Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng những văn học không phản ánh máy móc

" Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nhưng văn học không phải là những máy móc thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tính chất, cách nhìn cách đánh giá của một nhà văn" Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ " Đồng chí - Chính hữu" để làm sáng tỏ nhận định trên.

@Trần Tuyết Khả @Lê Uyên Nhii @Roses_are_rosie

1. Giải thích
" Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng
- Hình tượng văn học là nhân vật điển hình, là nhân vật trữ tình để tác giả mượn đó làm đối tượng trung tâm khai thác giá trị tư tưởng của mình về một chủ đề nào đó.

"Văn học không phải là những máy móc thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tính chất, cách nhìn cách đánh giá của một nhà văn"

- Bên cạnh đó, hình tượng văn học chứa đựng giá trị hiện thực của cuộc đời, miêu tả chân thực về con người trong bối cảnh xã hội. Hình tượng văn học là con người hướng đến con người, vì thế mang nặng triết lí của nhà văn đề ra, người đọc còn thấu cảm những cảm xúc đối với con người trong xã hội đương thời. - Hình tượng văn học vừa mang nét chung sâu sắc vừa mang nét riêng, tính cá thể hoá của mỗi tác giả - Chính Hữu mượn hình tượng người chiến sĩ cụ Hồ để làm nhân vật trữ tình trong bài thơ "Đồng Chí"


2. Phân tích:

- 3 đặc điểm chính: + Lòng yêu nước, yêu quê hương: Yêu nước là căn cốt để người lính tạm biệt quê hương, cất bước đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, lòng yêu nước chảy tràn xen giữa lòng yêu quê hương chan chứa, chỉ khi đất nước yên bình thì quê hương mới ấm no, phát triển + Lòng dũng cảm: Dũng cảm, anh dũng ra đi, người nông dân chân chất mang trái tim một người lính xung phong, mạnh mẽ + Sự gắn bó, lòng chung thủy: Các hình ảnh "Giếng nước gốc đa, nhớ người ra lính" làm cụ thể hoá tình yêu với mẹ già, với vợ, những con người đằng sau, làm hậu phương vững chắc cho bước chân người chiến sĩ. Đối với đồng đội thì yêu thương, gắn bó khi ốm đau, bệnh tật, khi chiến trường nổ tiếng súng ầm cũng không thể làm mất đi sự đoàn kết vững chắc. - 2 đặc điểm sáng tạo, tính cá thể hoá của nhà thơ: + Hình tượng người nông dân chuyển mình: Từ tâm hồn cứ ngỡ như chỉ quan tâm đến ruộng nương, cày cấy nhưng với Chính Hữu, ông lại để người nông dân xông pha chiến trường, làm rõ quan điểm "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh", khi xâm phạm lãnh thổ dân tộc thì dẫu có là ai cũng một lòng vì nước. + Sự giản dị: mang trong mình tâm hồn của một lão nông, chất phác, hiền hậu. Thế nên các hình ảnh như "Rách vai", "quần vải mảnh vá" lại chân thực bức tranh đời lính vừa nguy nan, hiểm trở vừa chân thực hoá bức tranh làng mạc, giản dị, chân phương, nơi sinh sống của những con người "chân lấm tay bùn".

+ Hình ảnh "Đầu súng trăng treo" mang giá trị thẩm mỹ cao đẹp của một nhà thơ lãng mạn trong tư thế hiên ngang của một người chiến sĩ [Súng: lính, Trăng: nhà thơ]. Giá trị của câu thơ được đặt làm tựa đề cho cả một tập thơ

Last edited: 17 Tháng tám 2021

Reactions: Cute nè, _Nhược Hy Ái Linh_ and Gâu Đần

ĐỂ THI TUYỂN SINH LỚP 10 CHUYÊN VĂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Năm học 2013 -2014

Thời gian: 150 phút

Câu 1.

Phân tích các đặc điểm về cách thức sử dụng từ ngữ, câu, biện pháp tu từ để rút ra kết luận về kiểu phong cách văn bản của đoạn văn sau:

“Trên những dãy núi hanh hao đã lất phất mưa bụi liêu riêu của mùa xuân. Hoa đào chúm chím nở trong sương trắng như những đôi môi đỏ thắm của những người thiếu nữ… Ánh hồng của hoa đào bừng trong mưa bụi của mùa xuân như những ngọn lửa nhỏ lấp ló đốt lên bao khát vọng trong lòng người.”

[Thầm thì mùa xuân – Ngô Quyền]

Câu 2.

-Ghi lại đoạn thơ tả chân dung Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

[Truyện Kiều – Nguyễn Du].

-Nêu ngắn gọn dụng ý của Nguyễn Du khi đặc tả chân dung nàng Kiều.

Câu 3.

“Văn hoc phản ánh cuôc sống bằng hình tương […]. Nhưng văn học không phản ánh máy móc, thụ động như một tấm gương mà thông qua tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách đánh giá của từng nhà văn. “

Em hiểu vấn đề trên như thế nào?

Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ Đồng chí [Chính Hữu] và Bài thơ về tiểu đội xe không kính [Phạm Tiến Duật] để làm sáng tỏ cách hiểirđó.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

Câu 1.

-Phân tích cách thức sử dụng:

+ Từ ngữ: Dùng nhiều từ láy gợi hình, gợi cảm [hanh hao, lất phất, liêu riêu, chúm chím, lấp ló].

+ Câu: Dùng kiểu câu nhiều thành phần để miêu tả chi tiết cảnh sắc thiên nhiên. [3 câu].

+ Biện pháp tu từ: Các biện pháp đảo ngữ [câu 1], nhân hóa [câu 2], so sánh [câu 2, 3]… làm cho lời văn sinh động, giàu hình ảnh, giàu tính thẩm mĩ.

-Kết luận: Đoạn văn thuộc kiểu văn bản nghệ thuật.

Câu 2.

-Ghi lại đúng, đủ 12 câu tả chân dung Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiểu.

-Dụng ý của Nguyễn Du:

+ Miêu tả và lấm nổi bật vẻ đẹp, tài năng, phẩm cách, tâm hồn của Thúy Kiều so với Thúy Vân.

+ Dự báo về cuộc đời, số phận đầy gian truân, sóng gió của Thúy Kiều.

Câu 3.

*Yêu cầu chung

-Có kiến thức lí luận văn học về một trong những đặc điểm nội dung cơ bản của tác phẩm văn học là hình tượng nghệ thuật.

-Phân tích được vẻ đẹp của hình tượng người lính qua từng bài thơ để làm rõ vấn đề lí luận văn học trên.

-Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.

*Yêu cầu cụ thể

Có thể tách biệt hoặc gộp chung hai phần giải thích và phân tích. Sau đây là một số ý cơ bản ở từng phần:

-Giải thích

+Hình tượng là phương tiện của văn học để phản ánh hiện thực. Đó là bức tranh sinh động về con người và cuộc sống.

+Hình tượng văn học vừa chứa nội dung hiện thực – trực tiếp miêu tả cuộc sống, vừa mang nội dung tư tưởng – biểu hiện lí tưởng, cách nhìn, cách nghĩ, cảm xúc của mỗi cá nhân nhà văn. Nghĩa là vừa có tính chung sâu sắc, vừa mang tính riêng độc đáo.

-Phân tích hình tượng văn học là làm nổi bật vẻ đẹp con người – cuộc sống được thể hiện qua đó; phát hiện sự đóng góp riêng của nhà văn trong việc chọn lựa các yếu tố đế xây dựng hình tượng.

-Phân tích hình tượng người lính trong hai bài thơ:

*Vẻ đẹp của hình tượng

Chân dung người lính là biểu tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh vệ quốc với các phẩm chất đáng quí:

+ Có trái tim yêu nước cháy bỏng.

+ Có lí tưởng cao dẹp, chiến đấu, hy sinh vì độc lập dân tộc.

+ Đoàn kết, gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội keo sơn.

+ Dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy để sống, chiến đấu và chiến thắng.

-Sự phát hiện riêng của hai nhà thơ

*Đồng chí [Chính Hữu]

+ Vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, hiền hòa của người nông dân mặc áo lính trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

+ Tình đồng chí, đồng đội hòa quyện với tình giai cấp.

+ Sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ trước hoàn cảnh và tình cảm của người lính.

+ Những chi tiết, hình ảnh, cấu tứ đặc sắc, giàu giá trị gợi tả, gợi cảm, biểu trưng.

[Quê hương anh… làng tôi, đôi người xa lạ… đôi tri ki, ruộng nương… gian nhà… giếng nước gốc đa, anh với tôi…, ảo anh… quần tôi, thương nhau tay nắm lấy bàn tay, đứng cạnh bển nhau… đầu súng trăng treo]…

*Bài thơ về tiểu đội xe không kính [Phạm Tiến Duật]

+ Vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, trẻ trung, yêu đời, mang đậm chất “lính” của người chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn thời chống Mĩ.

+ Tình đồng chí, đồng đội gắn với đời sống và tâm hồn phơi phới, sôi nổi, tinh nghịch, ngang tàng của lớp thanh niên thời chống Mĩ ở Trường Sơn.

+ Tình cảm yêu quí, tự hào, gắn bó của nhà thơ đối với người lính.

+ Những chi tiết, hình ảnh đặc sắc cùng giọng diệu, ngôn từ và lối thơ văn xuôi khắc đậm hình tượng người lính [Xe không có kính… kính vỡ, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng… nhìn nhau mặt lấm cười ha ha, bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, võng mắc chông chênh… lại đi, lại đi… xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước: chỉ cần trong xe có một trái tim]…

XEM THÊM ĐỀ VĂN 10 TẠI ĐÂY

Related

Video liên quan

Chủ Đề