Truyền thông cho trường đại học

Đó là phát biểu của PGS.TS Phùng Xuân Nhạ [Giám đốc ĐHQGHN] trong buổi gặp gỡ những nhà báo, phóng viên, cựu sinh viên báo chí của ĐHQGHN nhân kỉ niệm 88 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam [21/6/1925 – 21/06/2013] diễn ra ngày 19/6/2013.

Truyền thông góp phần phát huy tối đa nguồn lực

Hoạt động truyền thông có một vị trí, vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong xu thế phát triển xã hội ngày nay. Ngay cả trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo, các trường đại học ngày càng nhận ra tầm quan trọng của truyền thông trong việc kết nối với xã hội, với các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, các đối tác và cả với người học. Một đơn vị mạnh, có cơ sở vật chất tốt, hoạt động hiệu quả, nhiều công trình nghiên cứu có giá trị mà không kết nối được ra bên ngoài, không quảng bá rộng rãi thì sẽ không phát huy được thế mạnh của mình, không thu hút được các nguồn lực phục vụ phát triển.

Các trường đại học thành viên nói riêng và ĐHQGHN nói chung trong chặng đường phát triển vừa qua đã đào tạo cho đất nước hàng ngàn cử nhân, học viên các hệ, trong đó có nhiều tên tuổi khoa học nổi tiếng trong và ngoài nước, những nhà quản lí xuất sắc; những công trình nghiên cứu có giá trị lớn trong đó có hàng chục công trình đạt giải thưởng Nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh… Hiện nay, các nhà khoa học của ĐHQGHN vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều công trình khoa học có ý nghĩa thực tiễn, góp phần thúc đẩy phát triển xã hội, đất nước. Tuy nhiên hoạt động truyền thông quảng bá còn chư xứng tầm với hoạt động của ĐHQGHN, nên những tâm huyết và công sức của các nhà giáo còn chưa nhận được sự động viên, ủng hộ, hỗ trợ và tôn vinh xứng đáng của xã hội.

Qua những thực tế như vậy, các trường đại học thành viên nói riêng, cũng như ĐHQGHN nói chung rất mong muốn tạo sự kết nối giữa những cựu học viên, sinh viên báo chí – những nhà báo đang hoạt động tại nhiều các cơ quan, toà soạn báo với hoạt động của các trung tâm truyền thông của đơn vị ĐHQGHN.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Khoa Báo chí và Truyền thông, Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí vàTruyền thông [Trường ĐHKHXH&NV] và Trung tâm Truyền thông và Quan hệ Công chúng [ĐHQGHN] sẽ là cầu nối quan trọng trong hoạt động này”.

Quảng bá hiệu quả là sứ mệnh của đơn vị truyền thông

Trung tâm Nghiệp vụ Báo chí và Truyền thông, Trường ĐHKHXH&NV luôn nhận thấy vị trí, vai trò và trọng trách nặng nề của mình trong định hướng phát triển trở thành một đại học nghiên cứu của Nhà trường. Bên cạnh chức năng tạo môi trường thực hành thực nghiệp hiện đại gần gũi với thực tế bên ngoài, hỗ trợ Khoa Báo chí và Truyền thông trong hoạt động đào tạo, Trung tâm còn có nhiệm vụ quan trọng trong việc thông tin, quảng bá hình ảnh Nhà trường. Trong xu hướng phát triển hiện đại, việc quảng bá hình ảnh đơn vị ra bên ngoài có vai trò rất quan trọng. Với những đơn vị lớn, bộ phận truyền thông luôn được coi trọng, bởi truyền thông là mang diện mạo đơn vị quảng bá ra bên ngoài và đầu tư truyền thông chính là một trong những cách phát triển thương hiệu.

ThS Đinh Việt Hải [thứ 3 từ phải sang, Phó Trưởng Phòng Đào tạo] trả lời câu hỏi của VTV trong buổi trao đổi thông tin tuyển sinh của Nhà trường ngày 12/3/2013.

Trong thời gian qua, Trung tâm luôn đẩy mạnh trong các hoạt động mang tính chất quảng bá thương hiệu KHXH&NV. Trung tâm cùng với Khoa Báo chí và Truyền thông là đơn vị cầu nối với các đơn vị báo chí bên ngoài để đăng tải hình ảnh Nhà trường lên các phương diện thông tin đại chúng, tổ chức các buổi họp báo giới thiệu các hoạt động quan trọng của Trường, thiết kế giao diện website tuyển sinh đa dạng và thân thiện. Trung tâm cũng đẩy mạnh hoạt động truyền thông những sự kiện lớn, tạo sức ảnh hưởng lớn như: Một ngàn hạc giấy và điều ước cho động đất ở Nhật Bản; tổ chức họp báo giới thiệu ra mắt bộ sản phẩm học liệu của sinh viên; triển khai nhiều bài báo giới thiệu hình ảnh Nhà trường đăng tải lên các phương tiện thông tin đại chúng… Qua những hoạt động như vậy, thương hiệu Xã hội và Nhân văn dần được khẳng định và quảng bá rộng rãi hơn nữa cả trong và ngoài nước.

Về định hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới, ThS. Phạm Đình Lân – Giám đốc Trung tâm NVBC&TT cho biết: “Ngoài việc tạo ra môi trường thực hành thực tế ngay trên giảng đường, thông qua các cơ sở vật chất đã được Nhà trường và ĐHQG đầu tư, thì nhiệm vụ quảng bá hình ảnh Trường ĐHKHXH&NV nói riêng và ĐHQGHN nói chung cũng là một trong những nhiệm nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm trong thời gian tới”.

Ngoài việc đưa tin bài thông tin hoạt động của Nhà trường, trong thời gian tới Trung tâm sẽ tập trung vào việc tăng cường các bài viết, hình ảnh về chân dung các nhà khoa học, các nhà giáo tiêu biểu của Nhà trường, các cựu sinh viên đã từng học tập tại trường, hiện đang giữ những vị trí quan trọng trong xã hội.

Ngoài ra, Trung tâm cũng đang tiến hành điều tra, cải tiến và nâng cấp giao diện website mới. Phiên bản đang xây dựng hướng tới sự thân thiện mà hiện đại, đơn giản mà phong phú nội dung thông tin, tạo một không gian tối ưu thông tin cho sinh viên học viên, công chúng và báo chí bên ngoài khi muốn tìm hiểu và khai thác thông tin về Nhà trường.


Tin Mới Nhất

Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành truyền thông đang trở thành nhóm nghề được nhiều người quan tâm hơn cả. Lựa chọn được trường Đại học đào tạo ngành truyền thông sẽ không còn quá khó khăn khi tham khảo 12 cái tên dưới đây.

Vì thương con, nhiều phụ huynh lo lắng nên thay con quyết định ngành học. Thế nhưng, trong trường hợp này, việc quyết định thay con sẽ mang lại nhiều hệ lụy

1. Tại khu vực miền Bắc

1.1 Học viện Báo chí & Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia có vị trí nằm ở khu vực Mai Dịch, Hà Nội. Trường thành lập từ năm 1962 và có lịch sử tồn tại khá lâu đời. Các ngành đào tạo của trường đang được mở rộng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường việc làm. Cụ thể các ngành đào tạo mới có thể kể đến như Báo chí, Xuất Bản, Quảng cáo, Xã hội học…

Địa chỉ: 36 đường Xuân Thủy, phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn là cái tên nằm đầu danh sách khi nhắc đến đào tạo ngành truyền thông

1.2 Học viện Công nghệ bưu chính Viễn thông 

Đây là cơ sở đào tạo trực thuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện đào tạo các khối ngành chính liên quan đến truyền thông, công nghệ thông tin. Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành “hot” và có số lượng sinh viên theo học đông đảo. Tại đây, bạn sẽ được tiếp cận và học tập với các thiết bị tân tiến, hiện đại. Bạn sẽ được đào tạo từ kỹ thuật xử lý âm thanh, hình ảnh, video cho đến các kỹ xảo điện ảnh hay đồ họa mô phỏng.

Trường có 2 chi nhánh tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ tại Hà Nội: 22 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

1.3 Học viện Ngoại giao 

Học viện Ngoại giao là trường công lập trực thuộc Bộ Ngoại Giao và là trường đại học đào tạo chuyên ngành ngoại giao duy nhất ở Việt Nam. Học viện Ngoại giao là địa chỉ đào tạo ngoại giao và kinh tế hàng đầu cả nước mà nhiều bạn trẻ có mơ ước được theo học. 

Ngành Truyền thông quốc tế là một ngành đào tạo thuộc Khoa Truyền thông và Văn hoá đối ngoại của Học viện Ngoại Giao, là nơi đào tạo ra những Cử nhân Truyền thông quốc tế chất lượng, thành thạo các kỹ năng truyền thông hiện đại, có kiến thức nền tảng đa dạng về chính trị quốc tế, luật pháp quốc tế, kinh tế quốc tế và khả năng ngoại ngữ [tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc] để hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quốc tế trong môi trường hội nhập thế giới như hiện nay.

Địa chỉ: 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội

Học viện Ngoại giao là địa chỉ đào tạo ngoại giao và kinh tế hàng đầu cả nước mà nhiều bạn trẻ có mơ ước được theo học

1.4 Đại học Hà Nội

Chương trình đào tạo ngành Truyền thông doanh nghiệp của đại học Hà Nội tham khảo có chọn lọc từ các chương trình đào tạo quốc tế của Pháp và Bỉ, đáp ứng xu thế truyền thông hiện đại và phù hợp với đặc thù Việt Nam. Trong thời gian học, sinh viên có thể đi học trao đổi 1 kỳ hoặc 1 năm tại các trường đối tác của trường Đại học Hà Nội tại Pháp và Bỉ.

Địa chỉ: Km 9, Đường Nguyễn Trãi, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

1.5 Đại học Văn hóa Hà Nội

Ngành Báo chí và truyền thông của Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập vào năm 2015. Tuy chưa đầy 5 năm nhưng với sự nỗ lực và cải tiến chất lượng giảng dạy không ngừng qua các năm mà Đại học Văn hóa Hà Nội đã nhận được đông đảo sự chào đón nhiệt liệt của các tân sinh viên trẻ trên cả nước.

Đến với ngành Báo chí và truyền thông tại Đại học Văn hóa Hà Nội, sinh viên có cơ hội được tiếp cận với phương thức giảng dạy tiên tiến bắt kịp với xu hướng truyền thông trên thế giới. Được đầu tư kỹ lưỡng vào các trường quay, phòng dựng hình, studio sẽ cho sinh viên những cảm giác trải nghiệm thực tế với các bối cảnh thường thấy trên truyền hình.

Địa chỉ: 418 Đ. La Thành, Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội

2. Khu vực miền Trung

2.1 Đại học Duy Tân

Nếu như bạn muốn sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực miền Trung và không biết phải lựa chọn ngôi trường nào để theo học chuyên truyền thông. Hãy tham khảo trường Đại học Duy Tân tại khu vực này nhé!

Theo học ngành Truyền thông Đa phương tiện tại Đại học Duy Tân, sinh viên không chỉ được trang bị kiến thức và kỹ năng về mỹ thuật, công nghệ thông tin, quảng cáo, truyền thông, báo chí,... mà còn được phát triển toàn diện các kỹ năng “mềm” như: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quan sát, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng. Đi kèm với kiến thức tại trường học, cơ hội việc làm trong và sau chương trình đào tạo luôn được rộng mở cho sinh viên.

Địa chỉ: 254 Nguyễn Văn Linh, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng

Đại học Duy Tân chính là điểm đến lý tưởng nếu bạn muốn sinh sống, học tập và làm việc tại khu vực miền Trung và theo học chuyên truyền thông

2.2 Trường Đại học Huế – HU

Bạn đang tìm một trường đại học có đủ năng lực chuyên môn để đào tạo bạn trở thành một nhà báo xuất sắc trong tương lai. Trường Đại học Huế – HU chính là nơi dành cho bạn. Sinh viên theo học ngành Báo chí truyền thông tại Trường Đại học Huế – HU đều được trải qua quá trình đào tạo bài bản từ các kiến thức đại cương nền như Chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng HCM, Tin học cơ sở, xã hội học, logic học, tâm lý học,... cho đến các kiến thức chuyên sâu trong ngành như: ngôn ngữ báo chí, pháp luật và đạo đức báo chí, phương pháp nghiên cứu trong truyền thông.

Địa chỉ: 3 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

2.3 Đại Học Nha Trang

Không nhất định phải là phải ở Hà Nội và Hồ Chí Minh mới có trường đại học đào tạo ngành Báo chí truyền thông chất lượng mà ngay tại Nha Trang bạn cũng có thể tìm thấy Đại học Nha Trang - cơ sở giáo dục chất lượng tốt nhất tại Nha Trang mà các tân sinh viên hoàn toàn tin tưởng vào cơ sở thiết bị và chất lượng giảng dạy.

Trong quá trình học tập, sinh viên ngành Báo chí và truyền thông tại Đại học Nha Trang sẽ được cung cấp các kiến thức liên quan đến chuyên ngành của mình. Sinh viên sẽ nắm bắt được cách để sản xuất một chương trình phát thanh trên đài truyền hình, biết cách tổ chức các hoạt động truyền thông tại địa phương, của các cơ quan báo chí, học được cách lên kế hoạch cho một buổi sự kiện báo chí. Cuối khóa, sinh viên tham gia thực tập tại các doanh nghiệp, cơ quan tòa soạn, đài truyền hình địa phương để chứng tỏ được năng lực của mình suốt bao năm tích lũy trên giảng đường.

Địa chỉ: Số 2 Nguyễn Đình Chiểu, Vĩnh Thọ, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

3.2 Khu vực miền Nam

3.1 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [TP.HCM]

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM là một trong những trường hàng đầu về lĩnh vực đào tạo chuyên ngành truyền thông. Với kinh nghiệm lâu năm trong công cuộc giảng dạy, cơ sở vật chất hiện đại. Hứa hẹn sẽ là một nơi lý thú để sinh viên có thể học tập.

Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể vận dụng các kiến thức nền tảng về xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa liên quan và kiến thức chuyên ngành truyền thông vào công việc.

Địa chỉ: 10-12 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2 Đại học FPT

Nhắc đến những trường đào tạo về ngành truyền thông đa phương tiện không thể không kể đến Đại học FPT. Đây là tiên phong trong đào tạo, ngành Truyền thông Đa phương tiện của ĐH FPT là sự chọn lựa của nhiều sinh viên. Giáo trình giảng dạy bản quyền quốc tế, được nhập khẩu trực tiếp từ nhà xuất bản nổi tiếng trên thế giới.

Ngoài tiếng Anh, sinh viên còn được học tiếng Hoa… học tập và làm việc tại nước ngoài: từ năm nhất sinh viên ĐH FPT sẽ có 1-2 học kỳ học tập tại nước ngoài. Trau dồi kiến thức chuyên môn thực tế tại các doanh nghiệp, công ty từ 4 – 8 tháng…

Địa chỉ: Lô E2a-7, Đường D1 Khu Công nghệ cao, P.Long Thạnh Mỹ, Q.9, TP.HCM

3.3 Đại học Văn Lang

Từ năm 2021, Trường Đại học Văn Lang tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện.

Trực thuộc Khoa Quan hệ Công chúng – Truyền thông, ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Đại học Văn Lang được kế thừa nền tảng truyền thông vững mạnh, đem đến cho người học nhiều trải nghiệm học tập:

  • Phương pháp đào tạo tích hợp, định hướng ứng dụng tạo nên ưu thế vượt trội cho người học sau khi tốt nghiệp.
  • Rèn luyện năng lực học tập suốt đời, phát triển khả năng của người học.
  • Trải nghiệm sinh hoạt và học tập trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, kết hợp chặt chẽ các yếu tố giáo dục – lý thuyết – thực hành, tạo nên thế hệ đổi mới và lan truyền cảm hứng cho xã hội.
  • Nuôi dưỡng, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, ý chí và tinh thần sáng tạo không biên giới của người học.

Địa chỉ: 45 Nguyễn Khắc Nhu, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Đại học Văn Lang hiện là cái tên hot khi được nhắc đến về đào tạo ngành truyền thông với chương trình học có chất lượng nâng cao và cơ sở vật chất phục vụ việc học tối tân

3.4 Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Đại học Quốc tế Hồng Bàng dù mới được thành lập hơn 20 năm nhưng đã có tới 30 ngành đào tạo trong khắp các lĩnh vực. Sự xuất hiện của ngành Truyền thông Đa phương tiện cũng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân sự chất lượng cao từ thị trường. Sinh viên khi tốt nghiệp sẽ sở hữu những kỹ năng làm nghề như tư duy độc lập, năng lực sáng tạo, không ngừng cập nhật đổi mới để góp phần tạo ra các sản phẩm truyền thông với chất lượng tốt nhất. Nhờ có liên kết rộng khắp với các doanh nghiệp, sinh viên học ngành Truyền thông đa phương tiện tại trường có cơ hội trải nghiệm, làm việc thực tế trong các công ty lớn tại Việt Nam. Các vị trí bạn có thể đảm nhiệm sau khi ra trường có thể kể ra như chuyên viên quảng cáo, nhân viên tổ chức sự kiện, designer hay chuyên viên social media.

Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, TP HCM

> TOP 3 ngành dành cho người không thạo tiếng Anh nhưng thu nhập cao

> Khi chọn ngành học thường mắc những sai lầm nào? 

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp

TAGS: chọn trường chọn ngành ngành truyền thông top trường tốt

Video liên quan

Chủ Đề