Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường

Khi mái trường bị ô nhiễm tệ nạn

​Tệ nạn học đường từ lâu không chỉ dừng lại ở nạn quay cóp, gian lận thi cử, mà rất nhiều học sinh mắc vào nghiện ngập, cờ bạc, chơi bời lêu lổng. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, học sinh lớp 12 của một trường THPT ở Hưng Yên chia sẻ: “Một số bạn trong lớp em thường xuyên rủ nhau đánh bài ăn tiền và hút thuốc lá trong những giờ nghỉ giải lao. Các bạn có rất nhiều cách để che giấu và trốn tránh thầy cô, bố mẹ”.

Giờ đây, cờ bạc, rượu chè, ma túy, bạo lực, mại dâm… thâm nhập vào trường học ngày càng có xu hướng gia tăng. Cách đây vài năm, một đoạn clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh nhóm học sinh mặc đồng phục đánh hội đồng một bạn nữ ngay trong lớp học được phát tán trên mạng xã hội khiến dư luận giật mình. Nhưng đến nay thì những clip dạng này khá nhiều. Chỉ cần tra trên mạng cụm từ "bạo lực học đường" sẽ thấy hàng nghìn dữ liệu hiện ra, với những cảnh “học sinh lấy ghế đánh bạn bất tỉnh”, "nữ sinh đánh ghen", “nhóm học sinh đánh bạn, xé áo ngay trên bục giảng”, uống rượu rồi đánh chửi nhau... Chỉ cần một cái “nhìn đểu”,trêuđùa hoặc những lý dokhông đáng là có thể dẫn đến bạo lực chân, tay hoặc bạo lực bằng hành vi xúc phạm nhân phẩm.​Không chỉ dừng lại ở đó, rượu, bia, ma túy, mại dâm cũng đã “du nhập” vào đời sống của những cô cậu học trò. Theo số liệu thống kê do Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội [Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội] phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phát triển cộng đồng [SCDI] khảo sát, công bố hồi tháng 7-2017, có đến 8% người nghiện ma túy ở độ tuổi vị thành niên, học sinh.

Trong dịp nghỉ hè, nguy cơ tệ nạn trong học sinh, sinh viên có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nạn phát sinh từ mê game, hút "bóng cười", cờ bạc, uống rượu, bia... Bởi lẽ, nghỉ hè là lúc nhà trường không còn quản lý nữa, phụ huynh thì bận đi làm không có thời gian quan tâm đến con em mình. Thời gian nghỉ hè là cơ hội để các em có thể giao lưu, đi chơi hay tham gia các hoạt động xã hội, nhưng với nhiều gia đình thì nghỉ hè là thời gian "con muốn làm gì, đi đâu cũng được", cho con tiền đi chơi game, hoặc "nhốt" con cả ngày ở nhà với máy vi tính… Chính điều này tạo điều kiện cho các em đến gần hơn với tệ nạn.

Làm gì để phòng tránh tệ nạn cho học sinh?

Câu trả lời trước hết nằm ở chính các em học sinh, sinh viên. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cho rằng, khi xã hội ngày càng phát triển thì những kiểu ăn chơi sành điệu là hợp thời, là tiên tiến. Tâm lý tuổi mới lớn luôn muốn thử những điều mới mẻ và rất dễ sa vào những “cái bẫy tệ nạn”. Do đó, các bạn học sinh, sinh viên cần hết sức cảnh giác, thận trọng và phải đủ tỉnh táo trước khi quyết định tham gia vào các trò chơi dễ dẫn tới tệ nạn xã hội, không phù hợp với đạo đức, pháp luật.

Gia đình và nhà trường trực tiếp có trách nhiệm trong giáo dục, quản lý học sinh. Cha mẹ nuông chiều con quá mức, để con muốn gì được nấy chính là đã đưa con vào con đường hư hỏng. Đối với nhà trường, nhiều nơi buông lỏng quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên. Nhiều giáo viên thiếu quan tâm quản lý học sinh, ít nắm bắt đời sống tinh thần, quan hệ xã hội của học sinh và ngại nhắc nhở học sinh ngoài nội dung học tập... Những thiếu sót này cần phải nghiêm túc chấn chỉnh. Cả gia đình và nhà trường cần xác định rõ trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, quản lý, vì sự tiến bộ của học sinh.

Vai trò của các địa phương, tổ chức đoàn thể trong việc phòng ngừa tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên cũng vô cùng quan trọng, nhất là vào dịp nghỉ hè, bằng việc tạo các sân chơi lành mạnh, vui vẻ cho giới trẻ.Tuy chưa rộng rãi nhưng vài năm trở lại đây, một số địa phương đã quan tâm hơn đến công tác giáo dục hè cho học sinh, như: Tổ chức liên hoan ca, múa, nhạc; thi kể chuyện và các môn thể thao; mở các lớp dạy đàn, hát, vẽ, bơi…; giáo dục kỹ năng sống thông qua các chương trình “Học kỳ Quân đội”, “Học kỳ Công an”, trại hè… Những hoạt động này hướng các em đến cuộc sống tinh thần, thể chất lành mạnh, góp phần giúp các em tránh xa những tệ nạn đang vây quanh.

Tệ nạn học đường không chỉ là vấn đề của gia đình và nhà trường, mà là nỗi lo chung của toàn xã hội, phải có sự chung tay phối hợp với trách nhiệm cao thì mới bài trừ, ngăn chặn được. Song quan trọng nhất là bản thân mỗi bạn trẻ phải xây dựng cho mình bản lĩnh vững vàng, trước hết cần nhận thức đầy đủ về vấn đề tệ nạn xã hội, có tinh thần hướng thiện, tập trung vào việc học tập rèn luyện; kiên quyết nói không với những cám dỗ, rủ rê của những bạn bè xấu…

​THU TRANG

Nghị luận xã hội về phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường

Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

Đề bài:

Anh [chị] hãy viết bài văn nghị luận tham gia cuộc thi phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường.

Bài làm;
Trong thời kì mở cửa hiện nay, xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Đời sống kinh tế ngày càng tăng trưởng kéo theo nhiều tệ nạn như nghiện ngập, cờ bạc, lô đề, trộm cướp, gian dối, lừa đảo, ăn bám… Các tệ nạn này như một bệnh dịch lan truyền cả vào chốn học đường và một số học sinh đã trở thành nạn nhân của nó. Các tệ nạn mà học sinh thường mắc phải là nói tục chửi thề, hành xử có tính chất bạo lực, hút thuốc lá và gian lận trong học tập, thậm chí cả cờ bạc.

Điều đáng lo ngại là hiện tượng nói tục chửi thề khá phổ biến trong học sinh, cả nam lẫn nữ. Nhiều bạn có thói xấu khó bỏ: hễ mở miệng là phải chửi thề rồi nói gì mới nói, coi đó là chuyện bình thường, bất chấp phản ứng của mọi người xung quanh. Có khi còn cho đó là dấu hiệu, là đặc điểm của “dân chơi sành điệu”. Các bạn ấy thích “sáng tạo” ra những từ mới, cách phát âm mới không theo một chuẩn mực nào, cho dù nó chướng tai đến đâu cũng mặc.
Tệ nạn gian dối trong học tập hiện nay đã đến mức báo động. Số học sinh trung thực và có tính tự trọng trở thành “quý hiếm” và thường phải chịu bất công vì kẻ lười nhác, học dốt mà kết quả học tập, thi cử chẳng kém gì mình, có khi còn cao hơn nhờ những trò gian dối như giở tài liệu hay quay cóp…

Tác hại của phim ảnh, sách truyện, băng đĩa… có nội dung xấu đối với lứa tuổi học trò cũng rất đáng sợ. Nếu thường xuyên đọc mục Kí sự pháp đình trên báo Tuổi trẻ hay theo dõi báo Pháp luật, chúng ta sẽ thấy có những học sinh phải đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù vì đánh bạn, thậm chí giết chết bạn vì những nguyên nhân chẳng đáng kể như hỏi mượn một cái gì đó mà bạn không cho, đòi chép bài kiểm tra mà bạn không đưa cho chép, thậm chí có khi chỉ vì một cái nhìn. Câu trả lời lạnh tanh của một phạm nhân là học sinh đã đánh bạn đến chết trước Tòa: “Thích thì đánh” là dấu hiệu cảnh báo nạn bạo lực trong học đường cần phải được ngăn chặn và loại trừ tận gốc.

Học sinh là lứa tuổi tò mò, hiếu động, thích khám phá, tìm hiểu, chưa phân biệt nổi đúng sai nên dễ dàng trở thành đối tượng tấn công của các tệ nạn xã hội. Ban đầu, tệ nạn xã hội đến với tuổi thanh thiếu niên một cách rất tình cờ. Học sinh thường bắt chước những điều mắt thấy tai nghe ngoài đời hay nhìn thấy trên phim ảnh, sách báo mà không qua phân tích, nhận xét đó là tốt hay là xấu. Thấy các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ sành điệu, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút thử, hít thử “cho biết cảm giác lạ”, một lần, hai lần… thế là thích, là thèm, thiếu không chịu được, riết rồi nghiện lúc nào không hay.

Tệ nạn gây ra những tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về nhiều mặt: tư tưởng, đạo đức, nhân cách, tình cảm, kinh tế, sức khỏe… Đây là nguy cơ trước mắt và lâu dài không chỉ của một cá nhân mà là của cả dân tộc và đất nước. Khi đã nhiễm phải một tệ nạn nào đó thì rất khó từ bỏ hoặc muốn dứt bỏ nó thì phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Nói tục chửi thề làm mất danh dự của cá nhân, chứng tỏ mình là người thiếu giáo dục, vô văn hóa. Gian lận trong học hành thi cử dần dần làm thoái hóa nhân cách, không còn tính tự trọng, tự lập, tạo cho mình thói lười nhác, ỷ lại, đối phó, lừa mình, lừa người… tất yếu trở thành kẻ bất tài, vô dụng. Chơi lô đề, cờ bạc là tự hủy hoại cuộc đời vì ông bà xưa đã đúc kết: Cờ bạc là bác thằng bần, Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm, hết tiền thì đi vay đi mượn, dối trá, lừa đảo… để rồi mắc vào vòng tù tội. Nghiện hút thuốc lá, hê-rô-in vừa tốn tiền bạc vừa hại sức khỏe, vừa dễ mắc các căn bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng xấu tới giống nòi.

Nghị luận xã hội về phòng chống tệ nạn xã hội trong học đường

 Chúng ta cần phải có những biện pháp tích cực để ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt các tệ nạn xã hội trong học đường. Trước hết nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh trong việc phòng chống tệ nạn. Sau đó là có các hình thức hoạt động vui chơi bổ ích, lành mạnh để cuốn hút và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần phong phú của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi học sinh phải biết cách giữ mình trước sự cám dỗ ghê gớm của các tệ nạn, chọn bạn tốt để chơi và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Nếu tất cả học sinh chúng ta cùng đồng thanh nhất trí nói “Không” với các tệ nạn thì chắc chắn môi trường học tập sẽ trong sáng và bản thân mỗi người sẽ giữ gìn được nhân phẩm cao quý của mình, vững bước tiến tới tương lai trên con đường đúng đắn mà mình đã chọn. Nào các bạn! Chúng ta hãy chung tay đẩy lùi tệ nạn trong học đường và ngoài xã hội để góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh.

Bài làm

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì tỷ lệ gia tăng những tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Và có thể nói vấn đề tệ nạn xã hội ở trong giới trẻ cụ thể hơn là tuổi trẻ học đường lại càng được xã hội quan tâm hơn. Chính vì ở lứa tuổi này các em dễ sa vào các tệ nạn xã hội mà không hay, bởi tâm lý nhẹ dạ.

Thật vậy, khi chúng ta nhắc đến tệ nạn xã hội cũng đồng nghĩa là nhắc đến cờ bạc, rượu chè, ma tuý, mại dâm, … Và trong giới trẻ ngày nay thì thật đáng tiếc vì đã có rất nhiều người đang bị tất cả những tệ nạn đó đe doạ đến sự phát triển, thậm chí là đe dọa đến cả sự sống.

Những cảnh tượng như trong những đám cưới hỏi vui nhộn hay là trong những đám tang, ngày lễ tết hay còn đó cảnh tượng những bạn trẻ ngồi chơi tú-lơ-khơ không chỉ dưới hình thức vui đùa mà nhằm để ăn tiền. Thậm chí, ở lứa tuổi này thì đã có một số bạn đã biết hoặc còn chủ động đánh lô, đề và hơn hết có những bạn cứ gặp những giấc mơ là có thể suy ra lô đề về bao nhiêu để mà đánh. Đó là lô đề và cờ bạc, còn việc say bia, rượu là một hiện tượng không khó thấy ở giới trẻ hay ở trong lứa tuổi hộc đường. Các em vui cũng tụ tập uống bia rượu để chung vui, buồn cũng lại lấy bia rượ ra để giải sầu, và đó là những cơn say kéo dài. Không những không nhận ra được mặt trái của việc say bia rượu mà các em lại cho rằng không biết uống, hay uống bia rượu ít thì là kém cỏi.. rồi cả những chuyện đánh nhau, gây lộn. Đáng nói nhất hiện nay đó là tình trạng các em rơi vào nghiệm ngập ma túy ngày càng gia tăng, có cả tệ nạn mại dâm. Có thể nói các tệ nạn này cần phải được xử lý kịp thời ngay lập tức không thể đó lây lan rộng khắp được. Cần phải nhận thức sớm những tác hại của các tệ nạn này đến với các em.

>> Xem thêm:  Hình ảnh gió, mây, sông, trăng trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ gợi cho anh/chị cảm xúc gì?

Có thể thấy được chính những ttrạng đau buồn trên tất yếu sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng mà không thể n ào mà cứu chữa được. Ai ai cũng biết rằng tuổi trẻ chính là tương lai của đất nước, các em chính là chủ nhân của đất nước sau này. Và trong cá lứa tuổi này cần thiết phải chuyên tâm học tập cũng như phải biết rèn luyện để trưởng thành. Và dường như những tệ nạn xã hội đã lôi kéo, cám dỗ họ vào con đường sa đoạ và trở lên hư hỏng. Khi bị sa vào các tệ nạn thì con người ta sẽ tiêu phí mất thời gian, sức lực, tiền bạc. Đặc biệt hơn có thể nói nguy hại hơn tệ nạn xã hội rồi sẽ lại huỷ hoại đi sức khỏe quý giá của họ. Chẳng một ai có thể đứng lên cam đoan được rằng sau những cuộc đỏ đen, và những cơn say do rượu chè thâu đêm suốt sáng thì mình không trở nên phờ phạc, hốc hác, mụ mị đầu óc cơ chứ? Ai sẽ là người dám đứng lên khẳng định được rằng ma tuý không làm suy yếu xấu đi những chức năng của các bộ phận trong cơ thể? Và HIV là một căn bệnh đáng sợ, một mối hiêm nguy cho tất cả nhân loại chúng ta.

Tuy vậy, không dừng lại ở việc hủy hoại bản thân người mắc tệ nạn xã hội thôi đâu mà lớn hơn những  thảm họa này sẽ lại như còn gây nguy hại đến những người xung quanh. Đã có biết bao gia đình khi mà con giết cha mẹ chỉ vì không xin được tiền mua ma tuý. Hay lại có những gia đình cha mẹ nghèo khổ sở lại còn chăm sóc con đi tù thật éo le và bi thương biết bao nhiêu.

>> Xem thêm:  Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Và cùng với biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội ghê sợ đã đang và sẽ gây ra, chính vì thế mà tuổi trẻ hôm nay phải biết và cần nâng cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội. Và để làm được như vậy, trong mỗi chúng ta lại cần xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng. Đaafuf tiên đó chính là những hiểu biết về tri thức để làm kim chỉ Nam cho mọi hành động và từ đó có thể định hướng cho chúng ta những hướng đi, tránh được những lôi kéo ảnh hưởng đến tương lai củ chúng ta. Nói đi cũng phải nói lại, bản thân các em cố gắng thì người lớn cũng lên bên cạnh và động viên các em, chỉ cho các em những điều hay lẽ phải. Có như thế mới đẩy lùi được các tệ nạn.

Tuổi trẻ là mầm non tuong lai của đất nước và đang là thế hệ tiên phong trên nhiều mặt trận khó khăn của Tổ quốc. Chúng ta cũng đã vào sinh ra tử trong chiến tranh những người lính trẻ cũng đã xả thân vì nền độc lập nên hôm nay chúng ta hãy cố gắngcó thể chiến đấu và chiến thắng kẻ thù tệ nạn xã hội!

Chủ đề: bản thâncám dỗchiến thắngchiến tranhcờ bạccon đườngcon ngườigia đìnhgiới trẻhành độnghiện nayhọc tậpma túynghị luận xã hộitác hạitệ nạntệ nạn xã hộithời giantiền bạcTuổi trẻ

Video liên quan

Chủ Đề