Tỳ yết la đại tướng là ai

//kinhduocsu.tumblr.com/post/155675922862/12-th%E1%BA%A7n-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-d%C6%B0%E1%BB%A3c-xoa

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa thập nhị dược xoa đại tướng. Ý nghĩa của từ thập nhị dược xoa đại tướng theo Tự điển Phật học như sau:

thập nhị dược xoa đại tướng có nghĩa là:

Theo Kinh Dược Sư, có mười hai vị Dược Xoa đại tướng—According to the Bhaisajyaguru vaidurya Prabhasa Sutra, there are twelve Yaksha generals, they are : 1] Cung tì la Đại tướng: General Kumbhira. 2] Phạt chiếc la đại tướng: General Vajra. 3] Mê-Súy-La đại tướng: General Mihira. 4] An-Để-La đại tướng: General Andira. 5] Át Nể La đại tướng: General Majira. 6] San-Để-La đại tướng: General Shandira. 7] Nhơn Đạt La đại tướng: General Indra. 8] Ba Di La đại tướng: General Pajra. 9] Ma Hổ La đại tướng: General Makuram. 10] Chơn Đạt La đại tướng: General Sindura. 11] Chiêu Đỗ La đại tướng: General Catura. 12] Tỳ Yết La đại tướng: General Vikarala. ---Mười hai vị đại tướng nầy mỗi vị đều có bảy ngàn Dược Xoa làm quyến thuộc đồng cất tiếng bạch Phật rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay chúng tôi nhờ oai lực của Phật mà được nghe danh hiệu của Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, không còn tâm sợ sệt trong các đường ác thú nữa. Chúng tôi cùng nhau, đồng một lòng trọn đời quy-y Phật, Pháp, Tăng, thề sẽ gánh vác cho chúng hữu tình, làm việc nghĩa lợi đưa đến sự nhiêu ích an vui. Tùy nơi nào hoặc làng xóm, thành, nước, hoặc trong rừng cây vắng vẻ, nếu có kinh nầy lưu bố đến hay có người thọ trì danh hiệu Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường Ngài, thì chúng tôi cùng quyến thuộc đồng hộ vệ người ấy thoát khỏi tất cả ách nạn và khiến họ mong cầu việc chi cũng đều được thỏa mãn. Nếu có ai bị bịnh hoạn khổ ách, muốn cầu cho khỏi thì cũng nên đọc tụng kinh nầy và lấy chỉ ngũ sắc gút danh tự chúng tôi, khi đã được như lòng mong cầu thì mời mở gút ra. Each of the twelve Yaksha General has an army of seven thousand Yakshas. The unanimously pledged to the Buddha. “Lokajyestha, by the Buddha's power, we have learned of the name Lokajyestha Bhaisajyaguru vaidurya Prabhasa Tathagata, we have no more fear or evil rebirth. We all sincerely take refuge in the Buddha, the Dharma and the Sangha for the rest of our natural lives. We will serve all beings, promote their benefit and comfort. Any town or village, country or forest, wherever this Sutra is preached, and wherever the name Bhaisajyaguru Vaidurya Prabhasa Tathagata is venerated, we and our army will protect the faithful and rescue them from calamity. All their wishes will be fulfilled. Those in sickness and danger should recite this sutra. They should take a five colored skein, and tie it into knots to form our names. They can untie the knots when the wishes are fulfilled.

Trên đây là ý nghĩa của từ thập nhị dược xoa đại tướng trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng. Ý nghĩa của từ Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng theo Tự điển Phật học như sau:

Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng có nghĩa là:

[十二藥叉大將]: 12 vị Dược Xoa Đại Tướng, còn gọi là Dược Sư Thập Nhị Thần Tướng [藥師十二神將], Thập Nhị Thần Vương [十二神王], Thập Nhị Thần Tướng [十二神將], là quyến thuộc của đức Phật Dược Sư, những vị phát nguyện hộ trì người nào trì tụng Dược Sư Kinh. Đôi khi họ cũng được xem như là phân thân của Phật Dược Sư để hộ trì 12 lời nguyện của Ngài. Như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh [藥師瑠璃光如來本願功德經] có nêu rõ tên của 12 vị Đại Tướng này, gồm: [1] Cung Tỳ La [s: Kumbhīra, 宮毘羅], còn gọi là Kim Tỳ La [金毘羅], ý dịch là Cực Úy [極畏]; thân màu vàng, tay cầm cây chày báu, thuộc chi Hợi, lấy Bồ Tát Di Lặc [s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒] làm bản địa. [2] Phạt Chiết La [s: Vajra, 伐折羅], còn gọi là Bạt Chiết La [跋折羅], Hòa Kì La [和耆羅], ý dịch là Kim Cang [金剛], thân màu trắng, tay cầm kiếm báu, chi Tuất, lấy Bồ Tát Đại Thế Chí [s: Mahāsthāmaprāpta, 大勢至] làm bản địa. [3] Mê Xí La [s: Mihira, 迷企羅], còn gọi là Di Khư La [彌佉羅], ý dịch là Chấp Nghiêm [執嚴], thân màu vàng, tay cầm cây gậy báu hay Độc Cô [獨鈷], chi Dậu, lấy Phật A Di Đà [s: Amitābha; 阿彌陀佛] làm bản địa. [4] An Để La [s: Aṇḍīra, 安底羅], còn gọi là Át Nễ La [頞儞羅], An Nại La [安捺羅], An Đà La [安陀羅]; ý dịch là Chấp Tinh [執星], thân màu xanh, tay cầm chùy hay hạt châu báu, chi Thân, lấy Bồ Tát Quan Thế Âm [s: Avalokiteśvara, 觀世音] làm bản địa. [5] Ngạch Nễ La [s: Anila, 額儞羅], còn gọi là Mạt Nhĩ La [末爾羅], Ma Ni La [摩尼羅], ý dịch là Chấp Phong [執風], thân màu hồng, tay cầm cây xoa báu hay cái nỏ, chi Mùi, lấy Bồ Tát Ma Lợi Chi [摩利支] làm bản địa. [6] San Để La [s: Śaṇḍila, 珊底羅], còn gọi là Ta Nễ La [娑儞羅], Tố Lam La [素藍羅]; ý dịch là Cư Xứ [居處]; thân màu khói lam, tay cầm bảo kiếm hay vỏ sò; chi Ngọ, lấy Bồ Tát Hư Không Tạng [s: Ākāśagarbha, 虛空藏] làm bản địa. [7] Nhân Đạt La [s: Indra, 因達羅], còn gọi là Nhân Đà La [因陀羅]; ý dịch là Chấp Lực [執力], thân màu hồng, tay cầm côn báu hay cái mâu, chi Tỵ, lấy Bồ Tát Địa Tạng [s: Kṣitigarbha, 地藏] làm bản địa. [8] Ba Di La [s: Pajra, 波夷羅], còn gọi là Bà Da La [婆耶羅]; ý dịch là Chấp Ẩm [執飲]; thân màu hồng, tay cầm chùy báu hay cung tên, chi Thìn, lấy Bồ Tát Văn Thù [s: Mañjuśrī, 文殊] làm bản địa. [9] Ma Hổ La [s: Mahoraga, 摩虎羅], còn gọi là Bạc Hô La [薄呼羅], Ma Hưu La [摩休羅]; ý dịch là Chấp Ngôn [執言]; thân màu trắng, tay cầm búa báu, chi Mão; lấy Phật Dược Sư [s: Bhaiṣajyaguru, 藥師] làm bản địa. [10] Chơn Đạt La [s: Kinnara, 眞達羅], còn gọi là Chơn Trì La [眞持羅]; ý dịch là Chấp Tưởng [執想]; thân màu vàng, tay cầm cây Quyên Sách [羂索] hay gậy báu, chi Dần; lấy Bồ Tát Phổ Hiền [s: Samantabhadra, 普賢] làm bản địa. [11] Chiêu Đỗ La [s: Catura, 招杜羅], còn gọi là Chiêu Độ La [招度羅], Châu Đỗ La [朱杜羅], Chiếu Đầu La [照頭羅]; ý dịch là Chấp Động [執動]; thân màu xanh, tay cầm chùy báu; chi Sửu, lấy Bồ Tát Kim Cang Thủ [金剛手] làm bản địa. [12] Tỳ Yết La [s: Vikarāla, 毘羯羅], còn gọi là Tỳ Già La [毘伽羅]; ý dịch là Viên Tác [圓作], thân màu hồng; tay cầm vòng tròn báu; chi Tý, lấy Phật Thích Ca Mâu Ni [s: Śākyamuni, p: Sakyamuni, 釋迦牟尼] làm bản địa.

Cho nên, 12 vị Thần Tướng này cũng là tên gọi của Kinh Dược Sư như trong Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh cho biết rằng: “Thử pháp môn danh thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, diệc danh thuyết Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, diệc danh Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng [此法門名說藥師琉璃光如來本願功德、亦名說十二神將饒益有情結願神咒、亦名拔除一切業障, pháp môn này có tên là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức, cũng gọi là Thập Nhị Thần Tướng Nhiêu Ích Hữu Tình Kết Nguyện Thần Chú, cũng gọi là Bạt Trừ Nhất Thiết Nghiệp Chướng].”

Trên đây là ý nghĩa của từ Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật






        Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

        Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? là vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sanh.

        Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh [Lưu Ly Quang] như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.

        Theo hệ thống Kinh điển Phật Giáo thì có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.

Mỗi Đức Phật đều trụ ở phương Đông cách thế giới Ta Bà từ bốn đến mười hằng hà sa thế giới. Dưới đây là bảy Tôn Tượng của bảy Đức Phật Dược Sư :

Nam Mô Quang Thắng Thế Giới - Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai

Nam Mô Diệu Bảo Thế Giới - Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Nam Mô Viên Mãn Hương Tích Thế Giới - Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai

Nam Mô Vô Ưu Thế Giới - Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai

Nam Mô Pháp Tràng Thế Giới - Pháp Hải Lôi Âm Như Lai

Nam Mô Thiện Trụ Bảo Hải Thế Giới - Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai

Nam Mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới - Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

12 lời nguyện của Phật Dược Sư

        1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh;

        2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình;

        3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện;

        4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Ðại thừa;

        5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh;

        6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra;

        7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh;

        8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới;

        9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo;

        10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt kiếp;

        11. Ðem thức ăn cho người đói khát;

        12. Ðem áo quần cho người rét mướt.

Dược Sư Tâm Chú - Nhạc Tiếng Hoa




Video liên quan

Chủ Đề