Túi đựng thực phẩm tự hủy sinh học làm từ nhựa gì

Bao bì tự hủy là gì? Có ưu, nhược điểm và ứng dụng ra sao? Bao bì sinh học được chia làm mấy loại? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây. Mời bạn cùng theo dõi.

Tình trạng môi trường bị ô nhiễm đang ngày càng báo động, và ý thức con người trong vấn đề bảo vệ hệ sinh thái cũng đang ngày một kém. Vì thế, để giải quyết điều này, các nhà sản xuất bao bì đã chế tạo ra loại bao bì tự hủy sinh học. Đây chính là giải pháp tối ưu nhất trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường hiện nay. 

Vậy bao bì tự hủy là gì? Có bao nhiêu loại? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về sản phẩm này thông qua các chia sẻ dưới đây nhé.

1. Bao bì tự hủy sinh học là gì?

Trong suốt nhiều năm qua, mọi người đã quen với việc sử dụng túi ni lông khi mua hàng hóa. Tuy nhiên, ai cũng đều biết rằng túi ni lông phải mất hàng trăm năm mới có thể khiến chúng phân hủy, quan trọng hơn hết là khi thải ra tự nhiên sẽ gây ô nhiễm môi trường. Và hệ lụy là sức khỏe con người cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó, túi tự hủy sinh học ra đời nhằm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường  mà vẫn bảo đảm nhu cầu sử dụng của con người.

Bao bì tự hủy sinh học là loại túi sử dụng một lần và phân hủy nhanh hơn túi ni lông thông thường nên thân thiện với môi trường và hệ sinh thái.Túi ni lông tự hủy sinh học được làm từ nguồn nguyên liệu hữu cơ [như bột bắp, bột mì] dưới tác động của vi sinh vật có trong môi trường tự nhiên, bao bì tự hủy sẽ chuyển hóa thành những chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan hoặc thậm chí phân hủy thành khí CO2 và nước.

2. Tại sao nên sử dụng bao bì tự hủy sinh học?

Theo các nhà khoa học trên thế giới, tính chất khó phân hủy của túi ni lông chính là tác hại nguy hiểm nhất tới môi trường. Trung bình một chiếc túi ni lông sẽ mất từ 500 – 1000 năm để có thể bắt đầu phân hủy.

Sự tồn tại của túi ni lông trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ sinh thái. Theo đo, túi ni lông lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, khiến cho đất không giữ được dinh dưỡng và ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cối.

Túi ni lông bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Từ đó, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người.

Vậy nên, bao bì tự hủy ra đời chính là giải pháp nhằm giảm thiểu việc sử dụng túi ni lông thông thường và ảnh hưởng sức khoẻ của con người.

Bao bì tự huỷ sinh học có tác dụng như túi ni lông thông thường, nhưng ưu điểm của túi sinh học chính là có thể tự phân huỷ ngoài môi trường tự nhiên trong thời gian ngắn, còn túi ni lông thông thường thì không làm được.

Chính vì lý do này, hãy dần thay thế túi nilon thông thường thành bao bì tự hủy sinh học nhé. Điều này sẽ góp phần làm giảm thiểu các tác hại đối với môi trường.

3. Nguyên liệu làm ra bao bì tự hủy sinh học

Khác với túi ni lông truyền thống, bao bì tự hủy sinh học được làm từ nguyên liệu có nguồn gốc tựừ thiên nhiên như tinh bột ngô, khoai, sắn,… Nguồn nguyên liệu này có khả năng giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn hóa thạch đang dần cạn kiệt.

Và dựa vào khả năng phân hủy sinh học của bao bì mà người ta chia chúng thành 2 loại:

– Bao bì sinh học có khả năng phân hủy sinh học: Túi làm từ PHA, PLA,…

– Bao bì sinh học không có khả năng phân hủy sinh học: Túi làm từ PE [HDPLE, LDPE], PET, PP,…

Như vậy, để thật sự tốt cho môi trường và sức khỏe, bạn hãy chú ý tìm mua những sản phẩm bao bì sinh học có khả năng phân hủy sinh học.

4. Tính chất của bao bì tự hủy

Bao bì sinh học có màu trắng đục và khi tiếp xúc với môi trường có đủ ánh sáng và không khí sẽ tự động phân hủy, chứ không phải bắt đầu phân hủy dựa vào thời gian sản xuất.

Bao bì tự hủy sinh học có đa dạng mẫu mã, kích thước, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Tính chất vật lý: Bao bì có tính chất nhẹ, không thấm nước, độ đàn hồi cao, mỏng, dai, đặc biệt đảm bảo nguyên vẹn trong quá trình sử dụng.

Tính chất hóa học: Không phản ứng với bất kỳ chất hóa học, chất xúc tác nào. Khi sử dụng trong thời gian dài,  nhờ vào ánh sáng và không khí, bao bì sẽ tự phân hủy tự nhiên trong môi trường.

5. Ưu và nhược điểm của bao bì tự hủy sinh học

Bao bì sinh học được đánh giá là có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với túi ni lông truyền thống. Cụ thể:

– An toàn cho sức khỏe: Túi được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên giúp con người giảm thiểu được nguy cơ bị nhiễm các chất độc hại như: BPA, phthalates. Ngoài ra, để xử lý bao bì tự hủy sinh học hoàn toàn không cần đốt, chỉ cần chôn ủ nên không tạo ra các khí độc hại gây ung thư hay dị tật bẩm sinh.

– Thân thiện với môi trường: bao bì sinh học có thể phân huỷ hoàn toàn thành các chất vô cơ và sinh khối mà không tồn dư chất độc hại nào trong tự nhiên. Hơn nữa, lượng sinh khối tạo ra có thể dùng để sản xuất phân bón cho cây trồng, giúp tái tạo lại hệ sinh thái xanh.

– Thời gian phân huỷ nhanh chóng: Các loại túi sinh học có thời gian phân huỷ rất ngắn, chỉ khoảng vài tháng đến 1,2 năm. So với thời gian 500 – 1.000 năm của các loại túi ni lông thông thường thì thời gian này ngắn hơn nhiều.

Có thể nói, túi tự hủy sinh học vừa an toàn cho sức khỏe vừa tốt cho môi trường. Sử dụng loại túi này thay thế túi ni lông sẽ góp phần giảm thiểu đáng kể lượng rác thải nhựa đang gia tăng không ngừng ở các bãi tập kết rác, sông ngòi và đại dương.

Nhược điểm

– Giá thành cao 

– Yêu cầu có công nghệ cao mới có thể sản xuất được

7. Ứng dụng của bao bì tự hủy trong đời sống hiện nay

Với những ưu điểm mà bao bì tự hủy mang lại cho môi trường cũng như sức khỏe của con người, loại bao bì này được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay.

Được các đơn vị sản xuất ra nhiều loại với đa dạng kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc khác nhau, nên được dùng làm túi đựng thực phẩm, túi xách đi chợ hằng ngày cho các bà mẹ nội trợ hoặc túi dùng trong cửa hàng tiện lợi, siêu thị,…

8. Các loại bao bì tự hủy sinh học

8.1. Bao bì tự hủy sử dụng nguyên liệu cellulose

Đây là loại bao bì được chế tạo từ thành phần chính là màng cellulose Màng này phân hủy hữu cơ và đảm bảo an toàn cho môi trường. 

Về điểm hạn chế của loại bao bì này là chi phí đầu tư lớn để sở hữu thiết bị, máy móc riêng để sản xuất nên bao bì này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trên thị trường.

8.2. Bao bì tự hủy cơ học

Đây là loại bao bì được sản xuất theo công nghệ tự hủy của túi ni lông nhờ chất xúc tác, chất phụ gia D2W được nhập từ Mỹ.

Bao bì này có thể phân hủy trong thời gian 4 – 6 tháng, tùy vào thành phần phụ gia.

Tuy nhiên, loại bao bì này có điểm hạn chế là không phân hủy hoàn toàn, mà chỉ phân hủy ở trạng thái li ti. Giá thành cũng cao hơn so với túi ni lông thông thường.

8.3. Bao bì tự hủy sinh học

Đây là loại bao bì sinh học được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ như hạt nhựa PE tự phân hủy, D2W và một số phụ gia khác như bột mì, bột bắp. 

Dưới tác động của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên, bao bì sinh học chuyển hóa thành chất hữu cơ đơn giản, dễ hòa tan và phân hủy thành khí CO2 và nước.

9. Cách chọn mua bao bì tự hủy sinh học 

Để chọn mua được đúng bao bì thân thiện với môi trường – túi sinh học tự hủy, hãy dựa trên một số tiêu chí sau:

9.1. Đọc kỹ thành phần trên bao bì đóng gói của túi

Để tránh mua phải các sản phẩm gắn mác là túi tự huỷ sinh học, bao bì sinh học phân huỷ,… nhưng thực tế không đúng như quảng cáo, thì bạn cần đọc kỹ bảng thành phần trước khi mua.

– Không nên: Không nên mua những loại túi mà trong bảng thành phần vẫn có chứa các loại nhựa như PP, PE, LDPE, HDPE,…

– Nên: Trong bảng thành phần có chứa các thành phần mang ký hiệu như PLA, PHA, PBAT, PCL,…

9.2. Cảm nhận trực quan sản phẩm

Cảm nhận trực quan là kinh nghiệm chọn túi tự hủy thứ 2 bạn có thể lưu ý làm theo:

– Sờ, ngửi: Bao bì tự hủy sinh học hường sẽ mịn, xốp, có lớp màng mỏng và hạn chế về màu sắc hơn so với ni lông thông thường. Nếu ngửi kỹ sẽ nhận thấy có mùi của tinh bột.

– Đốt: Trong trường hợp bạn đã mua về nhà cũng có thể thử túi bằng cách đốt cháy. Nếu thấy sản phẩm dễ cháy và không có mùi lạ, thì đây chính là túi tự hủy sinh học hoàn toàn. Ngược lại, nếu thấy túi bị quăn lại và có mùi khét thì đó là túi không phân huỷ sinh học hoàn toàn.

9.3. Kiểm tra các chứng nhận Quốc Tế về khả năng tự hủy sinh học

Nếu sản phẩm có các chứng chỉ đạt tiêu chuẩn sau đây bạn có thể yên tâm lựa chọn:

Biodegradable Product Institute Compostable [BPI]: Sản phẩm có thể tự phân hủy an toàn trong điều kiện ủ công nghiệp riêng.

TUV OK compost Industrial: Bao bì có khả năng  tự phân hủy sinh học trong điều kiện tự ủ công nghiệp.

TUV OK biodegradable Water: Bao bì có khả năng phân hủy trong nước.

TUV OK biodegradable Soil: Bao bì sẽ phân hủy nếu được chôn dưới đất.

DIN CERTCO compostable: Bao bì thể tự phân hủy sinh học trong điều kiện công nghiệp

TUV OK compost Home: Bao bì có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện tự ủ tại nhà

Như vậy, có thể thấy các khái niệm bao bì tự hủy sinh học, túi tự phân huỷ,…đã được GEOholiday giải đáp cụ thể. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã biết được đâu là loại bao bì thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe con người và có sự lựa chọn đúng đắn nhất!

>>> Đọc thêm: Sản phẩm thân thiện với môi trường mới nhất 2021

Share on FacebookShare on Twitter

Video liên quan

Chủ Đề