Trung tâm học tập cộng đồng là gì năm 2024

[LSO] – Trung tâm học tập cộng đồng [TTHTCĐ] là mô hình giáo dục không chính quy, được tổ chức trên địa bàn xã, phường, thị trấn. TTHTCĐ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Tuy nhiên, để các TTHTCĐ hoạt động có hiệu quả, cần tháo gỡ các nút thắt về cơ chế, kinh phí, đội ngũ, hoàn thiện bộ máy tổ chức, quản lý…

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên được thành lập do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo, có nhiệm vụ tạo điều kiện, cơ hội để người dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Đặc biệt, sau Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ đã tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình này phát triển. Thống kê của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh, hiện toàn tỉnh có 226 TTHTCĐ, với tổng số 1.596 giáo viên bán chuyên trách và báo cáo viên [trong đó có 592 cán bộ quản lý; 226 giáo viên bán chuyên trách và 778 báo cáo viên].

Người dân thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật do Trung tâm học tập cộng đồng thị trấn phối hợp tổ chức

Hằng năm, các TTHTCĐ đã tổ chức được nhiều hoạt động với các nội dung đa dạng, phong phú, hầu hết các trung tâm đã phát huy và khai thác tốt sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của địa phương xây dựng các chuyên đề phù hợp với nguyện vọng học tập của nhân dân về chuyển giao công nghệ, giáo dục pháp luật, giáo dục văn hóa – xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, phát triển kinh tế. Theo đánh giá mức độ hoạt động của các TTHTCĐ từ phía các cơ quan chuyên môn về bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động, huy động sự tham gia của xã hội…, năm học 2018 – 2019, trong tổng số 226 TTHTCĐ, có trên 46% trung tâm hoạt động hiệu quả, còn lại là các trung tâm hoạt động khá, không có trung tâm yếu kém.

Tuy nhiên, hoạt động của các TTHTCĐ trên thực tế vẫn đang gặp không ít khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất, cơ chế và kinh phí hoạt động, đội ngũ cán bộ. Hầu hết các trung tâm chưa có trụ sở riêng, phần lớn được bố trí một phòng tại UBND xã, trường học, thư viện xã… nên việc tổ chức các hoạt động đều phải dựa vào các nhà văn hóa của xã, phường, thị trấn và tại các thôn xóm, khu dân cư. Các TTHTCĐ cũng chưa có cơ chế đầu tư, nguồn kinh phí giao cho các TTHTCĐ khá eo hẹp, chỉ dao động từ 20 đến 25 triệu đồng/trung tâm/năm, không đủ để chi trả mọi hoạt động hay mua sắm tài liệu và trang thiết bị. Bên cạnh đó, do yêu cầu luân chuyển, điều động cán bộ, khiến cho việc theo dõi, nắm bắt công việc của không ít cán bộ chưa thực sự chủ động.

Ông Hà Văn Đức, cán bộ văn hoá – xã hội, kiêm Phó Giám đốc TTHTCĐ xã Đào Viên, huyện Tràng Định cho biết: Không có nơi làm việc riêng, cộng với nguồn kinh phí được cấp cho các hoạt động của trung tâm một năm chỉ có 20 triệu đồng [từ mua sắm thiết bị, tài liệu đến tổ chức tập huấn] nên các mặt hoạt động còn rất hạn chế. Thường trung tâm chỉ tổ chức được các hoạt động tuyên truyền ở thôn bản và phát các tờ rơi tuyên truyền giáo dục về pháp luật. Việc mở lớp tập huấn đều do các đoàn thể của xã tổ chức, còn trung tâm chỉ làm nhiệm vụ phối hợp.

Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo các TTHTCĐ là đơn vị hành chính có con dấu, tài khoản riêng. Tuy nhiên, các trung tâm hiện nay đều chủ yếu là lãnh đạo xã kiêm nhiệm. Đặc biệt, không nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nên hoạt động của các TTHTCĐ cũng chưa có cơ chế đầu tư chính thống, không chủ động được việc xây dựng cơ sở vật chất hay mua sắm tài liệu và trang thiết bị. Vì vậy, hoạt động của các trung tâm rất khó khăn, chủ yếu nhờ vận động xã hội hóa để tạo nguồn kinh phí cho thực hiện các nhiệm vụ.

Bà Lê Kim Hoà, Chủ tịch Hội khuyến học tỉnh cho biết: Khác với trường học chính quy, TTHTCĐ là hình thức học tập mới, chưa nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, nên chưa có danh mục để đầu tư từ ngân sách nhà nước. Đây cũng là trở ngại rất lớn trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp tài liệu và trang thiết bị học tập. Nguồn lực để tổ chức và duy trì hoạt động của TTHTCĐ chủ yếu dựa vào tinh thần trách nhiệm của ngành giáo dục và đào tạo, của hội khuyến học và chính quyền địa phương cùng lòng nhiệt thành của người dạy và người học. Trước mắt, các trung tâm cần phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng cộng tác viên để đảm bảo hoạt động bền vững.

Nhân dân Nghệ An có truyền thống hiếu học và khổ học. Học hầu như đã trở thành phong trào quần chúng, một nếp sống xã hội của người Xứ Nghệ. Ngay cả những gia đình túng bấn nhất cũng thiết tha, mong muốn và tìm mọi cách cho con “kiếm dăm ba chữ” để giữ đạo làm người. Từ ngàn xưa cho tới nay, Nghệ An luôn luôn có một đội ngũ trí thức đông đảo.

Trước đây là các thầy đồ Xứ Nghệ nghèo mà hay chữ, những học giả uyên thâm, tiết tháo, những chí sỹ yêu nước kiên cường. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, suốt hai cuộc kháng chiến, Nhân dân Nghệ An không chỉ chiến đấu dũng cảm mà còn thắt lưng buộc bụng cho con cháu học hành. Đó chính là tiềm năng trí tuệ của cộng đồng dân cư Xứ Nghệ. Đông đảo con người ở đây “học sáng dạ”, có khả năng tiếp thu tri thức văn chương, khoa học, kỹ thuật. Và khi có điều kiện thoát ly tiếp cận với văn minh của thế giới, họ dễ trở thành những chiến sỹ cách mạng lỗi lạc, những nhà canh tân, tiến bộ, những nhà văn hóa lớn tiêu biểu cho cả nước. Truyền thống quý báu đó cần được khơi dậy và phải trở thành niềm tự hào chính đáng của Nhân dân Xứ Nghệ. Người Nghệ An cần cù trong lao động, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm và chống đỡ thiên tai. Nghệ An còn là quê hương của nhiều danh nhân dã để lại những dấu ấn đậm nét trong lịch sử đất nước như Bạch Liêu, Hồ Tông Thốc, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Đặng Thai Mai, những lãnh tụ của Đảng và dân tộc như Hồ Chí Minh, Lê Hồng Phong, Phan Đăng Lưu, Hồ Tùng Mậu... đã làm rạng rỡ quê hương, đất nước. Chính họ bao đời rồi, đã sáng tạo ra một gia tài văn hóa phong phú, đa dạng, giàu sức sống, mang rõ sắc thái văn hóa địa phương Xứ Nghệ trong bản sắc văn hóa chung của cả dân tộc Việt Nam. Biểu hiện rực rỡ nhất của gia tài văn hóa ấy là kho tàng văn học dân gian như: Ca dao, đồng giao, truyện kể, vè, hát dân ca, hát phường vải, hò ví giặm... Truyền thống văn hóa và cách mạng quý báu đó được tiếp tục hun đúc, rèn dũa và phát huy trong quá trình phát triển của Nghệ An.

Ở Nghệ An, tháng 12/2002 mới chỉ có 01 Trung tâm học tập cộng đồng [TTHTCĐ] ra đời [ở Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu], đến tháng 12/2003 có 59 Trung tâm. Nhưng nhờ nhận thức rõ phát triển TTHTCĐ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tạo ra phong trào xã hội học tập và cơ hội học tập cho mọi người, ngày 23/02/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU “về việc tăng cường lãnh đạo xây dựng và phát triển các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn”. Sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ.UB-VX về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển TTHTCĐ góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới xã hội học tập ở tỉnh Nghệ An [giai đoạn 2004 - 2010]”, đồng thời chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền kịp thời thể chế hóa để hướng dẫn cấp dưới thực hiện một cách hiệu quả.

Tính đến tháng 5/2023, Nghệ An có 439 TTHTCĐ/460 xã, phường, thị trấn [trong đó 21 TTHTCĐ thuộc 21 xã, thị trấn của huyện Kỳ Sơn giải thể năm 2019, do hoạt động không hiệu quả]. Các xã, phường, thị trấn có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, hoạt động của TTHTCĐ tương đối có hiệu quả, hình thức hoạt động khá phong phú; một số mô hình hoạt động bước đầu đã khẳng định được vị trí, chức năng, nhiệm vụ là cơ sở giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời của địa phương. Các TTHTCĐ đều được thành lập và kiện toàn Ban giám đốc đúng quy định; hiện tại, có 1.985 báo cáo viên kiêm nhiệm, 136 giáo viên các trường tiểu học, THCS làm việc biệt phái tại các TTHTCĐ. Về cơ sở vật chất, có 89/439 trung tâm có trụ sở làm việc riêng, 325/439 trung tâm học tập cộng đồng được trang bị máy vi tính [trong đó có 368 trung tâm được nối mạng internet], 439/439 trung tâm học tập cộng đồng có tủ sách.

Những năm qua, nhờ chủ trương của Đảng, Chính phủ, cấp ủy và chính quyền các cấp về xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập nhằm đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng, linh hoạt của Nhân dân đã có tác dụng mạnh mẽ đến phong trào xây dựng và phát triển TTHTCĐ ở Nghệ An. Có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của cấp ủy đảng, Hội đồng nhân dân, UBND các cấp đối với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc triển khai kế hoạch hành động xây dựng xã hội học tập nói chung và xây dựng TTHTCĐ nói riêng. Bước đầu đã thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy được vai trò chủ động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ tham gia phong trào xây dựng xã hội học tập và xây dựng TTHTCĐ. Nhu cầu học tập của Nhân dân lao động được nhiều TTHTCĐ đáp ứng linh hoạt, kịp thời. Sự thống nhất về quan điểm của Chính phủ với ý tưởng đầy nhân văn của UNESCO: Hoạt động giáo dục trong thế kỷ XXI phải dựa vào 4 trụ cột “học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người” và phải tạo cơ hội cho mọi người được học tập thường xuyên, học suốt đời. Sự giúp đỡ kịp thời, có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Hiệp hội UNESCO Nhật Bản, Văn phòng UNESCO Bangkok, Văn phòng ÚESCO Hà Nội đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển TTHTCĐ ở Việt Nam nói chung và ở Nghệ An nói riêng. Sự phối hợp kịp thời, có hiệu quả của ngành giáo dục - đào tạo với Hội Khuyến học các cấp trong việc tham mưu, tuyên truyền vận động, chỉ đạo triển khai việc xây dựng TTHTCĐ. Trong quá trình hoạt động, các TTHTCĐ được sự phối hợp, tham gia, giúp đỡ tích cực có hiệu quả của một số sở, ban, ngành như: Tư pháp, Văn hóa - Thể thao, Thông tin - Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bảo vệ thực vật, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh... Ban Quản lý của nhiều TTHTCĐ nhiệt tình, năng động, tận tâm. Nội dung học tập ở TTHTCĐ thiết thực, hình thức tổ chức linh hoạt, đa dạng sát với tình hình thực tế ở từng địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên được đông đảo nhân dân đồng tình, ủng hộ, đón nhận. Nhiều TTHTCĐ tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội… Công tác xã hội hoá giáo dục đạt được kết quả bước đầu, nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của giáo dục và xã hội hoá giáo dục đã có chuyển biến đáng kể; nhất là công tác phổ cập giáo dục và công tác bồi dưỡng chuẩn hoá cán bộ, công chức của địa phương. Loại hình giáo dục ngoài công lập đang từng bước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho người học và các lực lượng xã hội tham gia tích cực vào các hoạt động giáo dục và đào tạo. Mọi nguồn lực: Trí tuệ, cơ sở vật chất, kinh phí, công sức ở nhiều địa phương được huy động, đầu tư đáng kể cho giáo dục và đào tạo. Công tác bồi dưỡng chuyển giao công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật, tuyên truyền giáo dục pháp luật, bồi dưỡng kiến thức văn hoá, kỹ năng sống và nâng cao chất lượng cuộc sống được thực hiện có hiệu quả tại nhiều TTHTCĐ.

Tuy nhiên, công tác xã hội hoá giáo dục chuyển biến chưa mạnh mẽ, quá trình chuyển đổi các loại hình giáo dục ngoài công lập còn chậm. Tại các xã vùng sâu, vùng xa, địa hình phức tạp, giao thông đi lại, đời sống nhân dân nói chung còn gặp nhiều khó khăn; trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp, kỹ năng sống của người lao động thấp. Trong khi đó các loại hình giáo dục không chính quy chưa được coi trọng đúng mức, chưa được tổ chức thành hệ thống chặt chẽ; nội dung, phương pháp hoạt động còn đơn điệu, thiếu linh hoạt, chưa phù hợp và đáp ứng nhu cầu của người học. Các TTHTCĐ được thành lập, nhưng hoạt động có chất lượng chủ yếu ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, còn lại đa số thụ động, hoạt động chưa hiệu quả. Các cấp, các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp triển khai thực hiện Quyết định số 856/QĐ-UBND ngày 14/3/2013 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập ở Nghệ An giai đoạn 2012 - 2020" còn nhiều hạn chế.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng trong thời gian tới, theo chúng tôi cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với TTHTCĐ. Kinh nghiệm cho thấy khi cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức rõ tầm quan trọng của “xã hội học tập”, thực sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, biết đưa các nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước vào cuộc sống, thì những nơi đó phong trào khuyến học, khuyến tài và mô hình “xã hội học tập” được phát triển mạnh, đặc biệt hoạt động của “Trung tâm học tập cộng đồng” mang lại hiệu quả cao. Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong việc chỉ đạo có hiệu quả phong trào khuyến học, khuyến tài do Hội Khuyến học Việt Nam làm nòng cốt, ngày 24/08/1999, Bộ Chính trị [khóa VIII] ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Khuyến học Việt Nam”. Tiếp theo, ngày 15/10/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 29/1999/CT-TTg “về việc phát huy vai trò của Hội Khuyến học Việt Nam trong sự nghiệp giáo dục”. Các chỉ thị trên đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện ước muốn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “làm cho ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”, định hướng các cấp ủy đảng và chính quyền tổ chức triển khai Chỉ thị tới cơ sở. Do đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân, tinh thần của hai chỉ thị mau chóng đi vào thực tế, có tác dụng sâu rộng trong đời sống xã hội, tạo nên một phong trào thi đua học tập ngày càng rộng rãi.

Ở tỉnh Nghệ An, tháng 12/2002 mới chỉ có 01 TTHTCĐ ra đời [ở Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu], đến tháng 12/2003 có 59 Trung tâm. Nhưng nhờ nhận thức rõ phát triển TTHTCĐ là một trong những biện pháp quan trọng nhằm tạo ra phong trào xã hội học tập và cơ hội học tập cho mọi người, ngày 23/02/2004, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 20-CT/TU “về việc tăng cường lãnh đạo xây dựng và phát triển các TTHTCĐ xã, phường, thị trấn”. Sau khi có chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2434/QĐ.UB-VX về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển TTHTCĐ góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và hướng tới xã hội học tập ở tỉnh Nghệ An [giai đoạn 2004 - 2010]”, đồng thời chỉ đạo các cơ quan tham mưu giúp cấp ủy và chính quyền kịp thời thể chế hóa để hướng dẫn cấp dưới thực hiện một cách hiệu quả. Cho nên, đến năm 2007 [mới chỉ 3 năm thực hiện Chỉ thị 20-CT/TU] toàn tỉnh đã có 460 TTHTCĐ.

Thứ hai là, coi trọng vai trò tham mưu và tổ chức thực hiện của Hội Khuyến học. Năm 1986, Việt Nam bước sang thời kỳ đổi mới. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp được chuyển sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài của nền giáo dục được khẳng định trong Văn kiện Đại hội VI của Đảng. Trước yêu cầu đó, năm 1993, đồng chí Phạm Văn Đồng đã gợi ý thành lập một đoàn thể xã hội có chức năng hoạt động hỗ trợ sự nghiệp chấn hưng và phát triển giáo dục. Một Ban Vận động thành lập Hội Khuyến khích và Hỗ trợ phát triển giáo dục Việt Nam [gọi tắt là Hội Khuyến học Việt Nam] được hình thành. Ngày 30/04/1995, Ban Vận động đã đệ trình Chính phủ văn bản xin phép thành lập Hội. Ngày 29/02/1996, Thủ tướng Chính phủ đã chuẩn y bằng Quyết định 122/TTg. Ngày 02/10/1996, Đại hội thành lập Hội được tổ chức tại Hà Nội. Chủ tịch đầu tiên của Hội là Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân, Chủ tịch danh dự của Hội là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Thứ ba là, chăm lo giáo dục và tuyên truyền, vận động Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, Hội Khuyến học các cấp cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp cùng vào cuộc từ việc tuyên truyền đến phát động phong trào, triển khai công tác khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ. Truyền thống hiếu học có thể nói nó như một di sản văn hóa đã có sẵn trong dân, khi được Đảng và chính quyền phát động, các ban, ngành nỗ lực tham gia, đi đầu trong việc xây dựng phong trào, quần chúng nhân dân sẽ hăng hái hưởng ứng, vì đó là đạo lý, là truyền thống, là nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của mỗi người, mỗi nhà.

Thứ tư là, lựa chọn Ban quản lý TTHTCĐ. Muốn TTHTCĐ hoạt động đúng hướng, đúng mục đích, thường xuyên, lâu dài bền vững, thực sự góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị - kinh tế trước mắt và lâu dài của địa phương, bộ máy tổ chức, lãnh đạo và quản lý phải được hoàn chỉnh và thống nhất từ tỉnh xuống đến xã, phường, thị trấn. Ban quản lý TTHTCĐ trong đó thường có một Thường trực cấp ủy hoặc chính quyền có đủ năng lực để chỉ huy trực tiếp ngoài ra còn có lãnh đạo các ngành, các tổ chức chính trị xã hội của các thôn, bản là những người có tâm huyết với công việc và được quần chúng tín nhiệm. Ban Giám đốc Trung tâm thường xuyên điều hành hoạt động gồm từ 2-3 người, mỗi người đều được phân công phụ trách các mảng công việc cụ thể.

Thứ năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ban quản lý TTHTCĐ. Đảng ủy cơ sở trực tiếp lãnh đạo, chính quyền cơ sở trực tiếp quản lý; ngành Giáo dục & Đào tạo thực hiện quyền quản lý nhà nước về chuyên môn nghiệp vụ, thông qua Ban Giám đốc Trung tâm; Hội Khuyến học cơ sở giữ vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu, xây dựng phong trào và vận động quần chúng; các tổ chức chính trị - xã hội và lực lượng xã hội chủ động kết hợp, tự giác và gương mẫu cùng cấp ủy, chính quyền, Hội khuyến học đứng ra thực hiện. BQL TTHTCĐ thường đóng vai trò định hướng, giám sát và phối hợp hoạt động của TTHTCĐ. Nếu các vai trò này được phát huy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý TTHTCĐ.

Thứ sáu là, quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động của TTHTCĐ trên cơ sở tính đến nhu cầu, điều kiện, khả năng của người học. Kế hoạch hóa là chức năng cơ bản nhất trong những chức năng quản lý. Chức năng này bao gồm: Xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và thiết lập bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định của hệ thống quản lý. Công tác kế hoạch hóa của TTHTCĐ cần dựa trên nhu cầu, điều kiện, khả năng của người học. Người dân có những nhu cầu học tập rất khác nhau nhưng thường tập trung vào một số hướng sau đây: Học văn hóa [xóa mù chữ, sau xóa mù chữ và bổ túc văn hóa]; học kiến thức liên quan đến sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn cách thức làm ăn để tăng thu nhập; học kiến thức về đời sống gia đình và xã hội... Điều kiện học tập của người dân ở các TTHTCĐ rất phong phú và đa dạng. Có người theo học những lớp ngắn hạn, có những người theo học những lớp dài hạn để lấy bằng [hoặc chứng chỉ], có người học vào ban ngày, nhưng có người chỉ học được vào ban đêm... Có người đủ điều kiện đóng góp kinh phí học tập, nhưng có người chỉ đủ đóng một phần hoặc không có đồng nào để đóng góp. Học viên ở các TTHTCĐ thường là người lớn. Ở người lớn có sự chênh lệch nhau về trình độ nhận thức, về kinh nghiệm đã có, về vận dụng những kiến thức đã học vào trong sản xuất, kinh doanh ... Các TTHTCĐ cần bám sát nhiệm vụ chính trị, những vấn đề bức xúc của địa phương để xây dựng nội dung chương trình học tập phù hợp và thiết thực, nên theo định hướng gồm 4 nhóm: Nội dung khoa học kỹ thuật sản xuất với phương châm “cần gì học nấy”; nội dung văn hóa, thể thao, sức khỏe, đời sống, môi trường; những vấn đề thời sự, chính sách, pháp luật nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị kịp thời; nội dung học văn hóa cơ bản, tin học, ngoại ngữ: từ bậc thấp là xóa mù chữ, dạy tiếng dân tộc, đến nâng cao bậc học phổ thông... Hình thức học tập đa dạng: học tập trung tại hội trường, học thực tế ngoài cánh đồng, học ở ngay hộ gia đình sản xuất giỏi, các TTHTCĐ được đưa về thôn, bản, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, kết hợp với các chương trình khuyến nông, khuyến lâm… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùng xa, tổ chức các cuộc thi, tổ chức tham quan những mô hình tiên tiến,tham quan thực tế trong và ngoài địa phương. Huy động được đội ngũ giáo viên, giảng viên hướng dẫn đủ mạnh cho các nội dung chủ yếu. Đội ngũ này là những cán bộ, giáo viên đương chức, cán bộ về hưu tại địa phương có chuyên môn, năng lực và tâm huyết, ngoài ra tùy các chủ đề học tập mà Trung tâm mời các chuyên gia, các nhà khoa học, các cán bộ chuyên môn của Trung ương, của tỉnh, huyện về tham gia giảng dạy, hướng dẫn.

Thứ bảy là, quản lý nội dung, chương trình học tập ở TTHTCĐ. Phương châm hoạt động của TTHTCĐ là từ người học, vì người học, ai cần gì được học nấy, học cái đang cần, học để làm ngay, học gắn với sản xuất, dịch vụ, kinh doanh, chuyển đổi vật nuôi cây trồng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, coi trọng kiến thức hành dụng, giúp người dân tự tìm, tự tạo việc làm để lập thân, lập nghiệp, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị của địa phương. Với phương châm này, việc học tập ở TTHTCĐ phải đảm bảo các nội dung sau đây: Khoa học kỹ thuật sản xuất; văn hóa, thể thao đời sống; sức khỏe, môi trường; thời sự, chính sách, pháp luật; văn hóa cơ bản, tin học, ngoại ngữ... Tùy vào điều kiện cụ thể mà mỗi TTHTCĐ tổ chức các loại chương trình một cách phù hợp và hiệu quả. Khi xây dựng chương trình hoạt động của TTHTCĐ, cần phải dựa trên nhu cầu của nhân dân, của cộng đồng; dựa trên chương trình hoạt động của tất cả các ban, ngành, đoàn thể; dựa trên khả năng, nguồn lực của địa phương, của TTHTCĐ.

Thứ tám là, quản lý tổ chức hoạt động học tập cho người lớn ở các TTHTCĐ. Giáo dục người lớn là một xu thế tất yếu của thời đại, có ảnh hưởng không nhỏ đến những thay đổi sâu sắc về chính trị, xã hội, khoa học, kỹ thuật. Trong giai đoạn hiện nay, những tư tưởng về học tập thường xuyên, học tập suốt đời, học tập dựa trên năng lực, học tập tự chủ và học tập theo hợp đồng là những ý tưởng gắn bó với giáo dục người lớn. Do vậy, trong giáo dục người lớn, vấn đề tổ chức hoạt động học tập cho học viên lớn tuổi có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Để tổ chức tốt hoạt động học tập của người lớn, chúng ta cần áp dụng những biện pháp sau đây: Lựa chọn nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng người học; phát huy tính tích cực, độc lập của người học; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp; chọn địa điểm và thời gian học tập hợp lý; tạo ra môi trường học tập thuận lợi cho người học...

Thứ chín là, đảm bảo các điều kiện cho sự tổ chức, quản lý có hiệu quả hoạt động của Ban quản lý TTHTCĐ. Để hoạt động của Ban Quản lý có hiệu quả, phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Có hệ thống văn bản pháp quy, tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng, phát triển và tổ chức, quản lý TTHTCĐ; hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất để TTHTCĐ hoạt động; có chế độ, chính sách cho các thành viên Ban Quản lý TTHTCĐ; tổng kết những mô hình tiên tiến hoạt động của Ban Quản lý TTHTCĐ để phổ biến và nhân rộng ra các địa phương trong toàn tỉnh.

Thứ mười là, hỗ trợ về tài chính và quản lý ngân quỹ TTHTCĐ. Để xây dựng, duy trì và phát triển TTHTCĐ không thể thiếu sự hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất của chính quyền xã, phường, đặc biệt là cơ chế hỗ trợ tài chính của Nhà nước. Kinh nghiệm cho thấy, ngay từ bước đầu thành lập các TTHTCĐ, cấp ủy và chính quyền các, xã, phường, thị trấn đã giành cho Trung tâm được quản lý, sử dụng cơ sở vật chất của địa phương như hội trường, nhà văn hóa, câu lạc bộ, các khu trung tâm của xã, phường, thôn, bản với các phương tiện dùng cho việc giảng dạy và học tập, đặc biệt một số nơi Ban điều hành Trung tâm có văn phòng riêng, nhiều nơi có thư viện, có phương tiện nghe - nhìn, có dụng cụ trực quan, có ao, vườn, ruộng thực nghiệm… Nguồn kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm sách báo, tài liệu, dụng cụ và phương tiện hoạt động, học tập… của Trung tâm chủ yếu là phát huy nguồn nhân lực của toàn xã hội, đồng thời dựa vào ngân sách địa phương, một phần là do hỗ trợ của các ngành, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, cá nhân và các chương trình, dự án đầu tư cho cơ sở. Muốn quản lý tốt ngân quỹ của TTHTCĐ, BQL cần phải thực hiện nguyên tắc: Mọi khoản thu, chi cho các chương trình của Trung tâm cần được ghi chép và lưu giữ đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch trong khi chi tiêu tài chính, tránh những nghi ngờ, thắc mắc của nhân dân địa phương. Hàng quý nên có một bản báo cáo tài chính ngắn gọn, niêm yết tại Trung tâm để mọi người đều biết.

Thứ mười một là, hoàn thiện cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý của Ban quản lý TTHTCĐ. Để cho TTHTCĐ phát huy vai trò hoạt động của mình trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ và góp phần phát triển cộng đồng thì vấn đề quan trọng là phải xác định rõ cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý của Ban Quản lý TTHTCĐ. TTHTCĐ là một cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục thường xuyên. Nhưng, so với Trung tâm GDTX, TTHTCĐ có những điểm khác biệt, quy định cơ chế hoạt động và cơ chế quản lý của Ban Quản lý TTHTCĐ.

Thứ mười hai là, thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng kịp thời hoạt động của Ban Quản lý TTHTCĐ. Nhằm rút ra những kinh nghiệm phong phú, nhân rộng điển hình, tạo điều kiện để phát triển và tiến tới hoàn thiện dần hoạt động của BQL TTHTCĐ chúng ta cần phải thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng kịp thời hoạt động của Ban Quản lý TTHTCĐ. Muốn tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá, biểu dương khen thưởng hoạt động của Ban Quản lý TTHTCĐ một cách khách quan, chính xác và khoa học theo chúng tôi cần phải thực hiện 06 bước sau: 1] Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu cho cấp ủy ban hành văn bản chỉ đạo ngành giáo dục và Hội Khuyến học xây dựng đề cương hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc kiểm tra và tự kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết hoạt động của các TTHTCĐ theo từng giai đoạn, từng thời gian nhất định. 2] Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến cơ sở để tiến hành kiểm tra theo vùng miền, theo loại hình TTHTCĐ; đoàn kiểm tra liên ngành gồm có các thành phần: Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo; Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra; ngành giáo dục; Hội Khuyến học. 3] Các đoàn tổ chức kiểm tra các cơ sở, đơn vị đã lựa chọn. Đồng thời xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra theo đoàn. 4] Họp các đoàn kiểm tra thảo luận thống nhất đánh giá chung kết quả kiểm tra trong từng địa phương. 5] Cấp ủy các cấp họp thảo luận đánh giá kết quả hoạt động của các TTHTCĐ ở địa phương mình. 6] Tổ chức sơ kết, tổng kết ở các cấp [do cấp ủy chủ trì]./.

Trung tâm văn hóa học tập cộng đồng là gì?

Trung tâm học tập cộng đồng [Community Learning Centres] là cơ sở của hệ thống giáo dục không chính quy/giáo dục thường xuyên cùng với các thiết chế văn hóa - giáo dục khác có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc triển khai giáo dục vì sự phát triển bền vững tại cộng đồng dân cư ở cấp xã.

Hồ sơ Trung tâm học tập cộng đồng gồm những gì?

Hồ sơ thành lập trung tâm học tập cộng đồng có những giấy tờ gì?.

Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm học tập cộng đồng;.

Sơ yếu lý lịch của những người dự kiến làm giám đốc trung tâm học tập cộng đồng..

Lớp học cộng đồng là gì?

Mô hình Service-learning [Học thông qua phục vụ cộng đồng, hay học trong cộng đồng] được định nghĩa là trải nghiệm giáo dục có tích lũy điểm tín chỉ học tập mà ở đó, sinh viên tham gia hoạt động có tổ chức nhằm phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu đã được xác định của cộng đồng, nhờ đó có sự am hiểu hơn về nội dung môn ...

Tthtcđ là gì?

TTHTCĐ là cơ sở giáo dục thường xuyên được thành lập do chính quyền địa phương trực tiếp quản lý và chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo, có nhiệm vụ tạo điều kiện, cơ hội để người dân ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời.

Chủ Đề