Trình dự án luật là gì

 văn bản do Chính phủ hoặc các cơ quan khác theo luật định trình ra Quốc hội xem xét, thông qua một đạo luật hoặc một bộ luật.

DAL trình Quốc hội gồm có: bản thuyết minh của Chính phủ [hoặc cơ quan đệ trình] về những lí do, sự cần thiết phải ban hành đạo luật, về mục đích của đạo luật, những nội dung chủ yếu, dự kiến những biện pháp thi hành khi đạo luật được thông qua. Bản dự luật và các dự kiến về các văn bản hướng dẫn thi hành; bản phúc trình của cơ quan có thẩm quyền xem xét, kiểm tra về tính hợp lí và tính hợp hiến của dự luật để Quốc hội xem xét.

Theo Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam [điều 87], DAL có thể do nhiều cơ quan trình Quốc hội như chủ tịch nước, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, đại biểu Quốc hội.

Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội như thế nào?

Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Vậy quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội như thế nào? Sau đây Luật Hoàng Anh xin trình bày về vấn đề này.

Căn cứ Điều 29 Luật Tổ chức Quốc hội quy định như sau:

"Điều 29. Quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh

1. Đại biểu Quốc hội có quyền trình dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.

2. Đại biểu Quốc hội được tư vấn, hỗ trợ trong việc lập, hoàn thiện hồ sơ về dự án luật, pháp lệnh, kiến nghị về luật, pháp lệnh theo quy định của pháp luật.”

Chương trình xây dựng luật của Quốc hội phù hợp với nhu cầu của thực tiễn phụ thuộc vào chất lượng của các sáng kiến lập pháp cho nên quyền trình sáng kiến lập pháp được trao cho nhiều chủ thể khác nhau, trong đó có đại biểu Quốc hội. Khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Đại biểu Quốc hội có quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh và dự án luật, dự án pháp lệnh ra trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.”

Như vậy, quyền trình dự án luật được thực hiện bằng việc trình dự án luật mới, dự án luật sửa đổi, bổ sung luật hiện hành. Đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật thông qua việc kiến nghị ban hành luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung luật hiện hành.

Quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều 33 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sử đổi bởi Điểm g Khoản 53 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020. Theo đó kiến nghị về luật, pháp lệnh, đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội được quy định cụ thể như sau:

  • Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh. Việc kiến nghị về luật, pháp lệnh phải căn cứ vào đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh được lập theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.
  • Đại biểu Quốc hội có quyền tự mình hoặc đề nghị Văn phòng Quốc hội, Viện nghiên cứu lập pháp hỗ trợ trong việc lập văn bản kiến nghị về luật, pháp lệnh, hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
  • Văn phòng Quốc hội có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cần thiết để đại biểu Quốc hội thực hiện quyền kiến nghị về luật, pháp lệnh, quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.”

Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết về các dự án luật, các nghị quyết, các dự án, các báo cáo,… Các đại biểu Quốc hội được quyền tự do thể hiện quan điể của mình về một vấn đề được đưa ra Quốc hội quyết định bằng cách biểu quyết thông qua các vấn đề đó. Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc bỏ quyền biểu quyết.

Qua các quy định pháp lý nêu trên có thể rút ra một số kết luận:

  • Các quy định về vai trò và sự tham gia của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh được ghi nhận trong các văn bản pháp luật cao nhất của Nhà nước ta: Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • Đây là các quyền rất quan trọng của đại biểu Quốc hội, tạo điều kiện cho đại biểu Quốc hội tham gia vào quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, tham gia vào hoạt động lập pháp.
  • Pháp luật của ta đang đi theo hướng nâng cao vai trò và mở rộng quyền hạn của đại biểu Quốc hội trong quá trình xây dựng các dự án luật, pháp lệnh.

Như vây, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã chỉ ra rõ quyền trình dự án luật, pháp lệnh và kiến nghị về luật, pháp lệnh của đại biểu Quốc hội.  

Luật Hoàng Anh

Chủ Đề