2 m/s.

[Ẩn HD]

Câu 9.

Trong một thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp được đặt tại A và B dao động theo phương trình uA= uB= acos100πt [a không đổi, t tính bằng s]. Trên đoạn thẳng AB, hai điểm có phần tử nước dao động với biên độ cực đại cách nhau là 9 cm. Tốc độ truyền sóng v có giá trị thoả mãn 1,5 m/s < v < 2,25 m/s. Tốc độ truyền sóng là

[A].2,20 m/s.
[B].1,75 m/s.
[C].2,00 m/s.
[D].1,80 m/s.

Hướng dẫn

Hai điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn nối hai nguồn cách nhau $$d=k\dfrac{\lambda }{2}$$

→ $$0,09m=k\dfrac{v}{2f}\to v=\dfrac{9}{k}$$m/s.

Mà $$1,50

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề