Tỷ phú phương thảo là ai

Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo

Với dáng vóc nhỏ nhắn, thanh lịch của phụ nữ Hà thành, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một doanh nhân thành công và cũng là nguồn cảm hứng cho cộng đồng cũng như rất nhiều người trẻ. 

Những chia sẻ của nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Đông Nam Á đã trở thành nguồn động lực để rất nhiều phụ nữ Việt Nam và thế giới tự tin, dám nghĩ, dám làm, dám "mơ lớn" và nỗ lực hết mình để hiện thực hóa ước mơ ấy.

"Hãy mơ những giấc mơ to lớn và biến ước mơ thành hiện thực…"

Khởi nghiệp kinh doanh khi còn là một du học sinh tại nước ngoài, năm 21 tuổi, bà Phương Thảo có được 1 triệu USD đầu tiên nhờ sự chăm chỉ nghiêm túc vừa học vừa làm với những giao dịch thương mại quốc tế của mình.  

Ít ai biết những đổi mới của kinh tế Việt Nam từ những năm 1990 có bóng dáng của người phụ nữ kín tiếng này đóng góp. Từ việc tham gia hỗ trợ chương trình xoá nợ quốc gia tới 95% của Việt Nam và trả nợ chỉ bằng hàng hoá, thay vì ngoại tệ.

Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet đã cất cánh với giấy phép số 01, hiện thực hóa "giấc mơ bay" cho hàng chục triệu người khắp trong và ngoài nước, mang tới cuộc cách mạng trong ngành hàng không Việt Nam.

Tại một sự kiện đặc biệt dành cho các doanh nhân và báo giới, bà Phương Thảo chia sẻ đầy tâm huyết: "Doanh nhân khởi nghiệp đừng tiết kiệm ước mơ, hãy mơ những giấc mơ to lớn và biến ước mơ thành hiện thực bằng những hành động giản dị mỗi ngày tại doanh nghiệp, tổ chức của mình. Hãy biến điều không thể thành có thể, biến ước mơ thành hiện thực."

Tập đoàn Sovico mà bà Phương Thảo đảm nhiệm vai trò chủ tịch là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam trở thành đối tác của Liên Hiệp Quốc trong chương trình phát triển bền vững giảm thải CO2, bảo vệ môi trường, phát triển con người, văn hóa, xã hội, hỗ trợ các sáng kiến, giải pháp đổi mới sáng tạo… 

Nữ tỉ phú cũng góp tiếng nói của mình trong các sáng kiến quốc tế của UNESCO để mang tới những giải pháp thiết thực hỗ trợ cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái, đối tượng dễ bị bỏ lại phía sau khi thế giới chuyển dịch sang giáo dục trực tuyến trong bối cảnh đại dịch.

Tập đoàn Sovico của nữ tỉ phú trở thành đối tác của Liên Hiệp Quốc trong các hoạt động phát triển bền vững

"Nhờ khoa học và công nghệ, tôi và nhiều nữ doanh nhân khác có cơ hội hiện thực hóa ước mơ của mình. 

Tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để các bé gái được quan tâm trong giáo dục trực tuyến, để có được nhiều hơn đại diện, gương mặt nữ giới trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kĩ thuật, toán học và tôi sẽ luôn hành động vì một tương lai tươi sáng hơn dành cho phụ nữ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số" - nữ tỉ phú khẳng định.

Bà Phương Thảo và tập đoàn Sovico cũng đã quyết định đóng góp hàng trăm triệu USD cho trường thuộc Đại học Oxford, tạo ra môi trường nghiên cứu, học thuật, ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo cơ hội cho sinh viên đến từ Việt Nam và các nước đang phát triển…

Giáo dục và nghiên cứu là chìa khoá cho sự phát triển và thịnh vượng của nhân loại.

Nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

Người truyền cảm hứng, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực

Suốt hơn 2 năm ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19, nữ doanh nhân đã cùng các đồng nghiệp của mình nỗ lực chung tay phòng, chống dịch bệnh, lan tỏa nguồn năng lượng tích cực tới cộng đồng.

Tập đoàn Sovico, Vietjet, HDBank… đã dành hàng ngàn tỉ đồng để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh của Chính phủ. 

Đây cũng là những doanh nghiệp đầu tiên tham gia ủng hộ quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 của Chính phủ, đưa ra giải pháp website đóng góp trực tuyến cho quỹ, huy động các nguồn lực cả trong và ngoài nước tạo ra sự tương tác trực tuyến giữa người dân đóng góp với Kho bạc Nhà nước - Cơ quan quản lý quỹ, góp phần huy động thành công gần 9.000 tỉ đồng cho quỹ vắc xin...

Các doanh nghiệp của bà Phương Thảo dành tặng nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế như máy thở, khẩu trang, thuốc men, vắc xin, xe cứu thương… cho người dân, các địa phương, chuyên chở miễn phí lực lượng tuyến đầu chống dịch…

Hơn 1,8 triệu suất ăn đã được đích thân bà và các đồng nghiệp của mình cung cấp cho y bác sĩ, người dân tại các khu phong tỏa, cách ly, điều trị tại TP.HCM và các khu vực lân cận.

Đại sứ Mỹ, ngài Marc E. Knapper [bên phải] tới thăm nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo ngay những ngày đầu tiên tới Việt Nam

Nền tảng công nghệ y tế hỗ trợ chống dịch Việt Nam khỏe mạnh là sáng kiến có ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ các địa phương kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ khai báo y tế, cho phép quản lý xét nghiệm, tiêm vắc xin, truy vết…

Nữ tỉ phú cũng đã triển khai các hoạt động hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản xuất thành công vắc xin tại Việt Nam, sẵn sàng và chủ động nguồn vắc xin trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Bà Phương Thảo cũng là người đưa ra sáng kiến và tài trợ giải pháp công nghệ "giải cứu" cho sàn chứng khoán TP.HCM [HOSE] - một điểm sáng của ngành tài chính và kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của nền kinh tế.

Dự án được gọi tên là HOSE 100 với mục tiêu 100 ngày phải xử lý tình trạng nghẽn giao dịch đã thành công tốt đẹp, hệ thống mới có khả năng xử lý một ngày 3-5 triệu lệnh, gấp 5 lần hệ thống cũ và được Bộ Tài chính tặng bằng khen ghi nhận góp phần vào hoạt động liên tục, ổn định của thị trường chứng khoán, tăng trưởng tới 46% năm 2021 so với 2020, với tổng vốn hoá thị trường tăng trưởng trên 100 tỉ đô la Mỹ.

Nữ tỉ phú từng chia sẻ: "Cái tâm và tính thiện lương đều có trong mỗi người, không riêng gì doanh nhân. Tôi thường nhắc nhở bản thân và nhân viên đánh thức tinh thần đó dù là công tác xã hội, thiện nguyện hay kinh doanh. Tính lương thiện sẽ hướng mình làm điều đúng đắn, có ích cho xã hội".

KHÁNH MY

Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và nữ tỷ phú tự thân duy nhất của Đông Nam Á. Bà là người sáng lập kiêm CEO hãng hàng không VietJet Air. Ngoài ra bà còn là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank.

Nguyễn Thị Phương Thảo là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Bà sinh năm 1970.

Bà sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

  • CEO Vietjet Air
  • Phó chủ tịch Thường trực HĐQT- HDBank
  • Cổ đông sáng lập Sovico Holdings
  • Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Phú Gia
  • Chủ tịch Công ty Địa Ốc Phú Long
  • Chủ tịch HĐQT Công ty Sovico Ltd. [Liên bang Nga]

– Tiến sỹ Điều khiển học kinh tế – Cử nhân Quản lý kinh tế lao động – Cao đẳng Kinh tế Quốc dân Matxcova – Nga

– Cử nhân Tài chính Tín dụng – Học viện Thương mại Matxcova – Nga

Tính đến tháng 09/2019, bà Thảo sở hữu tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD.

Ngay từ tuổi thiếu niên, Nguyễn Thị Phương Thảo đã thể hiện óc kinh doanh và khát vọng làm giàu thiên bẩm. Là người Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà đã theo học tài chính ở Liên Xô với thành tích học tập xuất sắc và bắt đầu bước chân vào thương trường khi mới là sinh viên năm 2.

Khi ấy, chỉ với vốn liếng là sự lao động chăm chỉ và chữ tín, CEO Vietjet đã tập tành kinh doanh đủ thứ từ nông sản, đồng hồ, băng đĩa đến máy fax, máy tính, hàng điện tử từ Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản sang Đông Âu. Thời gian này, bà cũng đưa được nhiều mặt hàng cần thiết và khan hiếm như thiết bị, sắt thép, phân bón,… về Việt Nam.

Dù vậy ngay từ thời điểm đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã xác định phương châm kinh doanh là không “làm chuyện cò con” mà luôn nhắm tới các phi vụ lớn. Nếu các công ty chung nhau chỉ một vài thùng hàng thì bà phải làm một lúc cả trăm container. Nếu chở hàng bằng đường sắt, người ta chỉ cần đến 1 toa thì bà phải dùng tới cả đoàn tàu.

Dám nghĩ dám làm nên chỉ sau 3 năm khởi nghiệp, bà đã có trong tay 1 triệu đô la Mỹ – số tiền rất lớn vào thời kỳ đó nhờ kinh doanh cao su tự nhiên, máy fax, máy văn phòng và hàng điện tử. Với số vốn ban đầu này, cô gái 21 tuổi khi đó chuyển hướng sang các mặt hàng công nghiệp như phân bón, máy móc, sắt thép,…

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đầu tư vào trong nước từ khá sớm và đều gặt hái nhiều thành công với hai lĩnh vực chính là bất động sản và tài chính. Bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB – 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2007, bà nhận được giấy phép đầu tư vào Vietjet song buộc phải trì hoãn kế hoạch startup vì giá dầu cao vọt. Năm 2010, bà và hãng AirAsia đạt được thỏa thuận liên doanh song mô hình này cũng sớm đổ vỡ vì nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Trong rất nhiều năm, bà nghiên cứu các mô hình hàng không giá rẻ như Southwest, Ryan Air và AirAsia. Nhận giấy phép để đầu tư Vietjet vào năm 2007 nhưng giá dầu cao đã buộc bà phải trì hoãn kế hoạch khởi động. Năm 2010, bà Thảo đạt được thỏa thuận liên doanh với AirAsia nhưng khi tiến hành lại gặp vướng mắc, khiến liên doanh đổ vỡ.

Năm 2011, bà tự mở hãng hàng không riêng. Thông qua công ty Sovico Holdings, bà và chồng – ông Nguyễn Thanh Hùng – là chủ sở hữu chính của Vietjet Air. Những ngày đầu, Vietjet Air từng tạo cú nổ lớn với dư luận và giới truyền thông nhờ kế hoạch quảng cáo “hãng hàng không bikini” đầy tranh cãi nhưng không thể phủ nhận, nhờ thế mà thương hiệu này lập tức được đông đảo khách hàng biết đến.

Ngay từ năm thứ 2 cất cánh, hãng đã có lãi và giai đoạn 2012 – 2016, hãng bay của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo đã chiếm tới 29% thị phần trong nước trong bối cảnh đối thủ chính là Vietnam Airlines kinh doanh kém hiệu quả và ngành giao thông vận tải tăng trưởng vượt bậc.

Kể từ khi IPO, cổ phiếu của Vietjet Air đã tăng tới 47%. Hiện hãng có tới 35 triệu khách hàng và 45 chiếc máy bay, thực hiện 300 chuyến bay/ngày với 63 đường bay trong nước và hàng chục chuyến bay quốc tế. Đồng thời, hãng cũng đạt được nhiều hợp đồng trị giá hàng chục tỷ đô la Mỹ.

Tháng 9/2013, hai vợ chồng bà được báo chí và dư luận quan tâm, sau khi có thông tin VietJet Air của họ đặt mua 100 máy bay Airbus trị giá 9,1 tỷ USD.

Ngày 23/5/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.


Dù sự tăng trưởng của Vietjet khiến nhiều người phải ngỡ ngàng song với bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tất cả đều nằm trong kế hoạch. Với bà, không có sự thành công nào đến một cách dễ dàng mà đó là kết quả từ quá trình lao động vất vả cùng đam mê đủ lớn.

Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD.

Năm 2019, Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản ròng trị giá 2,5 tỷ USD.

09/2019, Forbes Asia công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2019. Việt Nam có 2 đại diện góp mặt gồm CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và CEO Nutifood Trần Thị Lệ.

Từ 1988 – 1992: Sinh viên – Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Phêklanôp – Liên Bang Nga

Từ 1993 – 1997: Sinh viên – Học viện Kinh doanh Quốc tế Matxcơva – Liên Bang Nga

Từ 1993 – 1997: Sinh viên – Đại học Nghệ thuật hiện đại

Từ 1992 – 2007: Phó Chủ tịch – Công ty Cổ phần Sovico

Từ 2007 – 10/2008: Chủ tịch điều hành – Công ty Cổ phần Sovico

Từ 1/2005 – 12/2005: Cổ đông – Sáng lập viên – Ngân hàng TMCP Quốc tế

Từ 1/2006 – 12/2006: Cổ đông – Thành viên HĐQT – Ngân hàng TMCP Techcombank

Từ 11/2008 – nay: Chủ tịch – Công ty Cổ phần Sovico

Từ 2007 – nay: Phó Chủ tịch HĐQT, TGĐ – Công ty CP Hàng Không VietJet

Từ 2005 – nay: Thành viên Ban Chấp hành – Hội hữu nghị Việt Nga

Từ 2003 – nay: Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT – Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Thanh Hùng, chồng tỷ phú Phương Thảo sinh năm 1967 tại một vùng quê thuộc xứ dừa Bến Tre. Ông Hùng từng có bằng Kỹ sư Điện từ trường Đại học Kharkov và Tiến sỹ chuyên ngành tự động hóa từ Viện hàn lâm Khoa học Liên bang Nga.

Nhắc đến ông Nguyễn Thanh Hùng thì những ai thuộc thế hệ 6X, 7X từng lập nghiệp ở Đông Âu, không ai là không biết.

Nói vậy vì ông cũng là một trong những đại gia ẩn danh, cùng thời với ông Đặng Khắc Vỹ, Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang,… từng có quãng thời gian lập nghiệp tại các nước Đông Âu trước đây.

Theo chia sẻ của cộng đồng người Việt Nam tại Đông Âu, ông Hùng bà Thảo là một trong những cặp vợ chồng người Việt giàu nhất tại khu vực này, trong nhiều năm liên tiếp.

Giữ nhiều vị trí quan trọng tại nhiều doanh nghiệp song ông Hùng gây chú ý nhất ở vị trí Chủ tịch tập đoàn Sovico. Tập đoàn Sovico do ông Nguyễn Thanh Hùng làm Chủ tịch HĐQT, được biết đến với nhiều thương vụ đầu tư bất động sản lớn, ở cả Việt Nam và nước ngoài.

Sovico Holdings hiện kinh doanh trên 4 lĩnh vực chính là bất động sản; Đầu tư tài chính – ngân hàng; Điện – năng lượng và Hàng không.

Sovico Holdings là cổ đông sáng lập và cổ đông lớn nhất của hãng Hàng không tư nhân VietJet Air. Ở Vietjet Air, trong khi bà Nguyễn Thị Phương Thảo xuất hiện trên diện rộng với vai trò Tổng Giám đốc thì ông Nguyễn Thanh Hùng giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT.

Hiện tại, nhóm các cổ đông có liên quan đến Sovico là những cổ đông chính và nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng HDBank. Tại HD Bank, bà Thảo giữ vị trí Phó chủ tịch thường trực. Bên cạnh HDBank, Sovico Holdings còn là cổ đông lớn của Chứng khoán Phú Gia và Công ty Quản lý Quỹ Tài chính Dầu khí PVFC Capital.

Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, Sovico Holdings đã mua lại khu resort Furama ở Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Sovico còn rót vốn vào Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, Dự án Ariyana ở Đà Nẵng, CTCP Địa ốc Phú Long [dự án Dragon City], Abacus Tower tại Quận 1, TP.HCM…

Là ông chủ của một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam, song ông Nguyễn Thanh Hùng lại rất kín tiếng. Cũng chính vì vậy mà ít người biết, cặp vợ chồng đình đám này là một trong những người tham gia sáng lập 2 ngân hàng lớn ở Việt Nam là VIB và Techcombank. Vợ chồng ông Hùng cũng là một trong những đại gia có máu mặt trong lĩnh vực bất động sản, với nhiều dự án trong và ngoài nước.

Nhiều người tò mò không rõ người chồng luôn ở phía sau nâng đỡ tỷ phú Vietjet là người như thế nào. Tìm hiểu thì không có thông tin gì nhiều ngoại trừ lý lịch ngắn gọn của ông Hùng trên trang chủ của Sovico. Theo đó, ông Nguyễn Thanh Hùng là 1 trong 3 thành viên sáng lập và gây dựng tập đoàn từ những ngày đầu thành lập – năm 1992.

Ông Hùng cũng có bằng kỹ sư Năng lượng, Tiến sĩ chuyên ngành Tự động hóa, Viện sĩ Viện hàn lâm nghiên cứu hệ thống quốc tế Liên bang Nga.

Ngoài là người sáng lập và chủ tịch HĐQT Sovico, ông Nguyễn Thanh Hùng còn giữ rất nhiều vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp khác như Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM [HDBank]; Thành viên HĐQT CTCP Dầu khí Đông Đô [PFL].

Tháng 7/2007, ông Nguyễn Thanh Hùng được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch HĐQT CTCP Hàng không Vietjet. Ông cũng là thành viên Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC [ABAC Việt Nam] được bổ nhiệm bởi Thủ tướng Việt Nam từ năm 2006.


Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Nhật Bản, Ủy viên BCH Hội Hữu nghị Việt Nam – Hoa Kỳ; Thành viên duy nhất của doanh nghiệp Việt Nam tại Diễn đàn kinh tế thế giới và được diễn đàn này họp tại Davos Thụy Sĩ năm 2007 bầu chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu.

Năm 2013, ông Nguyễn Thanh Hùng là đại diện Việt Nam duy nhất tham dự diễn đàn kinh doanh Nga- Singapore [RSBF], để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về việc kinh doanh cũng như các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp Việt.

Trước đó, ở nhiều diễn đàn kinh tế cấp cao khác trong khu vực, thế giới, Chủ tịch HĐQT Sovico cũng là gương mặt đại diện tham gia.

Video liên quan

Chủ Đề