Và ruột xe bao nhiêu tiền? melbourne victoria, úc

Sau khi được cấp Visa Định cư Úc, Quý vị sẽ phải đưa ra rất nhiều lựa chọn quan trọng như mua nhà hay mua xe. Để mua xe ở Úc, Quý vị sẽ phải cân nhắc rất nhiều yếu tố như: lợi ích, giá cả, luật pháp, vv. Chuẩn bị đầy đủ nhất về tâm lí cũng như kiến thức trước khi mua xe hơi ở Úc là điều rất cần thiết. Kính mời Quý vị cùng Verity Settlement Services [Dịch vụ An cư và Hòa nhập của Verity Law] tìm hiểu bài viết dưới đây.

NỘI DUNG

Sở hữu xe ở Úc: nên hay không?

Việc sở hữu một chiếc xe ô tô ở Úc luôn là một trong những quan tâm lớn nhất cho người mới định cư ở Úc. Một vài cân nhắc sau đây sẽ giúp Quý vị đánh giá quyết định sở hữu xe của mình.

  • Sự tiện lợi: chiếc xe hơi cũng giống như người Quý vị đồng hành của mỗi gia đình. Có thể nói phương tiện công cộng ở Úc là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới. Tuy vậy, dù là bus, phà, hay xe lửa thì cũng đều có khung thời gian và địa điểm hoạt động nhất định. Cụ thể vào những ngày cuối tuần hay ngày nghỉ lễ, các tuyến xe đều giảm tần suất hoạt động khiến những dự định của cả gia đình có thể phải thay đổi nếu Quý vị không có phương án thay thế.
  • Sẵn sàng về tài chính: ngoài chi phí mua xe và chi phí vận hành, bảo trì xe, nếu Quý vị đã chuẩn bị cho gia đình mình nền tảng vững chắc về mặt tài chính thì chắc chắn việc sở hữu xe ô tô sẽ mang lại nhiều thuận lợi trong công việc và cuộc sống ở Úc.

Chi phí là cân nhắc lớn nhất trong quyết định mua xe ở Úc. Về cơ bản, có 7 loại chi phí bao gồm:

  • Nhóm chi phí bắt buộc: Thuế trước bạ [stamp duty], Phí xăng xe, Phí đăng ký, Phí bảo trì đường bộ, và bảo hiểm bắt buộc
  • Nhóm chi phí không bắt buộc: Bảo hiểm, Phí cứu hộ dọc đường.

Để hướng dẫn Quý vị có những đánh giá cụ thể hơn về chi phí “nuôi” xe ở Úc, mời Quý vị tham khảo bài viết Chi phí sở hữu xe tại Úc.

Học lái xe ở Úc

Về lý thuyết, người sống tại Úc muốn lấy được bằng lái xe như bằng lái ở Việt Nam thường phải trải qua 3 giai đoạn cơ bản với tổng thời gian 3 năm, trong khi ở Việt Nam thường chỉ mất khoảng 3 tháng.  Giai đoạn đầu là học lý thuyết – bằng L [Learner Permit]. Giai đoạn thứ hai học bằng lái tập sự – bằng P [Probationary License] và cuối cùng là bằng lái xe hoàn chỉnh – bằng full [Full Driver License]. Tại đa số các bang thì giai đoạn lái xe tập sự được chia nhỏ ra thành 2 giai đoạn P1 [P đỏ] rồi đến P2 [P xanh].

Quý vị phải ít nhất 16 tuổi để xin giấy phép học bằng L. Khi có được bằng L, Quý vị phải luôn có một tài xế được cấp phép có kinh nghiệm khi lái xe đi cùng. Lượng thời gian Quý vị cần dành để học phụ thuộc vào độ tuổi của Quý vị.

Cụ thể với bằng L, cũng giống như ở Việt Nam, kỳ thi bao gồm các câu trắc nghiệm trên máy tính kiểm tra những kiến thức an toàn giao thông đường bộ của các thí sinh. Tất cả các bang đều đang đưa vào áp dụng phần học lý thuyết rất sinh động, dễ hiểu, đưa ra các tình huống với minh hoạ cụ thể các trường hợp thường gặp trong quá trình tham gia giao thông.

Kỳ thi lấy bằng P đỏ [hay P1] tương đương thi lấy bằng lái xe ở Việt Nam, tuy nhiên thay vì thi sa hình trong bãi thì ở đây, người điều khiển xe phải trực tiếp lái xe ra đường dưới sự giám sát và chỉ đạo của một giám thị độc lập. Khi cầm được tấm bằng P đỏ, lái xe tự do đi ra đường không cần sự có mặt của một người có bằng hoàn chỉnh bên cạnh nữa. Do đó, cở sở chính để quyết định thí sinh có đạt hay không căn cứ vào độ an toàn khi điều khiển trên đường và tuân thủ luật lệ giao thông.

Người có bằng P đỏ không được phép chở nhiều hơn một “hành khách ngang hàng” khi lái xe. “Hành khách ngang hàng” là người trong độ tuổi từ 16 đến 22, người KHÔNG phải là người lái xe P1 và không phải vợ/chồng hoặc anh chị em ruột.
Ví dụ: nếu Quý vị có bằng P đỏ, Quý vị có thể lái xe đưa anh trai và em gái của mình đi [không kể tuổi của họ], cũng như một người khác trong khoảng từ 16 đến 22. Tuy nhiên, Quý vị không thể lái ba người bạn của mình đi [trừ khi hai trong số họ trên 22 tuổi].

Tuy nhiên, Quý vị sẽ không cần thông qua bằng P đỏ để lấy P xanh nếu Quý vị đã trên 21 tuổi. Sau 12 tháng kể từ khi nhận được bằng P đỏ, nếu lái xe không mắc lỗi được tự động chuyển lên bằng P xanh. Các quy định hạn chế đối với bằng P xanh cũng tương tự như P đỏ, tuy nhiên giới hạn tốc độ nâng lên 90 km/h và không giới hạn số hành khách trên xe.

Để lấy bằng hoàn chỉnh, lái xe P xanh cần tiếp tục điều khiển xe thêm 12 tháng nữa và không có vi phạm.

Dù là bằng L, P đỏ hay P xanh, Quý vị đều phải để các tấm bằng của mình hiển thị rõ ràng bất cứ khi nào bạn lái xe. Các tấm phải được gắn lên xe và nhìn thấy từ khoảng cách 20 mét.

Hiện nay, bằng lái xe hợp pháp được cấp tại Việt Nam đã được chấp nhận tại Úc, nghĩa là Quý vị có thể lái xe ngay mà không cần phải học lý thuyết hay thi bằng lái mới. Tuy nhiên, lái xe ở Úc là lái xe bên trái, ngược với Việt Nam. Do đó Quý vị nên cẩn thận trong những ngày đầu mới lái xe, đặc biệt là với những ai đã từng lái xe nhiều ở Việt Nam vì lúc đó kinh nghiệm lái lâu năm sẽ khiến Quý vị tin vào phản xạ của mình nhưng thực tế xảy ra những trường hợp khá nguy hiểm. Lời khuyên của chúng tôi là Quý vị nên dành thời gian để học lái cùng một người đã được cấp bằng và lái xe kinh nghiệm tại Úc để tránh các rủi ro có liên quan.

Mua bán xe ở Úc

Nếu Quý vị còn đang phân vân chưa biết những hãng xe nào đang thịnh hành nhất ở Úc thì bảng xếp hạng dưới đây sẽ giúp Quý vị định hướng các hãng xe mình muốn mua:

10 nhãn hiệu xe ô tô bán chạy nhất nước Úc [tính đến tháng 6/2019]

Mua xe ở đâu?

Ngoài ra, chúng tôi cũng có một số lưu ý với 3 hình thức mua xe dưới đây để đảm bảo Quý vị không gặp phải những rủi ro do không tìm hiểu kỹ:

Mua trực tiếp từ người bán cá nhân

Các câu hỏi cơ bản Quý vị cần phải hỏi người bán xe:

  • Giấy phép đăng ký xe
  • Giấy chứng nhận an toàn [không quá 28 ngày]
  • Chứng nhận sở hữu xe

Tuy nhiên, mua trực tiếp từ người bán có đặc điểm là không có bảo hành. Để đảm bảo xe hơi Quý vị mua không liên quan đến bất kỳ trách nhiệm tài chính nào mà người bán chịu [như dùng xe thanh toán như một khoản nợ], hãy kiểm tra thông tin ở Trung tâm bảo chứng tài sản cá nhân.  

Mua từ đơn vị [cá nhân hoặc tổ chức] được cấp phép mua bán xe

Mua xe từ các đơn vị này thường đắt hơn mua từ người bán cá nhân, nhưng chắc chắn không có chuyện chiếc xe Quý vị mua lại có rắc rối về luật pháp. Họ phải bảo hành với những chiếc xe có tuổi đời dưới 10 năm hoặc có hành trình dưới 160,000 km.

Nói như vậy không có nghĩa là Quý vị có thể hoàn toàn thoải mái mua xe khi mua từ các đơn vị này mà quên kiểm tra chiếc xe cũng như tìm kiếm các mức giá phù hợp hơn. Hãy cẩn thận khi người bán liên tục yêu cầu ký vào hợp đồng mua xe vì chắc chắn chiếc xe này có vấn đề.

Hoặc cũng đừng quá vội vàng khi nghe họ nói rằng “còn một người mua nữa cũng đang rất quan tâm nên trong hôm nay chiếc xe này sẽ có người mua”.

Mua bán đấu giá

Cũng giống như mua từ người bán cá nhân, xe hơi mua từ giao dịch bán đấu giá tuy rẻ hơn nhưng cũng không có bảo hành, không được chạy thử và cũng không được kiểm tra kỹ lưỡng.

Đây là các website tham khảo các mức giá xe hơi, cả mới và cũ, trước khi Quý vị dành thời gian tìm hiểu kỹ hơn ở một trong 3 cách mua xe ở phía trên:

  1. CarsGuide
  2. CarPoint
  3. Drive
  4. Trading Post
  5. Car City

Mua xe hơi ở Úc – nên mua cũ hay mới?

Ngoài ra, nếu còn đang phân vân chưa biết nên mua xe mới hay cũ, bảng so sánh dưới đây sẽ giúp Quý vị có lời giải đáp cho chính mình:

Mua xe mới ở Úc

Mua xe hơi cũ ở Úc

 Mua ô tô lần đầu

Với người mới mua xe lần đầu, hãy đảm bảo rằng Quý vị kiểm tra cả phần bên ngoài và phần nội thất của xe, theo danh sách gợi ý:

  • Giảm sốc, phuộc nhún
  • Thân xe
  • Lốp xe
  • Kính xe
  • Màu sơn xe
  • Mùi trong xe.
  • Đệm cao su của bàn đạp.
  • Trang thiết bị trong xe
  • Mở hết ga hệ thống sưởi/điều hòa
  • Hệ thống âm thanh.
  • Ghế ngồi.
  • Hệ thống máy lạnh.
  • Cốp xe.
  • Khoang động cơ.
  • Lịch sử bảo dưỡng, lịch sử chạy xe
  • Đường dây điện.
  • Các ống dẫn và dây curoa.
  • Nhớt, két nước, bình ắc quy.

Và quan trọng hơn hết là lái thử xe để cảm nhận và đánh giá cụ thể hơn. Nếu Quý vị cảm thấy chưa thực sự tự tin để kiểm tra các hạng mục này thì có thể thuê thợ máy đi cùng để hỗ trợ tư vấn về mặt kỹ thuật, với chi phí khoảng $50 – $60/giờ.

Chi tiết cho những hạng mục này, Quý vị có thể tham khảo thêm tại .

Các từ vựng cơ bản thường gặp khi lái xe ở Úc

Anchors: chân ga

Boot: cốp xe

Juice/Petro/Fuel: xăng

Rego: giấy phép đăng ký xe [từ gốc là registration]

Servo: cây xăng [từ gốc là service hoặc gas station]

Speedo: kim đo tốc độ xe

Windscreen: kính trước xe

Qua bài phân tích vừa rồi, Quý vị có thể thấy việc sở hữu xe hơi ở Úc thật sự là điều cần thiết và mang lại nhiều lợi ích thiết thực như phương tiện di chuyển cho công việc, cho những khoảnh khắc khám phá cảnh đẹp của Úc cùng gia đình, hay chỉ đơn giản là tìm đến những quán ăn ngon, những điểm du lịch vào dịp cuối tuần.

Verity Law

Verity Law là văn phòng luật di trú tại Melbourne giúp doanh nhân và nhà đầu tư quốc tế định cư theo diện kinh doanh và đầu tư tại Úc [visa 188 và 888].

Chủ Đề