Trưởng ban kinh tế trung ương tiếng anh là gì năm 2024

Ngày 9-1, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung và lãnh nhiều đạo Ban, Bộ, ngành tham dự hội nghị. Ảnh: Thành Trung

Chủ trì Hội nghị có các ông: Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Nguyễn Duy Hưng, Bí thư Đảng ủy cơ quan, Phó Trưởng Ban; Nguyễn Hồng Sơn; Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban.

Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh phát huy những kết quả đạt được trong những năm qua, bám sát chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII tới nay, năm 2023, Ban Kinh tế Trung ương đã sớm xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành tốt nội dung kế hoạch đã đề ra.

Năm 2023, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ trì, tham mưu xây dựng, trình Bộ Chính trị ban hành 1 Nghị quyết, 1 Kết luận; tham mưu xây dựng và trình Ban Bí thư ban hành 1 kết luận và hoàn thành một số đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị

Năm 2023, Ban Kinh tế Trung ương đã tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để tổ chức triển khai các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, đặc biệt là các Nghị quyết do Ban Kinh tế Trung ương tham mưu, đề xuất như Nghị quyết về phát triển vùng; Nghị quyết về đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết về đất đai; Nghị quyết về kinh tế tập thể, hợp tác xã; Nghị quyết về phát triển bền vững đô thị... nhằm đưa các nghị quyết đi vào cuộc sống.

Bên cạnh thực hiện tốt công tác nghiên cứu, đề xuất, năm 2023, Ban Kinh tế Trung ương đã tập trung thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đạt được những kết quả tích cực.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các kết quả đã đạt được của Ban Kinh tế Trung ương

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường Trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương các kết quả đã đạt được của Ban Kinh tế Trung ương năm 2023 và 3 năm đầu tiên của nhiệm kỳ Đại hội XIII.

"Nhiều nghị quyết, kết luận do Ban Kinh tế Trung ương tham mưu, đề xuất được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành là những vấn đề tác động rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Các đề án do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì đều đảm bảo về tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương" - bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Trong năm 2024, bà Trương Thị Mai đề nghị Ban Kinh tế Trung ương với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục phát huy tinh thần nỗ lực, sự quyết tâm và những kết quả đã đạt được trong năm 2023 cũng như những năm vừa qua để tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao trong năm 2024.

Ông Trần Tuấn Anh: Trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Bí thư

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh trân trọng cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Tổng Bí thư và Thường trực Ban Bí thư; sự phối hợp, giúp đỡ hiệu quả, kịp thời của các ban, bộ, ngành và địa phương trong thời gian qua.

Ông Trần Tuấn Anh nêu rõ bên cạnh những thành tích, kết quả đã đạt được, Ban Kinh tế Trung ương cũng nghiêm túc nhìn nhận và thấy rằng việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng của Ban vẫn còn có những mặt hạn chế.

Do đó, trong năm 2024 và thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương cần phải tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Ban Kinh tế Trung ương của Đảng Cộng sản có ba phó ban giữa lúc những tranh cãi về đường hướng kinh tế tiếp diễn.

Theo Thời báo Kinh tế Việt nam, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đã trao quyết định của Bộ Chính trị Việt Nam về việc bổ nhiệm các ông Trương Quang Nghĩa, Trần Văn Hiếu và Trần Tuấn Anh hồi cuối tháng Ba.

Ông Nghĩa là Ủy viên Trung ương Đảng từng là Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Phó bí thư Đà Nẵng và Tổng giám đốc Vinaconex.

Ông Hiếu hiện là Thứ trưởng Bộ Tài Chính và ông Anh là Thứ trưởng Bộ Công thương.

Cả hai ông sẽ kiêm nhiệm thêm chức vụ phó ban Kinh tế Trung ương thay cho hai người đã nghỉ hưu là các ông Nguyễn Công Nghiệp và Lê Dương Quang.

Thời báo Kinh tế Việt Nam nói ông Trần Văn Hiếu có học vị tiến sỹ và phụ trách về về tài chính doanh nghiệp, quản lý giá và cũng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước SCIC.

Còn ông Trần Tuấn Anh đang là Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương phụ trách xuất nhập khẩu và dịch vụ thương mại, phát triển thị trường và các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Mỹ.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương hiện là ông Vương Đình Huệ, cựu bộ trưởng tài chính. Ông từng được đề cử vào Bộ Chính trị nhưng không được Ban chấp hành trung ương đồng ý.

Bất cập chính sách

Bình luận với BBC hôm 30/3 về các thách thức kinh tế hiện nay của Việt Nam, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành, một Việt kiều từng có nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh ở Việt Nam nói:

"Nhân sự [cốt cán của] Việt Nam ... chưa được huấn luyện thực sự về quản lý kinh tế thị trường mà chỉ mới định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành trong cơ chế kinh tế thị trường thì còn nhiều bất cập lắm.

"Cái định hướng xã hội chủ nghĩa là cái gì thì cũng không thấy rõ ràng. Còn vận hành trong cơ chế thị trường chưa hẳn đã là kinh tế thị trường.

"Nếu mà định hướng xã hội chủ nghĩa là theo kinh tế quốc doanh với doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo thì như thế không phải là kinh tế thị trường nữa."

"Hai cái đấy nó có sự chống chọi nhau và đến một lúc nào đấy lãnh đạo Việt Nam cần phải có quyết tâm, quyết liệt nói rõ ra định hướng của mình như thế nào.

"Hiện nay các nhà lãnh đạo Việt Nam ... đi khắp thế giới qua Mỹ, châu Âu đều yêu cầu lãnh đạo nước ngoài công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Đã như thế rồi thì những gì không phù hợp nhà nước phải từ từ xóa bỏ nó đi."

'Hệ thống không chịu trách nhiệm'

Khi được hỏi về các quyết sách kinh tế cần có trong thời gian trước mắt, ông Thành bình luận:

"Vấn đề của Việt Nam là làm sao mỗi doanh nghiệp có phương tiện để phát triển ổn định, bền vững.

"Năm nay theo quyết định và thông báo của Chính phủ là năm của doanh nghiệp.

"Doanh nghiệp Việt Nam rất cần chính sách tiền tệ và tín dụng như thế nào để doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn với lãi suất hợp lý với sự giám định tốt về sử dụng nguồn vốn."

Ông cũng nói thêm Việt Nam cần thực hiện những chính sách để thúc đẩy sáu lĩnh vực ưu tiên trong đó có nông nghiệp, công nghệ cao và xuất khẩu.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên từng nói rằng kinh tế Việt Nam "là nền kinh tế định hướng "công nghiệp - phi công nghệ", không khuyến khích sản xuất nội địa, không có công nghiệp hỗ trợ."

Ông Thiên nói có tới 76% máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ ở Việt Nam thuộc thế hệ 1950-1960 và Việt Nam "quá thiên lệch về khuyến khích nhập khẩu để gia công lắp ráp và mang tính đầu cơ."

Ông Thiên cho rằng kinh tế Việt Nam phát triển và tái cơ cấu chậm là do "đang tồn tại một hệ thống không chịu trách nhiệm và không thể chịu trách nhiệm".

Chủ Đề