Uveitis là gì

Viêm lệ quản là một trong những căn bệnh khiến mắt khó chịu trong một thời gian dài. Bệnh do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Cần tìm ra nguyên nhân chính xác để có cách điều trị kịp thời và hiệu quả.

Viêm lệ quản là gì?

Viêm lệ quản là một tổn thương nhiễm trùng phần lệ quản của đường dẫn nước mắt. Đây là một bệnh lý ít gặp trong nhãn khoa và dễ bị bỏ qua hoặc dễ nhầm lẫn với viêm kết mạc, viêm túi lệ. Tuy ít gây ảnh hưởng đến chức năng thị giác nhưng bệnh viêm lệ quản ảnh hưởng đáng kể tới sự thoải mái và làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân.

Viêm lệ quản chỉ chiếm khoảng 2% tổng số các ca bệnh về lệ đạo. Bệnh chủ yếu xảy ra ở nữ với độ tuổi trung bình là 64. Nguyên nhân khiến phụ nữ lớn tuổi bị bệnh được cho là do thay đổi nội tiết, giảm tiết nước mắt dẫn đến giảm khả năng chống nhiễm khuẩn, cũng có nghiên cứu đưa ra yếu tố gây viêm lệ quản ở phụ nữ là do thường xuyên sử dụng mỹ phẩm.

Triệu chứng của viêm lệ quản?

Bệnh viêm lệ quản dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác, nhất là viêm kết mạc mạn tính do bệnh không có triệu chứng đặc hiệu nên khó chẩn đoán chính xác.

Bệnh viêm lệ quản có khá nhiều triệu chứng. Tuy nhiên có những triệu chứng phổ biến như chảy nước mắt liên tục và kéo dài. Bệnh nhân có thể bị viêm kết mạc có hột ở quanh góc trong của mắt. Điểm lệ viêm đỏ, giãn, lồi hơn. Lòng lệ quản giãn rộng [dấu hiệu này có thể được phát hiện rõ nhất khi chụp túi lệ có bơm thuốc cản quang]. Khi thông lệ quản, có cảm giác chạm vào chất lắng đọng ở lệ quản như chạm vào sỏi.

Do lệ quản bị viêm nên vùng mi thường bị sưng. Viêm lệ quản thường hay viêm đường lệ quản dưới, ít khi viêm lệ quản trên hoặc cả hai lệ quản. Lệ quản thường bị sưng phù, có chất tiết ở lỗi lệ như dịch mủ. Tuy vậy, đa số trường hợp lệ quản vẫn thoát tốt, bơm lệ quản trào ngược chỉ xảy ra ở một số trường hợp.

Điều trị viêm lệ quản

Viêm lệ quản có thể được điều trị nội khoa hoặc bằng phẫu thuật. Điều trị nội khoa bao gồm chườm nóng dùng kháng sinh, chống viêm tại mắt hoặc toàn thân, kết hợp với nông lỗ lệ và làm sạch lệ quản. Nếu có sỏi, cần nong rộng lỗ lệ và đảm bảo nặn lệ quản loại bỏ hết sỏi và các chất tiết trong lệ quản.

Có khi phải phẫu thật mở lệ quản để lấy sạch chất kết tụ. Nếu chỉ điều trị kháng sinh mà không lấy hết sỏi, cũng như nặn bỏ chất tiết trong lệ đạo, điều trị sẽ thất bại. Phẫu thuật mở lệ quản chỉ giới hạn ở lệ quản ngang và đi vào từ mặt kết mạc mi mắt.

Thời gian điều trị một ca viêm lệ quản có thể kéo dài từ 4 – 10 tuần. Tuy đây là bệnh ít gặp và điều trị khá đơn giản bằng kháng sinh có thể đạt tỷ lệ khỏi bệnh lên tới 100% nhưng viêm lệ quản có tỷ lệ tái phát cao. Điều trị viêm lệ quản bằng nội khoa có tỷ lệ tái phát tới 44%.

Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa tạo hình lỗ lệ có tỷ lệ tái phát thấp hơn nhưng việc mở lệ quản có thể để lại di chứng như hẹp lệ quản, tạo sẹo, rò lệ quản. Vì thế, phương pháp điều trị nội khoa vẫn được áp dụng nhiều hơn.

Actinomyces, Norcadia, Streptococcus, Staphylococus, nấm là các tác nhân thường gặp gây ra viêm lệ quản. Tác nhân thường gặp nhất là Actinomyces. Tác nhân này gây sỏi trong lệ quản, vì vậy việc lấy hết sỏi trong lệ quản là một yếu tố quan trọng trong điều trị.

Điều quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm lệ quản là người bệnh cần đến thầy thuốc chuyên khoa sớm. Việc chẩn đoán chính xác bệnh viêm lệ quản cũng như nguyên nhân của căn bệnh sẽ giúp bệnh nhân sớm khỏi.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS.Nguyễn Thị Phương

Tài liệu tham khảo

//www.allaboutvision.com/conditions/uveitis.htm

//hylo.de/en/causes/inflammation-of-the-eye/

Chia sẻ:

  • 1900 555 553

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Nhiễm trùng mắt, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm trùng mắt là tình trạng mắt bị nhiều loại vi rút, nấm hoặc vi khuẩn khác nhau gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.

Xem chi tiết »

Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non

Bệnh võng mạc trẻ đẻ non được biết đến là một trong những nguyên nhân gây mù lòa chính ở trẻ. Nếu không được khám

Xem chi tiết »

Co giật mí mắt, điềm báo hay triệu chứng bệnh về mắt

Nhiều người vẫn cho rằng nếu bị giật mí mắt, nháy mắt liên tục là ‘điềm báo’ một việc gì đó bất thường mang tính

Xem chi tiết »

Hở mi mắt: Nguy cơ mắc phải và cách điều trị

Hở mi mắt có khá nhiều nguyên nhân, cách điều trị còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh cũng như tình trạng bệnh. Hở

Anterior Uveitis là gì?

Viêm màng bồ đào bệnh viêm sưng và phá hủy mô mắt. Người nhiễm bệnh này sẽ bị viêm lớp giữa của mắt hay còn gọi màng bồ đào.

Tại sao bị viêm màng bồ đào?

Nguyên nhân gây viêm màng bồ đào Viêm nhiễm: Các tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm hay ký sinh trùng có thể tấn công vào màng bồ đào gây hoặc nhiễm trùng thứ phát sau phẫu thuật nhãn khoa. Nhiễm độc: Viêm do các độc tố từ thức ăn, hóa chất... Viêm màng bồ đào do tự miễn. Chấn thương trực tiếp vào mắt.

Viêm màng bồ đào phải làm sao?

Điều trị viêm màng bồ đào phải bắt đầu sớm để ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn. Điều trị hầu như luôn bao gồm corticosteroid, thường được dùng dưới dạng thuốc nhỏ mắt. Corticosteroid cũng có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm vào hoặc xung quanh mắt.

Kiêng ăn gì khi bị viêm màng bồ đào?

Viêm màng bồ đào kiêng ăn ? Hạn chế những loại thực phẩm tinh chế như mì ống, bánh mì vì chúng sẽ làm gia tăng nặng tình trạng viêm ở mắt. Bạn nên thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt. Kiêng tuyệt đối các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá bởi chất độc trong khói thuốc sẽ ảnh hưởng xấu đến mắt.

Chủ Đề